Trong phần này, tác giả giới thiệu trình tự nội dung nghiên cứu định lượng để giải đáp cho các câu hỏi nhỏ nằm trong câu hỏi nghiên cứu lớn thứ nhất như sau:
Thứ nhất: Xây dựng 02 mô hình nghiên cứu dự kiến bao gồm mô hình 3.1: Tác
động của tổng thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời và mô hình 3.2: Tác động của các thành phần tạo nên thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời. Đây là hai mô hình được tác giả dự kiến sử dụng trong nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đó.
Thứ hai: Giải thích các biến trong mô hình nhằm trình bày rõ ý nghĩa của biến phụ thuộc và biến độc lập cũng như cách tính các biến số đó.
Thứ ba: Đưa ra kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình nhằm thể hiện dự đoán của tác giả về chiều hướng tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc, làm cơ sở để phân tích kết quả nghiên cứu.
Thứ tư: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và cách thức các kiểm định nhằm thể hiện dự đoán của tác giả về câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu cũng như phương pháp kiểm tra về mặt kinh tế lượng cho tính đúng đắn của giả thuyết đó.
Thứ năm: Phân tích ma trận tương quan nhằm đưa ra cái nhìn sơ lược về chiều hướng tác động của các biến quan trọng, đồng thời xử lý các biến có mối tương quan lớn, làm ảnh hưởng đến mô hình.
Thứ sáu, kết luận chính thức về mô hình nghiên cứu thực nghiệm có thay đổi hay giữ nguyên các biến so với mô hình nghiên cứu dự kiến đã xây dựng.
Thứ bảy, sử dụng các kiểm định để lựa chọn loại mô hình phù hợp trong ba loại: mô hình OLS thô, mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên để áp dụng vào mô hình nghiên cứu thực nghiệm.
Thứ tám,chạy mô hình thực nghiệm bằng loại mô hình phù hợp nhất, kiểm định lại giả thuyết nghiên cứu và kết luận kết quả nghiên cứu cuối cùng.