Biến độc lập khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 47 - 48)

Các biến độc lập khác trong mô hình được phân chia thành hai nhóm:

Biến thể hiện nhân tố nội sinh:

- SIZE: Biến đo lường quy mô ngân hàng: được đo lường bằng logarit cơ số 10 của tổng tài sản (LogA – Logarith total Assets) (Demirguc-Kunt & Huizinga, 2012) cho thấy được độ lớn về quy mô của ngân hàng loại bỏ đi yếu tố thời gian và trở thành biến tuyến tính25.

- RISK: Biến đo lường rủi ro tín dụng: được đo lường bằng dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng giá trị các khoản cho vay (Yener Altunbas và cộng sự (2007)). Dự phòng được tính dựa trên nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, và nhóm 5 theo quy định của NHNN26, do đó tỷ lệ này càng lớn thể hiện rủi ro tín dụng càng cao.

- TL/TA: Biến đo lường quy mô cho vay: Tỷ lệ giá trị các khoản vay trên tổng tài sản (Deelchand & Padgett (2009)). Như đã phân tích ở mục 2.1.3.1, quy mô cho vay có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời vì đây là hoạt động kinh doanh truyền thống của ngân hàng. Vì vậy, tác giả lựa chọn tỷ lệ giá trị các khoản vay trên tổng tài sản, từ đó tìm hiểu tác động đến khả năng sinh lời.

- OC/TA: Biến đo lường chi phí hoạt động: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản. Chi phí hoạt động của ngân hàng bao gồm các khoản tiền lương và tiền công của nhân viên cũng như chi phí vận hành hoạt động thường ngày của toàn ngân

25Tổng tài sảnn= Tổng tài sản0x (1+ Lạm phát)n

Log (Tổng tài sảnn) = n x Log (Tổng tài sản0x (1+ Lạm phát))

26Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN của Thống đốc NHNN Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

hàng, được tính theo tỷ số trên tổng tài sản để có thể so sánh chi phí giữa các ngân hàng mà có quy mô tổng tài sản khác nhau.

- EQAS: Biến đo lường đòn bẩy tài chính: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản( DeYoung và Rice (2003), Hahm (2008)). Tỉ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng có vốn chủ sở hữu đóng góp vào cơ cấu vốn càng cao và do đó, đòn bẩy tài chính sử dụng càng thấp.

Biến thể hiện nhân tố ngoại sinh

Tăng trưởng GDP năm khảo sát ( GDP) (Bilal, Saeed, Gull, & Akram, 2013) và tỉ lệ lạm phát (INF) là hai biến đại diện cho đặc điểm nền kinh tế của Việt Nam. Vì giai đoạn 2007 – 2016 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động do quá trình hội nhập và ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, nên tăng trưởng kinh tế và lạm phát mất ổn định, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)