Kết quả hồi quy thể hiện tác động của tổng thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 63 - 65)

năng sinh lời của ngân hàng

Bảng 4. 5: Tóm tắt kết quả hồi quy mô hình 3. 1

Bảng dưới đây tóm tắt kết quả hồi quy với *, **, *** lần lượt thể hiện mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%.

Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P>|t|

NII/TA 0.1956* 0.0437 4.4757 0.0000 SIZE -0.0048 0.0014 -3.2509 0.0014 RISK -0.0053 0.0266 -0.2025 0.8397 TL/TA -0.1674 0.0844 -1.9833 0.0488 OC/TA -0.0436 0.0153 -2.8501 0.0049 EQAS 0.2022 0.1939 1.0427 0.2984 GDP 0.1271 0.0733 1.7330 0.0847 INF 0.0332 0.0072 4.5711 0.0000 Số lượng khảo sát 200 R2 0. 3216 R2 hiệu chỉnh 0. 2837 F-statistic 10.8552 Prob (F-statistic) 0. 0000

Bảng 4. 5 thể hiện tóm tắt kết quả thu được từ chạy hồi quy mô hình 3. 1(cụ thể kết quả được trình bày ở phụ lục 4), tức là mô hình nhằm xác định tác động của tổng thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời của NHTM cổ phần Việt Nam. Dựa theo kết quả nghiên cứu cho thấy được rằng, ở mức ý nghĩa 1%, thu nhập ngoài lãi có tác động cùng chiều đến ROA của ngân hàng, hay nói cách khác, một cách tổng thể, các hoạt động kinh doanh ngoài lãi đang góp phần nâng cao khả năng sinh lời của các ngân hàng - phù hợp với kì vọng ban đầu của bài luận văn.

Về phía nhóm các nhân tố nội sinh: ở mức ý nghĩa 1%, quy mô ngân hàng (SIZE) có tác động ngược chiều với ROA của các ngân hàng. Biến thể hiện rủi ro tín dụng (RISK) và chi phí hoạt động (OC/TA) có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời - giống kì vọng ban đầu của luận văn. Quy mô cho vay (TL/TA) có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời - trái với kì vọng ban đầu của tác giả. Điều này có thể cho thấy được rằng, mặc dù cho vay là hoạt động chính đem đến lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam nhưng chất lượng cho vay chưa thực sự tốt, dẫn đến việc quy mô cho vay càng lớn càng làm giảm khả năng sinh lời do phải trích các khoản dự phòng đã làm bào mòn lợi nhuận tạo ra. Vốn chủ sở hữu trên tài sản (EQAS) thể hiện mối quan hệ cùng chiều với ROA, ngân hàng ít sử dụng đòn bẩy tài chính hơn thì có khả năng sinh lời cao hơn như kì vọng về dấu của biến EQAS. Về phía nhóm các nhân tố ngoại sinh, tăng trưởng GDP cho thấy tác động cùng chiều với ROA như kì vọng nhưng lạm phát (INF) lại cho thấy kết quả trái với dự đoán khi có tác động cùng chiều với ROA. Theo tác giả, có thể giải thích rằng, ở mức độ lạm phát trong giai đoạn 2007-2016 tại Việt Nam mặc dù có thời điểm rất cao (năm 2008 là 22.97%) song tổng thể vẫn luôn được kiểm soát điều chỉnh về mức thấp nên phần nào góp phần tích cực vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, qua đó, góp phần cải thiện thu nhập của ngân hàng thương mại. Ngoài ra, cũng không thể không kể đến ảnh hưởng về mặt số học khi tỷ lệ lạm phát càng tăng thì các số liệu thống kê thu nhập cũng tăng lên bao hàm cả sự trượt giá của đồng tiền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)