Nhiệm vụ nghiên cứu Khoá luận đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Hệ thống hoá các vấn đề lí thuyết cơ bản liên quan đến diễn ngôn, hashtag,ngôn ngữ mạng; xác lập khung lí
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
2.1 Mục đích nghiên cứu 2
2.2 Câu hỏi nghiên cứu 3
2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Cấu trúc của khoá luận 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu về ngôn ngữ mạng và hashtag 6
1.1.1 Về ngôn ngữ mạng 6
1.1.2 Về hashtag 8
1.2 Cơ sở lí luận 12
1.2.1 Lí thuyết kí hiệu học xã hội 12
2.2 Khái quát về diễn ngôn review giải trí tiếng Việt trên mạng xã hội và vai trò của hashtag 27
2.2.1 Diễn ngôn review giải trí tiếng Việt trên mạng xã hội 27
2.2.2 Vai trò của hashtag trong diễn ngôn review giải trí tiếng Việt trên mạng xã hội 31
Tiểu kết Chương 1 35
CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ CỦA HASHTAG TRONG DIỄN NGÔN REVIEW GIẢI TRÍ 36
Trang 22.1.1 Khái quát về hashtag và trường diễn ngôn review giải trí 36
2.1.2 Các loại hashtag biểu hiện nghĩa kinh nghiệm trong diễn ngôn review giải trí 39
2.2 Hashtag và nghĩa liên nhân diễn ngôn review giải trí 58
2.2.1 Khái quát về hashtag và không khí diễn ngôn review giải trí 58
2.2.2 Các loại hashtag biểu hiện nghĩa liên nhân trong diễn ngôn review giải trí 59
2.3 Hashtag và nghĩa tổ chức văn bản trong diễn ngôn review giải trí 79
2.3.1 Khái quát về hashtag và thức diễn ngôn review giải trí 79
2.3.2 Các loại hashtag biểu hiện nghĩa văn bản trong diễn ngôn review giải trí 80
Tiểu kết Chương 2 91
CHƯƠNG 3 VAI TRÒ XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA CỦA HASHTAG TRONG DIỄN NGÔN REVIEW GIẢI TRÍ 93
3.1 Hashtag định hình các giá trị văn hoá - xã hội và tư tưởng hệ của giới trẻ 93
3.2 Hashtag phản ánh hệ tư tưởng và những quyền lực ngầm trong thế giới số 100
3.2.1 Quyền lực của người nổi tiếng định hình, dẫn dắt dư luận: review 102
3.2.2 Quyền lực của cộng đồng và nhóm xã hội 106
3.2.3 Quyền lực của nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến, thuận tiện 109
3.3 Hashtag và tiềm năng ứng dụng thực tiễn 112
3.3.1 Cải Thiện Chiến Lược Truyền Thông 112
3.3.2 Xây Dựng Văn Hóa Giao Tiếp Số Cho Giới Trẻ 114
Tiểu kết Chương 3 117
KẾT LUẬN 118
Trang 3TÀI LIỆU THAM KHẢO 121 PHỤ LỤC 125
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH TRONG BÁO CÁO BẢNG BIỂU
Bảng 1 Bảng phân loại của các hashtag tiếng Anh của Caleffi [4, tr.53] 9
Bảng 2 Bảng thống kê cấu trúc hashtag định vị nội dung 42
Bảng 3.Bảng thống kê trường từ vựng được hashtag phân loại sử dụng trong bốn lĩnh vực 51
Bảng 4 Bảng thống kê số lượng hashtag miêu tả 55
Bảng 5 Bảng thống cấu trúc hashtag được cấu tạo từ các từ khóa cộng đồng 61
Bảng 6 Bảng thống kê số lượng hashtag với chức năng thể hiện cảm xúc 73
Bảng 7 Bảng thống kê số lượng hashtag với kêu gọi tương tác từ người dùng 76
Bảng 8 Bảng thống kê các hashtag tiêu biểu trong từng lĩnh vực 94
Bảng 9 Bảng giá trị văn hóa – xã hội mà giới trẻ quan tâm năm 2024 97
Bảng 10 Bảng thống kê số lượng follow và số lượng like với các tài khoản Tiktok của người nổi tiếng 102
Bảng 11 Bảng thống kê số lần hiển thị của các hashtag nổi bật trên ba nền tảng mạng xã hội 110
HÌNH ẢNH Hình 2.1 Hashtag được đính kèm trong video review đồ ăn của Hà Linh Official37 Hình 2.2 Hashtag được đính kèm trong video review đồ ăn của @Hôm nay ăn gì44 Hình 2.3 Hashtag được đính kèm trong video review du lịch của @dichoimoingay4 5 Hình 2.4 Hashtag được đính kèm trong video review âm nhạc của @username4610572 46
Hình 2.5 Hashtag được đính kèm trong video review du lịch của @ viaparis47 Hình 2.6 Hashtag được đính kèm trong video review âm nhạc của soobin.hoangson_official 48 Hình 2.7 Hashtag được đính kèm trong video review âm nhạc của @nnphuong_49
Trang 5Hình 2.8 Hashtag đính kèm trong video review âm nhạc của @username461057268Hình 2.9 Hashtag đính kèm trong video review âm nhạc của
@diendangiaothong360 69Hình 2.10 Hashtag đính kèm trong video review phim ảnh của @simp4films 70Hình 2.11 Hashtag đính kèm trong video review ẩm thực của @nhandian 71
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo điều kiện cho sự phát triển của mạng xãhội và không gian số hoá Cùng với sự xuất hiện của Internet, các nền tảng mạng xãhội như Twitter, Instagram, TikTok, YouTube, đã thu hút được nhiều người dùng,hình thành những cộng đồng ảo - nơi thông tin được chia sẻ với tốc độ và quy môchưa từng thấy Một biểu hiện nổi bật của sự chuyển đổi này chính là sự xuất hiện vàphát triển của ngôn ngữ mạng—một biến thể ngôn ngữ mới không chỉ là công cụ giaotiếp mà còn là sự phản ánh tinh tế về những thay đổi trong tư duy, lối sống và giá trịcủa xã hội hiện đại Hashtag, sản phẩm của ngôn ngữ mạng, đã trở nên phổ biến, quenthuộc trong giao tiếp số Hashtag thường được sử dụng kết hợp với hình ảnh, video vàbiểu tượng, tạo thành công cụ đa phương thức hiệu quả trong giao tiếp Đây là mộthiện tượng ngôn ngữ đa chức năng, đặc biệt được giới trẻ ưa chuộng Là sản phẩm đặctrưng của ngôn ngữ mạng thời đại 4.0 nhưng hashtag không phải là một hiện tượng cốđịnh, tĩnh tại Hiện tượng này sẽ còn tiếp tục được nâng tầm hiệu quả trong giao tiếpthông qua sự tích hợp hashtag với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), cá nhân hóa trảinghiệm cá nhân thông qua công cụ kết hợp ngôn ngữ và công nghệ Với tính chất thời
sự, tính “động” và tính nhân văn như vậy, hiện tượng hashtag xứng đáng được nhữngngười nghiên cứu dành cho vị trí quan tâm thích đáng Tuy nhiên, hiện nay, ở ViệtNam hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào về hiện tượng hashtag từ góc độngôn ngữ học nói chung, cũng như từ cách tiếp cận của kí hiệu học xã hội nói riêng
Kí hiệu học xã hội là một khung lí thuyết mới được giới thiệu ở Việt Nam Líthuyết này kế thừa những thành tựu nổi bật trong quan điểm của Foucault về 1uyềnlực và diễn ngôn, ngữ pháp chức năng của Halliday và ngữ pháp hình ảnh của Kress
và van Leeuwen, lí thuyết ngôn ngữ đánh giá của Martin, lí thuyết gắn kết (bonding)trong truyền thông xã hội của Zappavigna, [35], Khác với kí hiệu học truyền thốngnghiên cứu kí hiệu tách rời khỏi bối cảnh, kí hiệu học xã hội mở rộng quan điểm côngnhận kí hiệu đa phương thức như một công cụ giao tiếp, bao gồm cả ngôn ngữ, hìnhảnh, âm thanh, kí mã, con số, Hướng nghiên cứu này cũng nhấn mạnh rằng ý nghĩa
Trang 7kí hiệu được xây dựng và tái tạo trong các hoạt động giao tiếp xã hội cụ thể Theo đó,
kí hiệu không chỉ là công cụ truyền đạt mà còn là công cụ tái định hình các hệ giá trị,
hệ tư tưởng, quan hệ quyền lực trong xã hội Sử dụng khung lí thuyết kí hiệu học xãhội để tìm hiểu, khám phá một hiện tượng ngôn ngữ học đa phương thức ở Việt Nam
là hướng đi còn mới, hầu như chưa có nghiên cứu nào triển khai Các nghiên cứu vănbản đa phương thức ở Việt Nam hiện nay đa phần sử dụng một khung lí thuyết cụ thểhơn, như khung lí thuyết ngữ pháp chức năng của Halliday và ngữ pháp hình ảnh củaKress và van Leeuwen
Nghiên cứu hashtag trong diễn ngôn review giải trí từ khung lí thuyết kí hiệuhọc xã hội theo chúng tôi là một cách tiếp cận có triển vọng Một góc nhìn mới mẻkhông những có thể làm sáng tỏ vai trò của hashtag như một nguồn tài nguyên tạonghĩa mà còn hướng đến mục tiêu thực tiễn hơn, cung cấp những chỉ dẫn để tối ưu hóahiệu quả sử dụng hashtag trong giao tiếp số, quảng bá và tạo ra những giá trị xã hội
tích cực trong giới trẻ Đó chính là lí do chúng tôi lựa chọn đề tài “Hashtag trong diễn ngôn review giải trí dành cho giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội từ cách tiếp cận kí hiệu học xã hội” Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể giúp những người quan
tâm có thêm một cái nhìn bao quát về cách giới trẻ Việt Nam đang sử dụng hashtag đểbiểu đạt thông tin, cảm xúc và kết nối quan hệ xã hội Diễn ngôn review giải trí baogồm âm nhạc, phim ảnh, ẩm thực, du lịch, chính là môi trường phong phú để chúng
ta quan sát cách hashtag được vận dụng như một công cụ giao tiếp sáng tạo Đồngthời, trong đề tài này, chúng tôi cũng bước đầu khám phá, lí giải ảnh hưởng củahashtag đối với việc xây dựng các giá trị văn hoá xã hội, lan tỏa các trào lưu trong giớitrẻ và định hình quyền lực mềm trong cộng đồng trực tuyến góp phần hướng đến việcxây dựng văn hóa số trong cộng đồng giới trẻ Việt Nam
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu vai trò của hashtag trong diễn ngônreview giải trí trong phạm vi bốn lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của cộngđồng mạng như âm nhạc, ẩm thực, phim ảnh, du lịch Thông qua tiếp cận kí hiệu học
Trang 8xã hội, nghiên cứu khám phá cách hashtag được sử dụng để các tầng nghĩa kinhnghiệm, liên nhân và tổ chức văn bản; đồng thời làm sáng tỏ vai trò của hashtag trongviệc định hình những giá trị văn hóa, hệ tư tưởng và quyền lực trong không gian số.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu được chúng tôi đặt ra như sau:
(1) Hashtag thể hiện các nghĩa kinh nghiệm, liên nhân và tổ chức văn bản nhưthế nào trong diễn ngôn review giải trí của mạng xã hội Việt Nam?
(2) Hashtag thể hiện vai trò định hình giá trị văn hóa và quyền lực trong cộngđồng trực tuyến như thế nào?
2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khoá luận đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
- Hệ thống hoá các vấn đề lí thuyết cơ bản liên quan đến diễn ngôn, hashtag,ngôn ngữ mạng; xác lập khung lí thuyết nghiên cứu của kí hiệu học xã hội và ngữpháp chức năng để phân tích hashtag
- Khảo sát, miêu tả và phân tích các nghĩa kinh nghiệm, nghĩa liên nhân vànghĩa tổ chức văn bản của hashtag trong diễn ngôn review giải trí Để thực hiện cácchức năng diễn ngôn, các hashtag tiếp tục được phân loại và miêu tả dựa trên chứcnăng biểu hiện nghĩa kinh nghiệm (định vị, phân loại, miêu tả), biểu hiện nghĩa liênnhân (kết nối cộng đồng trực tuyến, biểu đạt thái độ chủ thể diễn ngôn, thúc đẩytương tác người dùng), biểu hiện nghĩa tổ chức văn bản (liên kết thông tin, địnhhướng xu hướng và liên kết đa phương thức)
- Phân tích, lí giải, đánh giá cách thức hashtag tái hiện, định hình giá trị vănhóa, hệ tư tưởng và quyền lực trong cộng đồng trực tuyến
- Đề xuất một số khuyến nghị về việc sử dụng hashtag hiệu quả trong chiếnlược truyền thông, quảng bá và quản lí nội dung trên mạng xã hội, gợi ý các địnhhướng xây dựng văn hóa giao tiếp số lành mạnh cho giới trẻ Việt Nam
Trang 93 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hashtag trong diễn ngôn review giải trí ViệtNam trên nền tảng mạng xã hội, trong phạm vi bốn lĩnh vực bao gồm âm nhạc, phimảnh, ẩm thực, du lịch
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận tập trung vào tìm hiểu hashtag trên bốn nền tảngmạng xã hội tại Việt Nam gồm Facebook, Instagram, TikTok và YouTube, giai đoạn
từ năm 2023 đến 2024 Nguồn ngữ liệu thu thập gồm 200 diễn ngôn đa phương thức
hiển thị dạng video và bài đăng kèm video (50 diễn ngôn review âm nhạc; 50 diễnngôn review phim ảnh; 50 diễn ngôn review ẩm thực; 50 diễn ngôn review du lịch).Khi chọn lọc các diễn ngôn, chúng tôi đã sử dụng các tiêu chí cụ thể để chọn mẫu dữliệu như: mức độ tương tác cao (lượt thích, bình luận, chia sẻ), độ phổ biến củahashtag và các diễn ngôn review nổi bật trong mỗi lĩnh vực
Trong số dữ liệu 200 diễn ngôn thu thập được, chúng tôi tập trung vào các hashtag
liên quan đến nội dung review giải trí Tổng số hashtag thu được là: 1.670 hashtag.
Việc phân tích sẽ tập trung chủ yếu vào cấu trúc, chức năng ngôn ngữ và ý nghĩa xãhội của các hashtag, những bình diện khác của diễn ngôn đa phương thức như kênhchữ, kênh hình, kênh âm thanh, được xem xét khi có liên quan với hashtag
4 Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai nhiệm vụ nghiên cứu, khoá luận sử dụng các phương pháp, thủ pháp sauđây:
- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này được sử dụng để phân tích basiêu chức năng ngôn ngữ mà hashtag thực hiện, cụ thể: Nghiên cứu cách hashtag phảnánh nội dung chính và các khía cạnh trải nghiệm (nghĩa kinh nghiệm); vai trò củahashtag trong biểu hiện quan hệ giữa người tạo nội dung, người xem, cộng đồng(nghĩa liên nhân) và xem xét cách hashtag góp phần tổ chức và duy trì tính mạch lạccủa diễn ngôn review trên mạng xã hội (nghĩa tổ chức văn bản),
Trang 10- Phương pháp kí hiệu học xã hội: Phương pháp này được sử dụng phân tích hashtagnhư một loại "kí hiệu đặc biệt” trong không gian mạng: hashtag trong quan hệ với ngữcảnh xã hội, quyền lực và hệ tư tưởng.
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để miêu tả, làm rõ đặc điểmcủa các loại hashtag và nội dung (âm nhạc, phim ảnh, ẩm thực, du lịch)
- Thủ pháp thống kê, phân loại; thủ pháp so sánh: Thủ pháp này được sử dụng để thuthập diễn ngôn theo lĩnh vực; phân loại các hashtag theo chức năng và so sánh đặcđiểm sử dụng hashtag giữa bốn lĩnh vực giải trí và trên các nền tảng mạng xã hội khácnhau
5 Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, khoá luận có cấutrúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Chức năng ngôn ngữ của hashtag trong diễn ngôn review giải trí
của Việt Nam
Chương 3: Vai trò xã hội và văn hóa của hashtag trong diễn ngôn review giải
trí của Việt Nam
Trang 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Tổng quan nghiên cứu về ngôn ngữ mạng và hashtag
1.1.1 Về ngôn ngữ mạng
Ngôn ngữ mạng ra đời cùng với sự phát triển bùng nổ của Internet và côngnghệ thông tin vào cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI Khi người dùng bắt đầu giaotiếp qua các nền tảng trực tuyến như email, diễn đàn mạng xã hội và các ứng dụng
nhắn tin, ngôn ngữ mạng (còn gọi là ngôn ngữ giới trẻ, ngôn ngữ @, ngôn ngữ teen, ngôn ngữ chat) đã hình thành và kết nối các cư dân mạng Hiện nay, với sự phát triển
của nhiều nền tảng mạng xã hội kết nối không biên giới như Facebook, Zalo, Twitter,Instagram, , ngôn ngữ mạng không còn giới hạn trong một nhóm đối tượng cụ thể
mà đã được “xã hội hóa”, tạo nên tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống hiện đại
Theo nghiên cứu từ các nhà ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ mạng có nhữngđặc điểm nổi bật như tính khẩu ngữ, đơn giản hoá; tận dụng nguyên tắc kí hiệu hoá vàviết tắt; tính phi chuẩn mực và tính trộn mã Cụ thể như sau:
Thứ nhất, ngôn ngữ mạng thường mang tính chất gần gũi, giao tiếp trực tiếpnhư lời nói hàng ngày Cách diễn đạt được rút gọn, dễ hiểu, tránh sử dụng các cấu trúc
phức tạp để tối ưu hóa tốc độ và hiệu quả giao tiếp Ngôn ngữ mạng“ bao gồm ngôn ngữ tự nhiên (ngôn ngữ sử dụng trong đời sống hằng ngày) và ngôn ngữ kĩ thuật (ngôn ngữ thuộc về mạng và ngôn ngữ tạo mới) [29;.329] nên gần gũi, tự nhiên, quen thuộc với người dùng Ngôn ngữ mạng được “đơn giản hoá từ cấu trúc ngữ pháp đến
từ ngữ”, nhằm giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian, tăng tốc độ và hiệu quả giao
tiếp Các bài viết, bình luận hoặc tin nhắn trên mạng xã hội thường sử dụng cấu trúccâu ngắn, súc tích cho phù hợp với xu hướng tiếp nhận thông tin ngắn gọn của ngườidùng mạng
Thứ hai, ngôn ngữ mạng có “tính bàn phím” ”[29;.329], biểu hiện ở việc người
dùng thường xuyên sử dụng các hình thức viết tắt, kí hiệu, biểu tượng cảm xúc(emoji) và chơi chữ để truyền đạt thông điệp trên mạng một cách nhanh gọn và hiệuquả Các từ ngữ như “OMG” (Oh My God), “LOL” (Laugh Out Loud), hay “G9”(good night - chúc ngủ ngon) không chỉ phổ biến tại nơi xuất phát mà còn nhanh
Trang 12chóng lan rộng trên phạm vi toàn cầu, thể hiện tính toàn cầu hóa của ngôn ngữ mạng.Các biểu tượng cảm xúc emoji cũng trở thành một phần không thể thiếu, giúp ngườidùng thể hiện cảm xúc và suy nghĩ một cách trực quan, đôi khi còn lấp đầy khoảngtrống do hạn chế của ngôn ngữ viết trong việc biểu đạt sắc thái cảm xúc Nhìn chung,
kí hiệu, biểu tượng, viết tắt, đều thuộc yếu tố biểu đạt đặc trưng gắn với hiện tượngdùng ngôn ngữ bàn phím
Thứ ba, ngôn ngữ mạng thường không tuân theo các quy tắc ngữ pháp, chính
tả, hay ngữ nghĩa truyền thống Sự linh hoạt và sáng tạo trong ngôn ngữ mạng chophép người dùng thể hiện cá tính và phù hợp với bối cảnh giao tiếp phi chính thức trênkhông gian trực tuyến Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ mạng là viết chữ không dấu,sáng tạo các từ tượng thanh như “hehe”, “hix”, “chẹp chẹp”, mang đậm tính cá nhânhóa, sắc thái khôi hài, thậm chí đôi khi có phần dung tục Ngôn ngữ mạng vượt rakhỏi khuôn khổ giao tiếp quy thức, tham gia vào các không gian giao tiếp phi chínhthức với phong cách linh hoạt, sáng tạo, phản ánh tâm lí cách tân và mong muốn tạo
xu hướng mới, đặc biệt ở giới trẻ Tuy nhiên, sự phá cách này cũng đặt ra mối lo ngại
về nguy cơ ảnh hưởng đến sự trong sáng của ngôn ngữ và làm sai lệch các chuẩn mựcgiao tiếp truyền thống
Thứ tư, một đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ mạng là tính trộn mã switching), thể hiện qua việc người dùng kết hợp các ngôn ngữ khác nhau (như tiếngViệt, tiếng Anh, tiếng Hàn) hoặc trộn mã ngôn ngữ với các mã kí hiệu bàn phím,emoji, trong cùng một câu hoặc đoạn hội thoại Hiện tượng này có thể xảy ra trongnội bộ một phương thức (chỉ sử dụng văn bản) hoặc trộn mã đa phương thức (kết hợpvăn bản, hình ảnh, biểu tượng cảm xúc) Tính trộn mã trong ngôn ngữ mạng phản ánh
(code-sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ và phong cách giao tiếp linh hoạt, hiện đại của ngườidùng, đặc biệt là giới trẻ Đây không chỉ là một xu hướng phổ biến tại Việt Nam màcòn hiện diện trong ngôn ngữ mạng của nhiều quốc gia trên thế giới, như tiếng Hàn vàtiếng Nhật, nơi các yếu tố bản địa và quốc tế hòa trộn, tạo nên nét độc đáo trong giaotiếp trực tuyến Ví dụ trong một ngữ cảnh, các fan K-pop thường sử dụng những cụm
từ như: “Mình bias Jennie, nhưng hôm qua thấy Lisa slay quá trời luôn!”, trong đó
Trang 13“bias” (thần tượng yêu thích) và “slay” (xuất sắc) được tích hợp để nhấn mạnh sắcthái cảm xúc.
Hiện tượng ngôn ngữ mạng đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quantâm Xu hướng những năm gần đây, các nhà nghiên cứu tập trung vào tính sáng tạo,
đa phương thức và vai trò của ngôn ngữ mạng trong việc phản ánh văn hóa và xã hộinhư Kress và van Leeuwen (2006) với khung ngữ pháp hình ảnh, Ruth Page [34] vớiviệc xây dựng thương hiệu cá nhân, Zappavigna (2015) [36] và Zappavigna & Logi(2023) [22] với chuỗi nghiên cứu về truyền thông xã hội, Ở Việt Nam, nhiều nhànghiên cứu cũng nhấn mạnh điểm độc đáo của ngôn ngữ mạng Việt Nam, gắn vớiphong cách giao tiếp chủ yếu của giới trẻ Tác giả Nguyễn Văn Khang [29] đã chỉ ranhững đặc điểm sáng tạo của ngôn ngữ mạng như sử dụng từ viết tắt, từ lai ghép vàcách biểu đạt cảm xúc qua các loại nhãn dán Những chủ đề được Việt ngữ học quantâm thường là tính trộn mã, sự sáng tạo của ngôn ngữ mạng, nguy cơ ngôn ngữ tựnhiên gây ảnh hưởng đến giao tiếp chính thức, ngôn ngữ Gen Z, thành ngữmới, Những người nghiên cứu quan tâm ngôn ngữ mạng có thể như: Nguyễn VănKhang (2012), Đặng Đức Chính và Lại Hoài Châu (2014); Nguyễn Văn Hiệp(2015), Nhìn chung, ngôn ngữ mạng Việt Nam là một hiện tượng ngôn ngữ xã hộiđộc đáo, phản ánh những chuyển biến sâu sắc trong cách thức con người tương tác vàgiao tiếp trong kỉ nguyên công nghệ số Không chỉ đơn thuần là phương tiện truyềntải thông tin, ngôn ngữ mạng còn góp phần định hình bản sắc cá nhân, đồng thời thúcđẩy sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng trực tuyến toàn cầu Tuy nhiên, đểtận dụng hiệu quả tiềm năng của ngôn ngữ mạng, giữ gìn sự trong sáng của TiếngViệt, các nhà khoa học cũng khuyến nghị người dùng biết lắng nghe, sử dụng khéoléo công cụ giao tiếp này, khai thác tính sáng tạo trong sự cân bằng với các giá trị vănhóa và chuẩn mực ngôn ngữ truyền thống
1.1.2 Về hashtag
Hashtag là một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái mạng xã hội hiện đại,được định nghĩa là biểu tượng kí hiệu “#” đi kèm với từ, cụm từ hoặc câu nhằm tổchức và phân loại thông tin trên các nền tảng trực tuyến Khái niệm này được Chris
Trang 14Messina, một chuyên gia về công nghệ xã hội, giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2007với mục đích thúc đẩy sự tương tác và thảo luận trực tuyến xoay quanh hội nghị côngnghệ Barcamp trên nền tảng Twitter [7] Đến năm 2010, Twitter chính thức ra mắttính năng quảng cáo “Promoted Trends" cho phép các thương hiệu tận dụng hashtag
để mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng cường mức độ tương tác với người dùng thôngqua các chiến dịch thương hiệu [2, tr.449]
Những đặc điểm hình thái độc đáo, những chức năng xã hội linh hoạt củahashtag trong giao tiếp đã được nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm nghiêncứu trong khoảng 10 năm trở lại, mở ra các khía cạnh lí thuyết và thực tiễn phong phúcủa hiện tượng này Nghiên cứu của Caleffi (2015) đã phân tích các đặc điểm hìnhthái của hashtag, tập trung vào cấu trúc ngôn ngữ và vị trí của chúng trong bài đăngtrên mạng xã hội Theo bà, hashtag có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trong bài đăng
—đầu, giữa hoặc cuối—và có thể bao gồm từ viết tắt, tổ hợp chữ cái và số, hoặc các
kí hiệu đặc biệt Caleffi cũng nhấn mạnh rằng hashtag thách thức các khái niệmtruyền thống về từ và loại từ trong ngôn ngữ vì chúng hoạt động như một đơn vị độclập nhưng vẫn kết nối với nội dung chính Qua việc phân tích các hashtag tiếng Anhtrong môi trường trực tuyến và ngoại tuyến, bà đề xuất một cách phân loại sơ bộ gồmtám loại hashtag Bà đưa ra bảng phân loại sơ bộ các hashtag, giúp làm rõ sự đa dạng
về hình thức của chúng [4, tr.53] Tám cấu trúc mà Caleffi (2015) khái quát cho thấy
sự đa dạng của hình thái ngôn ngữ trực tuyến
Bảng 1 Bảng phân loại của các hashtag tiếng Anh của Caleffi [4, tr.53]
Trang 15Các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến các chức năng của hashtag cả ở haiphương diện: là công cụ tổ chức thông tin và phương tiện giao tiếp xã hội.
Là một phần của ngôn ngữ mạng, hashtag được định hình như một thẻ đánhdấu siêu dữ liệu (metadata), đảm nhiệm vai trò tổ chức và phân loại thông tin trên cácnền tảng trực tuyến Maity (2015) [25 tr.1685] chỉ ra rằng hashtag tạo sự chú ý và hỗtrợ tìm kiếm thời gian thực, cho phép người dùng dễ dàng theo dõi các chủ đề thôngqua công cụ tìm kiếm của các nền tảng như Twitter Giao diện tìm kiếm của Twittercho phép người dùng nhập một hashtag bất kì để truy vấn dữ liệu Kết quả trả về làdanh sách các bài đăng sử dụng cùng hashtag, giúp người dùng tiếp cận nội dung liênquan ngay lập tức Chẳng hạn, trong các sự kiện thể thao như World Cup, hashtag như
#FIFAWorldCup được sử dụng để tập hợp thông tin và thảo luận từ người dùng toàncầu Zappavigna (2015) [36] mô tả hashtag như một loại siêu dữ liệu được thêm vàonội dung chính nhằm mô tả bối cảnh hoặc chủ đề của bài viết Tính năng này giúpngười dùng hiểu và truy xuất thông tin một cách hiệu quả hơn Ví dụ: Giao diện tìmkiếm của Twitter cho phép người dùng nhập một hashtag bất kì, ví dụ như
#ClimateChange, để tìm kiếm tất cả các bài viết liên quan Hashtag được coi như làmột siêu dữ liệu (metadata), đó là thông tin được thêm vào nội dung chính nhằm hỗtrợ truy xuất và tin truyền tải ý nghĩa của các thông tin khác [36] Cụ thể, nó mô tả vềbối cảnh của dữ liệu, giúp chúng ta có thể tổ chức, tìm và hiểu dữ liệu Giống như siêu
dữ liệu truyền thống, hashtags cho phép trừu tượng hóa, bổ sung thông tin ở cấp độtrải nghiệm cao hơn hoặc phức tạp hơn vào nội dung chính của bài đăng Siêu dữ liệu
xã hội (social metadata) còn có thể hiểu là các thẻ (tags) do người dùng tạo ra theo
thời gian trong một cộng đồng, một cách thức được gọi là “folksonomy” được phát
triển bởi Thomas Vander Wal - một kiến trúc sư thông tin và nhà phát triển Internetvào năm 2007:
“Folksonomy là một từ ghép bao gồm "folk" (người bình thường) và
taxonomy (hệ thống phân loại), quá trình này khác biệt so với các hệ thống phân loại truyền thống ở chỗ nó không được xây dựng từ trên xuống bởi các chuyên gia, mà phát triển từ dưới lên thông qua sự tham gia tự do của người dùng Điều này giúp nó
Trang 16trở nên linh hoạt và phản ánh chính xác hơn những xu hướng, ngôn ngữ, và mối quan tâm thực tế của cộng đồng.” [35]
Bên cạnh chức năng tổ chức thông tin thuần túy kĩ thuật, hashtag còn sở hữuchức năng giao tiếp xã hội mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy kết nối và tương tác giữa các
cá nhân trong môi trường số hóa Maity (2015) [25;tr.1685] cho rằng hashtag là mộtngôn ngữ quan trọng trên mạng xã hội, được sử dụng để bày tỏ ý kiến, lan tỏa ý tưởng
và xây dựng cộng đồng Việc lặp lại một hashtag trong nhiều bài đăng cũng là cách đểngười dùng thể hiện quan điểm mạnh mẽ hoặc sự phấn khích, tạo nên một nét đặctrưng trong cách giao tiếp trên mạng xã hội Các phát hiện của họ cũng chỉ ra rằngmọi người có xu hướng lặp lại cùng một hashtag trong tweet của mình để thể hiệnquan điểm mạnh mẽ hoặc sự phấn khích quá mức về một chủ đề nào đó Ngược lại,Lin (2017) đưa ra một cách nhìn khác, khi coi hashtag là một dạng "cận ngôn ngữ"(paralanguage), kích thích sự sáng tạo và cá nhân hóa trong giao tiếp Lin nhận thấyrằng bất kì ai cũng có thể tạo hashtag mới chỉ bằng cách thêm kí hiệu "#" trước một từhoặc cụm từ Sự hiện diện của hashtag khuyến khích mọi người sử dụng các biểu hiệntiếng lóng hoặc thậm chí tạo ra các dạng kết hợp/trộn mã mới, sau đó lan tỏa rộng rãi
và chúng bắt đầu xâm nhập vào ngôn ngữ hàng ngày [21] Zappavigna (2015) chorằng hashtag có vai trò thúc đẩy sự tham gia của người dùng bằng cách kết nối họ vớinhững người có mối quan tâm tương tự Hashtags hoạt động như siêu dữ liệu xã hội vìchúng là dạng chú thích mô tả do người dùng tạo ra, không phải do nền tảng mạng xãhội tự động gán Với kí hiệu đặc biệt "#" đứng đầu, hashtag giúp tách biệt nội dungchính và chú thích, hoạt động tương tự như các ngôn ngữ đánh dấu (markuplanguages), trong đó các chú thích được phân biệt rõ ràng với văn bản chính Nhưngkhác với siêu dữ liệu truyền thống, hashtags không chỉ phục vụ quản lí thông tin màcòn hỗ trợ các mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân Nhiều nghiên cứu coi hashtagsnhư một dấu hiệu chủ đề, chỉ ra “vấn đề chính” mà một bài viết trên mạng xã hội đềcập Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác nhận thấy rằng hashtags còn có chức năng bổsung là hình thành cộng đồng Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng gợi ý rằng hashtagsliên quan đến khía cạnh liên nhân của việc tạo nghĩa, chẳng hạn như hỗ trợ tính hiển
Trang 17thị và khả năng tham gia của các cá nhân [36, tr.3] Ví dụ, hashtag #MeToo không chỉđánh dấu các bài viết liên quan đến phong trào chống quấy rối tình dục mà còn đạidiện cho một phong trào xã hội lớn, khuyến khích sự đồng cảm và đoàn kết giữa các
cá nhân
Hai chức năng của hashtag bổ trợ cho nhau: chức năng tổ chức thông tin đóngvai trò kĩ thuật để quản lí và truy xuất dữ liệu hiệu quả, chức năng giao tiếp xã hội lạinhấn mạnh đến sự kết nối và ý nghĩa cộng đồng Sự kết hợp này giúp hashtag trởthành yếu tố không thể thiếu trên các nền tảng số hóa hiện đại như Instagram,Facebook, và TikTok Không chỉ dừng lại ở vai trò tổ chức thông tin, hashtag còn làcông cụ mạnh mẽ trong chiến lược tiếp thị số và thúc đẩy các phong trào xã hội toàncầu Các nghiên cứu quốc tế đã chứng minh rằng hashtag đóng vai trò quan trọngtrong chiến lược tiếp thị số Bằng cách gắn một hoặc nhiều hashtag liên quan đến nộidung, người sáng tạo có thể tăng khả năng hiển thị và tiếp cận được đúng đối tượngmục tiêu (target audience) Ví dụ, những nghiên cứu ban đầu về hashtag phần lớn tậptrung vào việc phân tích cách sử dụng hashtag trong các sự kiện truyền hình, chẳnghạn như cuộc bầu cử tổng thống của Barack Obama, The Arab Spring hoặc cuộc thiEurovision Bên cạnh đó, hashtag cũng được sử dụng để thúc đẩy các phong trào xãhội như “Chiếm lấy phố Wall” (Occupy Wall Street), hashtag đóng vai trò công cụtập hợp người dùng xung quanh một mục tiêu chung [2,tr.449]
Nhìn chung, qua thời gian, hashtag đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng, không chỉđảm nhận khả năng tổ chức thông tin, kết nối cộng đồng mà còn góp phần thúc đẩycác phong trào xã hội, định hình ngôn ngữ và văn hóa toàn cầu Sự linh hoạt trongviệc sáng tạo hashtag đã mở ra cho hashtag nhiều tiềm năng mới Sau đây, chúng ta sẽcùng làm rõ các khung lí thuyết để giải thích cách mà hashtags có thể tạo ra nghĩatrong các văn bản trên mạng xã hội
1.2 Cơ sở lí luận
1.2.1 Lí thuyết kí hiệu học xã hội
Trang 181.2.1.1 Khái niệm kí hiệu
Kí hiệu học là một lĩnh vực quan trọng trong khoa học xã hội và nhân văn,nghiên cứu về bản chất, chức năng và cơ chế hoạt động của các hệ thống kí hiệu Vớiphạm vi ứng dụng rộng rãi, lí thuyết kí hiệu học không chỉ đóng vai trò nền tảng trongngôn ngữ học mà còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực thuộc đời sống xã hội và vănhóa Lĩnh vực này nghiên cứu xem xét cách kí hiệu tương tác với con người, ảnhhưởng đến nhận thức, giao tiếp và cả cấu trúc xã hội
Ferdinand de Saussure, một trong những học giả tiêu biểu của lí thuyết kí hiệu
học, đã khẳng định rằng kí hiệu học là một ngành học đặc biệt quan trọng: “Là ngành học nghiên cứu và ghi nhận các loại kí hiệu, cách kí hiệu hoạt động, quá trình tạo ra
kí hiệu, và các chức năng của kí hiệu, kí hiệu học là một công cụ lí tưởng để tiến hành phân tích một tập hợp kí hiệu cụ thể.” Theo Saussure, kí hiệu không chỉ đơn giản là
các biểu tượng vật lí mà còn là các công cụ giúp con người hiểu và giao tiếp với thế
giới xung quanh Saussure đã phân biệt kí hiệu thành hai thành phần chính: cái biểu đạt và cái được biểu đạt Cái biểu đạt là hình thức vật chất của kí hiệu, có thể là từ
ngữ, hình ảnh hoặc âm thanh Cái được biểu đạt là nội dung hay ý nghĩa mà kí hiệumang lại, giúp người sử dụng hiểu và diễn giải thế giới
Kí hiệu (sign) Cái biểu đạt (signifier)
Cái được biểu đạt (signified)
Lí thuyết của Saussure đã đặt nền móng cho những nghiên cứu tiếp theo về kíhiệu học, và đặc biệt là trong việc phân loại và phân tích các loại kí hiệu Các nghiêncứu này được mở rộng và phát triển qua các lí thuyết của Charles Sanders Peirce,người đã đóng góp nhiều vào việc xác định và phân loại kí hiệu Peirce (1931) pháttriển lí thuyết kí hiệu học thông qua một hệ thống phân loại dựa trên mối quan hệ tamphân giữa cái biểu đạt, cái được biểu đạt và người sử dụng Ông phân loại kí hiệu
thành ba nhóm chính: biểu tượng (symbol), chỉ báo (index) và hình hiệu (icon) Ba
nhóm này được phân biệt như sau:
(1) Biểu tượng (symbol):
Trang 19Charles Sanders Peirce miêu tả về một biểu tượng (symbol): “Là một kí hiệu đề cập đến đối tượng mà nó biểu thị nhờ một quy luật, thường là sự liên kết của các ý tưởng chung, hoạt động khiến cho biểu tượng (symbol) được hiểu là đề cập đến đối tượng của nó" [16, tr.249] Biểu tượng là kết quả của hoạt động nhận thức lí tính đem
đến cho người đọc cái nhìn trực quan Nó có thể là bất kì sự vật, hiện tượng nào đó –lớp vỏ biểu hiện cho một hay một vài lớp ý nghĩa sâu bên trong của sự vật, hiện tượng
đó đã được cộng đồng, xã hội công nhận và sử dụng trong một thời gian dài Tầng giátrị ẩn sâu bên trong mỗi biểu tượng phải vượt qua được các lớp miêu tả bề ngoài đểchạm đến với những giá trị văn hóa cao hơn, cần thời gian để ta đào sâu tìm hiểu
(3) Hình hiệu (icon):
Như Peirce đã mô tả: “Tôi gọi một kí hiệu đại diện cho thứ gì đó chỉ đơn giản vì
nó giống với nó là một hình hiệu (icon)” [16,tr.362] Biểu trưng là loại kí hiệu mang ý
nghĩa dựa trên sự tương đồng hoặc giống nhau giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt
Sự tương đồng này giúp người sử dụng nhận diện ý nghĩa của kí hiệu một cách trựctiếp và dễ dàng Ví dụ, hình ảnh minh họa một con vật trên biển báo giao thông hoặchình ảnh của một ngôi nhà trên bảng hiệu của cửa hàng bất động sản Các hình ảnhnày có mối quan hệ giống nhau về hình thức hoặc cấu trúc với đối tượng mà chúngbiểu thị, giúp người dùng dễ dàng nhận ra và hiểu được thông điệp mà kí hiệu truyềntải
Trang 20Mỗi loại kí hiệu trên có một chức năng khác nhau trong việc giao tiếp và tươngtác xã hội Biểu tượng phụ thuộc vào sự thống nhất xã hội, chỉ báo liên quan trực tiếpđến các sự kiện hay tình huống thực tế, và hình hiệu nhấn mạnh sự tương đồng giữahình thức và nội dung Những phân loại này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn vềcác hệ thống kí hiệu mà còn mở rộng cách thức sử dụng kí hiệu trong các lĩnh vực nhưvăn hóa, truyền thông, quảng cáo, và các nghiên cứu xã hội khác Kí hiệu học, từ góc
độ này, không chỉ là một công cụ lí thuyết mà còn là một phương pháp nghiên cứumạnh mẽ để giải thích các mối quan hệ xã hội và văn hóa thông qua các dấu hiệu màcon người sử dụng trong đời sống hàng ngày
1.2.1.2 Quan điểm tiếp cận kí hiệu của kí hiệu học xã hội
Kí hiệu học xã hội (social semiotics) là một hướng nghiên cứu mới, kế thừanhững thành quả của kí hiệu học truyền thống Dựa trên các quan điểm của Ferdinand
de Saussure và Charles Sanders Peirce, lí thuyết kí hiệu học xã hội (social semiotics)
đã phát triển để tập trung nghiên cứu kí hiệu trong bối cảnh xã hội, nhấn mạnh vai tròcủa kí hiệu trong việc truyền tải ý nghĩa, xây dựng quan hệ xã hội, và tái tạo quyềnlực Lí thuyết kí hiệu học xã hội (social semiotics) xuất phát từ nhu cầu mở rộng phạm
vi nghiên cứu kí hiệu truyền thống nhằm đáp ứng các thách thức và phức tạp mớitrong bối cảnh xã hội hiện đại Trong quan điểm của lí thuyết này, mọi yếu tố thuộc vềmột nền văn hóa đều có thể được xem như một hình thức giao tiếp, tổ chức theonhững nguyên tắc tương tự như ngôn ngữ bằng lời Kí hiệu không còn được coi làmột hệ thống khép kín mà là các nguồn tài nguyên linh hoạt, chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ từ bối cảnh văn hóa, xã hội, và mục đích sử dụng
Kí hiệu học xã hội nhấn mạnh rằng kí hiệu, dù là ngôn từ hay phi ngôn từ, đềucần được phân tích trong bối cảnh sử dụng thực tiễn Ngữ cảnh (context) đóng vai tròtrọng yếu trong việc hiểu rõ ý nghĩa kí hiệu, đặc biệt khi chúng được sử dụng trongcác dạng thức giao tiếp đa phương thức (multimodal) Phương pháp tiếp cận này chorằng ý nghĩa của kí hiệu không chỉ được tạo ra bởi bản thân nó mà còn phụ thuộc vàocách kí hiệu được sử dụng trong các tình huống giao tiếp cụ thể
Trang 21Các học giả khác như Theo van Leeuwen, Kress đã mở rộng nghiên cứu kí hiệu
từ ngôn ngữ đơn thuần sang các phương tiện phi ngôn từ (non-verbal semiotics),chẳng hạn như hình ảnh, âm thanh, hoặc biểu tượng thị giác Họ xem các phương thứcphi ngôn từ này không chỉ là bổ trợ mà còn có giá trị ngang hàng với ngôn ngữ, thậmchí đôi khi còn hiệu quả hơn trong việc tạo ra và truyền tải ý nghĩa Quan điểm kí hiệuhọc xã hội cũng chuyển dịch từ việc chỉ phân tích các mẫu ngôn ngữ sang phân tíchcác hình thức giao tiếp mang tính liên phương thức (intermodal), kết hợp nhiềuphương thức kí hiệu khác nhau trong cùng một hệ thống Ví dụ, một quảng cáo trựctuyến thường sử dụng hình ảnh, màu sắc, văn bản, và âm thanh để cùng lúc tác độngđến thị giác, thính giác, và cảm xúc của người tiếp nhận
Bên cạnh đó, kí hiệu học xã hội còn chú trọng vào việc tái cấu trúc các hệ thốngngoài văn bản (extra-textual) thành các hệ thống kí hiệu có cấu trúc Điều này khôngchỉ làm tăng tính hiệu quả của việc sử dụng kí hiệu mà còn mở rộng khả năng khámphá các mối quan hệ giữa kí hiệu và các yếu tố văn hóa - xã hội khác Ví dụ, một biểutượng quốc kì không chỉ đại diện cho một quốc gia mà còn chứa đựng các giá trị lịch
sử, ý thức hệ, và tinh thần dân tộc
Hơn nữa, kí hiệu học xã hội thừa nhận rằng các loại kí hiệu như biểu tượng,hình ảnh, hoặc âm thanh đều có thể được coi như một dạng ngôn ngữ nhân tạo(artificial language), hoạt động dựa trên các nguyên tắc tương tự như ngôn ngữ tựnhiên Nhờ đó, kí hiệu học xã hội không chỉ mở rộng phạm vi nghiên cứu mà còn làmphong phú hiểu biết của chúng ta về quá trình kí hiệu hóa trong xã hội, giúp khai tháctối đa các nguồn lực kí hiệu để phục vụ mục tiêu giao tiếp và sáng tạo
Có thể thấy, kí hiệu học xã hội được phát triển để trở thành một công cụ phântích có thể đáp ứng những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống, xã hội hiện đại: giúphiểu sâu hơn về các hệ thống kí hiệu trong mối quan hệ với bối cảnh văn hóa, xã hội
và lịch sử
1.1.2.3 Khung lí thuyết của kí hiệu học xã hội
Kí hiệu học xã hội định hướng ba bình diện nghiên cứu, cũng là ba tầng bậcliên quan đến độ sâu, rộng trong phân tích diễn ngôn: (1) kí hiệu như một nguồn tài
Trang 22nguyên mang nghĩa, (2) kí hiệu như một hoạt động tương tác xã hội và (3) kí hiệu nhưmột công cụ định hình, tái tạo các giá trị văn hóa, quan hệ quyền lực, hệ tư tưởngtrong xã hội [24, tr21-31]
Ở tầng bậc (1) và (2), kí hiệu được hiểu là các công cụ tạo nghĩa và thực hiệncác hoạt động giao tiếp trong ngữ cảnh cụ thể Hai tầng bậc này liên quan mật thiếtđến chức năng ngôn ngữ Chúng tập trung vào phân tích các kí hiệu như một nguồntài nguyên mang nghĩa ("ngôn ngữ" hiểu theo nghĩa rộng): ngôn ngữ, hashtag, emoji,hình ảnh, âm thanh, mà con người sử dụng trong các bối cảnh xã hội cụ thể Nghĩa
là, kí hiệu là công cụ mà con người sử dụng để tạo ra và chia sẻ ý nghĩa Đồng thời, kíhiệu không chỉ tồn tại để biểu đạt ý nghĩa mà còn là phương tiện để thực hiện các hoạtđộng giao tiếp trong xã hội Bình diện này nhấn mạnh: Việc ai sử dụng kí hiệu, tươngtác với ai, trong bối cảnh giao tiếp nào Kí hiệu, dưới dạng hình ảnh hoặc ngôn ngữ,không chỉ là công cụ truyền tải thông tin mà còn là một hoạt động tương tác xã hội,nơi các chủ thể giao tiếp tham gia vào một quá trình trao đổi ý nghĩa Trong hoạt độngnày, chủ thể giao tiếp thường bao gồm người tạo kí hiệu (như nhà thiết kế, nhà quảngcáo, hay nghệ sĩ) và người tiếp nhận kí hiệu (như khán giả, người tiêu dùng, hoặccộng đồng) Mỗi bên mang đến cuộc giao tiếp những mục tiêu, mong muốn và bốicảnh văn hóa riêng biệt Người tạo kí hiệu thường sử dụng các chiến lược có chủ ýnhằm thiết lập mối quan hệ với người tiếp nhận Những chiến lược này bao gồm việcchọn lựa ngôn ngữ kí hiệu, bố cục, và các yếu tố cảm xúc để thu hút sự chú ý hoặcthúc đẩy hành động Ví dụ, trong một quảng cáo, việc sử dụng hình ảnh nhân vật với
nụ cười thân thiện, giao tiếp trực diện với người xem, không chỉ tạo cảm giác gần gũi
mà còn khuyến khích sự tin tưởng vào sản phẩm Ngoài ra, ngôn ngữ biểu tượng nhưmàu sắc hoặc hình dạng cũng được khai thác để tạo ra mối liên kết cảm xúc Chẳnghạn, một sản phẩm công nghệ với tông màu đen và thiết kế tối giản sẽ được liên kếtvới sự hiện đại và chuyên nghiệp, tạo cảm giác phù hợp với người tiêu dùng mục tiêu.Người tiếp nhận, trong khi đó, không phải luôn bị động Họ tham gia vào quá trìnhgiải mã kí hiệu dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết của riêng mình, từ đó quyết địnhmức độ tương tác với thông điệp Điều này làm nổi bật bản chất tương tác của kí hiệu:
Trang 23nó không chỉ là việc truyền đạt ý nghĩa từ bên này sang bên kia mà còn là một quátrình đồng sáng tạo ý nghĩa Tóm lại, ở tầng bậc (1) và (2), khoá luận xem xét hashtagtrước hết ở hai bình diện phân tích mang tính "động" này, tương ứng với những phântích và miêu tả đặc điểm của hashtag ở chương 2 “Chức năng ngôn ngữ của hashtagtrong diễn ngôn review giải trí tiếng Việt”
Ở tầng bậc (3), kí hiệu không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn phản ánh vàgóp phần định hình các mối quan hệ quyền lực, hệ tư tưởng và giá trị văn hóa trong xãhội Kí hiệu không tồn tại trong một không gian trống rỗng mà luôn phản ánh các cấutrúc quyền lực, hệ tư tưởng và văn hóa trong xã hội Chẳng hạn, một bức ảnh quảngcáo thể hiện người phụ nữ trong vai trò nội trợ với nụ cười hài lòng đã phần nào táikhẳng định hệ tư tưởng giới tính truyền thống, vai trò của phụ nữ được định nghĩa bởicông việc gia đình Tương tự, việc sử dụng kí hiệu ngôn ngữ trong các phương tiệntruyền thông, như sử dụng giọng điệu uy nghiêm trong các bài phát biểu chính trị,cũng là cách thể hiện và duy trì quyền lực của một nhóm xã hội nhất định Tuy nhiên,
kí hiệu không chỉ phản ánh mà còn có khả năng thay đổi quyền lực, hệ tư tưởng vàvăn hóa Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhiều phong trào xã hội đã tận dụng kí hiệunhư một công cụ để thách thức và tái định hình hệ tư tưởng Ví dụ, các hình ảnh vàkhẩu hiệu của phong trào #MeToo đã phá vỡ sự im lặng xung quanh vấn đề quấy rốitình dục, thay đổi cách xã hội nhìn nhận về quyền của phụ nữ Ở đây, kí hiệu trở thànhmột phương tiện tạo ra sức mạnh tập thể, mở đường cho những thay đổi sâu rộngtrong cách xã hội vận hành Kí hiệu cũng có thể vượt qua ranh giới văn hóa, thúc đẩy
sự hội nhập và thay đổi trong các chuẩn mực xã hội Chẳng hạn, việc sử dụng các biểutượng toàn cầu như emoji đã giúp con người từ các nền văn hóa khác nhau có thể giaotiếp dễ dàng hơn, làm mờ đi sự khác biệt về ngôn ngữ và bối cảnh văn hóa Tuy vậy,điều này không diễn ra mà không có sự xung đột: những biểu tượng như emoji cũng
có thể gây tranh cãi khi được diễn giải theo những ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vàobối cảnh Ví dụ, hashtag #Pride đã trở thành biểu tượng của quyền lợi LGBTQ+,không chỉ đại diện cho phong trào mà còn định hình lại cách xã hội nhìn nhận và đối
xử với cộng đồng này Như vậy, kí hiệu không chỉ là một phần của giao tiếp xã hội mà
Trang 24còn là phương tiện mạnh mẽ để tái tạo và thách thức các cấu trúc quyền lực, hệ tưtưởng và văn hóa Vai trò của kí hiệu vừa là phản ánh vừa là động lực thay đổi, làmnổi bật sự tương tác liên tục giữa các yếu tố xã hội, văn hóa và chính trị trong đời sốngcon người Ở tầng bậc (3), khoá luận xem xét hashtag trong quan hệ phản ánh và táitạo, định hình các giá trị văn hóa, xã hội và quyền lực, tương ứng với chương 3 “Chứcnăng xã hội của hashtag trong diễn ngôn review giải trí tiếng Việt”.
Khung lí thuyết được kí hiệu học xã hội sử dụng để phân tích các hiện tượnggiao tiếp hiện đại dựa trên cơ sở các công cụ của ngữ pháp chức năng hệ thống củaMichael A.K Halliday (1978), ngữ pháp hình ảnh của Kress và Leeuwen (1996,2001) và lí thuyết gắn kết trong truyền thông xã hội (bonding in social mediadiscourse) được giới thiệu bởi Knight (2010), Zappavigna, Logi (2011, 2012, 2014,
2018, 2019, 2023) Trong phần này, chúng tôi chỉ chọn lọc trình bày những khái niệm
lí luận cơ bản để làm công cụ phân tích cho chương 2 và chương 3
a Ngữ pháp chức năng hệ thống của Michael A.K Halliday
Dựa trên nền tảng của ngữ pháp chức năng hệ thống của Michael A.K.Halliday, kí hiệu không chỉ là những yếu tố đơn thuần dùng để biểu đạt mà còn đượcxem như một nguồn tài nguyên mang nghĩa Halliday nhấn mạnh rằng ngôn ngữ –hay rộng hơn là hệ thống kí hiệu – chính là một công cụ xã hội linh hoạt, nơi ngườidùng không ngừng lựa chọn và sắp xếp các yếu tố để tạo nên ý nghĩa phù hợp trongnhững bối cảnh khác nhau Kí hiệu học, trong bối cảnh này, không chỉ nghiên cứubản chất của các kí hiệu mà còn khám phá cách các kí hiệu được sử dụng như mộtnguồn lực để tổ chức, truyền đạt và tái tạo ý nghĩa trong xã hội
Dựa trên triết lí cơ bản “ngôn ngữ là để tạo nghĩa”, Michael A.K Halliday
(1985) [13] đã phát triển lí thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống Halliday xem ngôn
ngữ là một tiềm lực ý nghĩa (meaning potential), một tập hợp các lựa chọn mà con
người có thể sử dụng để biểu đạt các trải nghiệm, xây dựng mối quan hệ liên nhân, và
tổ chức văn bản Tương tự, trong các hệ thống kí hiệu khác như hình ảnh, âm thanh,hoặc cử chỉ, các yếu tố biểu đạt (như hình thức, màu sắc, âm sắc) và ý nghĩa củachúng không tồn tại cố định mà phụ thuộc vào lựa chọn của người sử dụng trong
Trang 25những bối cảnh cụ thể Ví dụ, một hashtag như #SustainableLiving không chỉ là tập
hợp từ vựng ngẫu nhiên, mà là một kí hiệu mang ý nghĩa phức tạp, thể hiện xu hướngsống bền vững, mối quan tâm đến môi trường, và lời kêu gọi hành động Ý nghĩa nàyđược xây dựng qua mối liên hệ giữa người sử dụng hashtag, cộng đồng tiếp nhận, vàbối cảnh xã hội về các vấn đề môi trường
Halliday (1979) [12] khẳng định rằng ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp đanăng, được sử dụng để thực hiện ba chức năng chính, hay còn gọi là siêu chức năng,trong ngữ vực (register) của diễn ngôn Những chức năng này bao gồm: (1) chứcnăng kinh nghiệm (experiential function); (2) chức năng liên nhân (interpersonalfunction); (3) chức năng tổ chức văn bản (textual function) Ba siêu chức năng đóđược xác định như sau:
(1) Chức năng kinh nghiệm
Chức năng kinh nghiệm của kí hiệu liên quan đến trường (field) của diễn ngôn
Kí hiệu phản ánh trải nghiệm, tri thức, và các hiện tượng của thế giới xung quanh.Đây là cách con người sử dụng kí hiệu để trả lời các câu hỏi cơ bản như Ai? Làm gì?
Ở đâu? Ví dụ: Trong một chiến dịch bảo vệ môi trường, biểu tượng chiếc lá xanh trên
bao bì không chỉ đại diện cho "sản phẩm thân thiện với môi trường" mà còn truyền tải
thông điệp về sự cam kết của doanh nghiệp trong việc bảo vệ hành tinh Phân tích sâuhơn, biểu tượng này có thể được hiểu như một phương tiện truyền tải kinh nghiệm củacộng đồng trong việc giải quyết vấn đề môi trường, đồng thời tạo ra liên kết với giá trịcủa người tiêu dùng
Nghĩa kinh nghiệm (ideational meaning) là kết quả cụ thể của chức năng kinhnghiệm khi được biểu hiện trong một diễn ngôn Nó thể hiện cách mà ngôn ngữ được
sử dụng để tái hiện thực tế qua việc lựa chọn từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và các yếu tốngữ nghĩa, thực hiện chức năng Trong đó, nguồn lực từ vựng và hệ thống chuyểntác thường được coi là những nguồn tài nguyên ngữ nghĩa tiềm năng mà các nhà phântích diễn ngôn không thể bỏ qua Nguồn lực từ vựng liên quan đến việc lựa chọn cáctrường từ vựng phản ánh thế giới thực và tư duy thông qua đề tài- chủ đề của diễnngôn Hệ thống chuyển tác được thể hiện qua các mô hình chuyển tác (transitivity
Trang 26patterns) trong đó động từ, danh từ và các thành tố khác phối hợp để tổ chức và diễnđạt kinh nghiệm Nghĩa kinh nghiệm được cấu tạo từ các thành tố chính trong ngữ
pháp, bao gồm: a) Quá trình (Processes) là trung tâm của mô hình chuyển tác.
Halliday (2004) [15] đã đưa ra khái niệm quan hệ chuyển tác như một cơ chế để phảnánh và cấu trúc lại thực tế của thế giới tự nhiên trong ngôn ngữ, với sáu loại quá trình
chuyển tác: quá trình vật chất, quá trình hành vi, quá trình tinh thần, quá trình phát ngôn, quá trình quan hệ và quá trình hiện hữu Sáu quá trình này có thể coi như
khung sườn của diễn ngôn để hiểu và diễn giải thế giới kinh nghiệm Hệ thống chuyểntác định rõ những khả năng lựa chọn sẵn có trong ngữ nghĩa và xác định bản chất củaviệc lựa chọn kiểu quá trình nào biểu hiện ý nghĩa
(2) Chức năng liên nhân
Chức năng liên nhân của kí hiệu liên quan đến không khí (tenor) của diễn ngôn
Kí hiệu không chỉ truyền tải nội dung mà còn thể hiện mối quan hệ giữa người gửi vàngười nhận, thể hiện thái độ, cảm xúc, và mục đích xã hội Nghĩa liên nhân là ý nghĩađược tạo ra thông qua chức năng liên nhân của ngôn ngữ, biểu hiện qua các phươngtiện ngôn ngữ thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể, truyền tải các ý định hoặc thái độgiữa người nói và người nghe hoặc người viết và người đọc
Ví dụ: Logo thương hiệu của một công ty thường không chỉ là dấu hiệu nhận
diện mà còn gợi lên sự tin tưởng, chất lượng, và tính chuyên nghiệp Cách sử dụngmàu sắc (màu xanh dương đại diện cho sự tin cậy, màu đỏ đại diện cho nhiệt huyết)hoặc hình dáng (bo tròn tạo cảm giác thân thiện, góc cạnh tạo cảm giác mạnh mẽ) đềumang ý nghĩa liên nhân, giúp xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng
Kí hiệu trong chức năng này thường được điều chỉnh để phù hợp với đối tượng tiếpnhận, ví dụ như việc sử dụng ngôn ngữ hình ảnh dễ hiểu để tiếp cận đối tượng trẻ nhỏhoặc những yếu tố hình thức cao cấp để tạo ấn tượng với khách hàng thượng lưu
(3) Chức năng tổ chức văn bản
Chức năng tổ chức văn bản của kí hiệu liên quan đến phương thức (mode) củadiễn ngôn Kí hiệu giúp tổ chức nội dung thành một cấu trúc mạch lạc, dễ tiếp cận,tạo ra tính liên kết giữa các thành phần và kết nối với bối cảnh chung Nghĩa tổ chức
Trang 27văn bản là kết quả trực tiếp từ việc thực hiện chức năng tổ chức văn bản Nó biểu đạtcách thức cấu trúc văn bản của người tạo lập để người tiêp nhận hiểu được được thôngđiệp, mối liên hệ giữa các phần và mỗi phần với ngữ cảnh tổng thể.
Ví dụ: Một chiến dịch quảng cáo trực tuyến thường sử dụng tổ hợp kí hiệu như hình ảnh, khẩu hiệu, và các hashtag (#StayHealthy, #GoGreen) để tổ chức thông điệp.
Các kí hiệu này không chỉ tạo sự thu hút mà còn định hướng người xem đến các nộidung cụ thể khác, như trang web hoặc các bài viết liên quan Khả năng tổ chức vănbản này làm nổi bật vai trò của kí hiệu trong việc xây dựng mạch truyện, thông điệp,hoặc chiến lược truyền thông để thu hút và dẫn dắt khán giả
b Ngữ pháp hình ảnh của Kress và Leeuwen
Kress và Leeuwen (1996, 2001) và O'Toole (1994) cho rằng về cơ bản ba siêuchức năng của ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday có thể được xác định tronghình ảnh Các tác giả đã phát triển khung lí thuyết của Halliday (1985) áp dụng sangphân tích các yếu tố của hình ảnh, phát triển hướng tiếp cận đa phương thức đối với kíhiệu học xã hội Các chức năng của diễn ngôn đơn phương thức (chỉ sử dụng kênhchữ) có thể được mở rộng sang diễn ngôn đa phương thức (kết hợp kênh chữ, kênhhình, kênh âm thanh, v.v.) Các chức năng này bao gồm: (1) chức năng kinh nghiệm;(2) chức năng liên nhân; (3) chức năng tổ chức văn bản Mô hình phân tích của “ngữpháp hình ảnh” (visual grammar) cũng phân tích diễn ngôn đa phương thức qua baloại nghĩa tương tự: nghĩa tư tưởng (ideational meaning) phản ánh nội dung và trảinghiệm; nghĩa liên nhân (interpersonal meaning) thể hiện mối quan hệ và tương tácgiữa các chủ thể giao tiếp; và nghĩa tổ chức văn bản (textual meaning) đảm bảo sựmạch lạc và kết nối trong diễn ngôn Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng “tầm quantrọng của giao tiếp bằng hình ảnh” cũng tương đương với giao tiếp ngôn ngữ truyềnthống [18, tr 220]
(1) Chức năng kinh nghiệm trong diễn ngôn đa phương thức
Kress và Leeuwen (2006) cho rằng hình ảnh có chức năng (1) tường thuật(narrative), cho biết các nhân vật đang thực hiện các hành động; (2) phân loại(classificatory) thể hiện sự giống nhau và khác nhau của các nhân vật; và (3) phân tích
Trang 28(analítical) cho biết nhân vật nhờ các bộ phận có liên quan đến tổng thể Hình ảnhphản ánh nội dung thực tại hoặc câu chuyện mà người thiết kế muốn truyền tải Chẳnghạn, trong áp phích quảng cáo, hình ảnh một người uống nước khoáng dưới ánh mặttrời gợi lên ý tưởng về sự tươi mát, năng lượng, và sức khỏe.
(2) Chức năng liên nhân trong diễn ngôn đa phương thức
Như Jones [18, tr 92] cho rằng: “Chức năng khác của bất kì phương thức nàocũng chính là tạo ra và duy trì mối quan hệ giữa người tạo thông điệp và người tiếpnhận” Ở đây phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh và người xem Các yếu tố như gócmáy, ánh mắt, và cử chỉ của nhân vật trong hình ảnh có thể tạo ra mối quan hệ gần gũihoặc xa cách với người xem Chẳng hạn: Góc nhìn từ trên xuống thể hiện quyền lựccủa người xem; góc nhìn ngang tạo cảm giác bình đẳng Hình ảnh một người nhìntrực diện vào máy ảnh (demand image) thiết lập kết nối trực tiếp với người xem, trongkhi người không nhìn vào máy ảnh (offer image) chỉ mang tính chất quan sát, mô tả
(3) Chức năng tổ chức văn bản trong diễn ngôn đa phương thức
Hình ảnh được tổ chức một cách có hệ thống để truyền tải thông điệp hiệu quả.Điều này bao gồm cách sắp xếp bố cục, sử dụng màu sắc, kích thước và vị trí các yếu
tố trong khung hình Theo các tác giả, những yếu tố được đặt ở phía trên thể hiệnnghĩa “lí tưởng” (ideal) hoặc thông tin chung cho hình ảnh còn những yếu tố được đặt
ở bên dưới thể hiện thông tin “thật” (real) hoặc cụ thể về hình ảnh Bên cạnh đó, khicác yếu tố của hình ảnh được sắp xếp theo chiều ngang thì các yếu tố được đặt bên tráicung cấp thông tin cũ/đã biết (given), còn yếu tố đặt bên phải truyền tải thông tin mới(new) Ví dụ, một poster quảng cáo điện thoại thông minh có thể đặt hình ảnh sảnphẩm ở giữa (tâm điểm chú ý), phần thông tin kĩ thuật ở bên trái (đã biết), và mộtthông điệp khuyến mãi ở bên phải (thông tin mới) Logo thương hiệu thường nằm ởgóc trên bên phải để nhấn mạnh nhận diện thương hiệu
b Lí thuyết liên kết và gắn kết trong diễn ngôn truyền thông xã hội
Tiếp tục phát triển trên nền tảng lí thuyết của ngữ pháp chức năng hệ thống, cácnghiên cứu sâu rộng về liên kết (affiliation) và gắn kết (bonding) khởi đầu với côngtrình của Knight (2010), đã và đang tiếp tục được giới thiệu, phát triển và áp dụng vào
Trang 29nhiều phong cách và ngữ cảnh giao tiếp khác nhau như : sách tranh dành cho trẻ em nghiên cứu cách các tác phẩm khơi dậy sự đồng cảm và giá trị chung giữa người đọc(Painter, Martin & Unsworth, 2013), giáo dục - cách giáo viên và học sinh xây dựngmối quan hệ qua ngôn ngữ trong lớp học (Szenes, 2016), phỏng vấn kinh doanh(Zhao, 2020), hài độc thoại - cách ngôn ngữ tạo sự gắn kết với khán giả thông quatiếng cười và giá trị được chia sẻ (Logi, 2021) và đặc biệt là các diễn ngôn truyềnthông xã hội - cách người dùng thương lượng giá trị và xây dựng cộng đồng trựctuyến (Zappavigna, 2011, 2012, 2014, 2018, 2019; Zappavigna và Logi, 2023) (dẫntheo Logi [22]) Tính ứng dụng rộng rãi của lí thuyết cho thấy khả năng giải thích cáchiện tượng giao tiếp phức tạp và vai trò trung tâm của ngôn ngữ trong việc hình thành
-ý nghĩa cộng đồng Dưới đây là ba khái niệm nền tảng của lí thuyết liên kết và gắn kếttrong diễn ngôn nói chung, trong diễn ngôn truyền thông xã hội nói riêng gồm: (1)liên kết (Affiliation); (2) gắn kết (bonding); (3) phối kết hợp (couplings) (dẫn theoLogi [22])
Liên kết (Affiliation):
Liên kết là quá trình xã hội mà các cá nhân thương lượng và chia sẻ giá trịchung thông qua ngôn ngữ, từ đó tạo nên ý thức đồng nhận diện trong một cộng đồng.Trong bối cảnh mạng xã hội tại Việt Nam, hashtag là một trong những công cụ quantrọng để thực hiện liên kết, không chỉ phân loại nội dung mà còn định hình và củng cố
các giá trị cộng đồng Chẳng hạn: Hashtag #VietnamCuisine tập hợp những người
yêu thích ẩm thực Việt Nam, từ những người nấu ăn tại nhà đến các blogger ẩm thựcchuyên nghiệp Các bài đăng với hashtag này không chỉ cung cấp công thức hay hìnhảnh món ăn mà còn truyền tải giá trị văn hóa như sự đa dạng, sự khéo léo và tình yêuvới ẩm thực truyền thống Qua việc tham gia vào cộng đồng này, người dùng khôngchỉ cảm thấy được kết nối mà còn góp phần bảo tồn và lan tỏa các giá trị văn hóa Việt
Nam ra toàn cầu Hoặc trong lĩnh vực âm nhạc, hashtag #VPopFan kết nối người hâm
mộ nhạc Việt Nam, tạo nên một không gian trực tuyến để thảo luận, chia sẻ cảm xúc,
và thậm chí tổ chức các hoạt động như bình chọn trực tuyến hoặc tham gia concert.Những nội dung này không chỉ phản ánh giá trị cá nhân mà còn củng cố mối liên kết
Trang 30xã hội bằng cách xây dựng một bản sắc cộng đồng hâm mộ rõ nét Việc sử dụnghashtag trong các ngữ cảnh này không chỉ dừng lại ở khía cạnh ngôn ngữ mà còn gắn
bó mật thiết với các giá trị xã hội Nó giúp người dùng mạng xã hội cảm thấy rằngmình là một phần của cộng đồng lớn hơn, nơi mà sự đồng cảm và tình yêu thươngđược chia sẻ Điều này minh chứng rằng, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ mang tínhbiểu tượng (hashtag), các giá trị cá nhân có thể biến thành các giá trị xã hội được chấpnhận và lan truyền rộng rãi
(2) Gắn kết (Bonding)
Nếu liên kết tập trung vào việc hình thành giá trị chung, thì gắn kết là bước tiến
xa hơn, cụ thể hóa những giá trị này thông qua các hành động thực tế, tạo ra sự hòahợp giữa các thành viên cộng đồng Martin (2004) và Stenglin (2004) mô tả rằng "gắnkết" xây dựng sự đoàn kết, sự toàn diện và hòa hợp thái độ trong cộng đồng Trongbối cảnh mạng xã hội Việt Nam, gắn kết thường được hiện thực hóa qua những tươngtác sâu hơn, chẳng hạn như việc tổ chức các chiến dịch hoặc tham gia thảo luận nhóm,nơi các cá nhân không chỉ thể hiện giá trị của mình mà còn trực tiếp hành động đểcủng cố mối quan hệ xã hội Chẳng hạn: Trong diễn ngôn du lịch, ví dụ về gắn kết cóthể thấy qua các bài viết review trải nghiệm tại một địa điểm cụ thể, chẳng hạn nhưcác hội nhóm trên Facebook như “Check-in Vietnam” Đây thường là nơi nhữngngười yêu thích khám phá kết nối với nhau thông qua việc chia sẻ hình ảnh, kinhnghiệm, hoặc đánh giá các điểm đến Khi một thành viên đăng tải trải nghiệm về mộthomestay ở Hội An với các chi tiết cụ thể về giá cả, dịch vụ, và không gian, các thànhviên khác có thể không chỉ đồng tình mà còn bổ sung thông tin hoặc chia sẻ những trảinghiệm tương tự Chính những tương tác này giúp biến nhóm Facebook từ một khônggian chia sẻ thông tin thành một cộng đồng thực sự, nơi các giá trị như sự tin cậy vàđam mê khám phá được củng cố
(3) Phối kết hợp (Couplings)
Phối kết hợp là cách mà các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, chẳng hạn nhưhình ảnh, âm nhạc và kí hiệu, được kết nối để hiện thực hóa và tăng cường sự liên kếtcũng như gắn kết trong cộng đồng Zhao (2011) giải thích rằng phối kết hợp xảy ra
Trang 31khi các biến số ngôn ngữ và kí hiệu như thái độ, ý tưởng, tương tác với nhau trongvăn bản, tạo ra ý nghĩa lớn hơn Ví dụ, một bài đăng trên mạng xã hội có thể kết hợplời nói tích cực với hình ảnh đầy cảm xúc để tăng cường tác động Chẳng hạn: Trêncác nền tảng mạng xã hội Việt Nam, phối kết hợp thường được thấy trong các chiếndịch truyền thông xã hội Chẳng hạn, chiến dịch truyền thông xã hội Chẳng hạn, với
hashtag #DiDeTroVe, là một ca khúc do ca sĩ Soobin Hoàng Sơn thể hiện, đã sử dụng
ngôn ngữ quen thuộc như "về nhà," "gắn kết," kết hợp với hình ảnh mâm cơm giađình, và bài hát đậm chất dân gian để gợi lên cảm giác sum họp trong dịp Tết Nhữngyếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ này khi được phối hợp chặt chẽ không chỉ truyền tảithông điệp một cách hiệu quả mà còn khuyến khích người dùng chia sẻ câu chuyệncủa chính họ, qua đó làm mạnh mẽ thêm sự gắn kết trong cộng đồng trực tuyến Bên
cạnh đó, trong âm nhạc, việc sử dụng hashtag #LiveConcertExperience đi kèm với
video clip từ một buổi hòa nhạc không chỉ mô tả cảm giác phấn khích mà còn tạo nênmột mối liên kết mạnh mẽ giữa người chia sẻ và khán giả Những người chưa tham dựconcert nhưng xem bài đăng vẫn cảm nhận được sự phấn khích và có xu hướng thamgia thảo luận, từ đó củng cố cộng đồng hâm mộ Có thể thấy, sự phối hợp giữa các yếu
tố này không chỉ giúp các cá nhân cảm thấy mình là một phần của xu hướng lớn màcòn thúc đẩy các hành vi tương tác sâu sắc hơn, chẳng hạn như tham gia thử thách,gắn thẻ bạn bè, và chia sẻ video Những tương tác này không chỉ tăng cường sự hiệndiện của thương hiệu hoặc chiến dịch mà còn tạo ra một cộng đồng trực tuyến gắn bóchặt chẽ hơn Những mối quan hệ này không đứng yên mà luôn phát triển, khi ngônngữ trên mạng xã hội phản ánh các xu hướng văn hóa, thái độ xã hội và giá trị cá nhântrong từng bối cảnh cụ thể Từ đặc điểm này dẫn đến một góc nhìn mang tầm tác động
xã hội sâu, rộng hơn: hashtag không chỉ là phương tiện giao tiếp, một công cụ kết nối
xã hội (ở bình diện vi mô) mà còn là phương tiện tác động định hình các giá trị xã hội,xây dựng bản sắc cá nhân và cộng đồng (bình diện vĩ mô) Những giá trị được thươnglượng qua ngôn ngữ thường dẫn đến những thay đổi thực tế trong hành vi xã hội,
chẳng hạn như việc lan tỏa phong trào sống xanh qua các hashtag như #ZeroWaste hoặc thúc đẩy nhận thức về bình đẳng giới qua #HeForSheVietnam Qua đó, ngôn
Trang 32ngữ trở thành cầu nối giữa cá nhân và cộng đồng, giữa ý nghĩa cá nhân và ý nghĩa xãhội, góp phần quan trọng vào việc định hình xã hội hiện đại.
Dựa trên lí thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống (SFL), các khái niệm liên kết(affiliation), gắn kết (bonding), và phối kết hợp (couplings) giải thích cách ngôn ngữ
và kí hiệu không chỉ phản ánh mà còn kiến tạo giá trị xã hội trong cộng đồng Liên kếttạo nên ý thức đồng nhận diện qua chia sẻ giá trị chung, gắn kết cụ thể hóa các giá trịnày qua hành động, và phối kết hợp kết nối các yếu tố ngôn ngữ – phi ngôn ngữ đểtăng cường sức mạnh ý nghĩa Những khái niệm này minh chứng rằng ngôn ngữkhông chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là phương tiện định hình văn hóa và thúc đẩy sựgắn bó trong xã hội trực tuyến
2.2 Khái quát về diễn ngôn review giải trí tiếng Việt trên mạng xã hội và vai trò của hashtag
2.2.1 Diễn ngôn review giải trí tiếng Việt trên mạng xã hội
2.2.1.1 Diễn ngôn mạng xã hội
Diễn ngôn mạng xã hội là các hình thức giao tiếp diễn ra trên các nền tảng trựctuyến Đặc trưng nổi bật của diễn ngôn mạng xã hội, theo chúng tôi, có thể quan sátthấy như sau: (1) Diễn ngôn mạng xã hội thường sử dụng ngôn ngữ mạng với nhữngđặc điểm như chúng tôi đã phân tích ở phần 1.1: tính khẩu ngữ, đơn giản hoá; tính phichuẩn mực; sử dụng các kí hiệu "bàn phím" và kĩ thuật số như hashtag, emoji, từkhóa, ; tính trộn mã; (2) Diễn ngôn mạng xã hội mang tính đa phương thức, kết hợpkênh chữ, kênh hình, kênh âm thanh để truyền đạt thông điệp Tính đa phương thứcgiúp những nội dung biểu đạt trở nên sinh động, trực quan, dễ hiểu và hấp dẫn hơn;(3) Diễn ngôn mạng xã hội có tính tương tác cao, liên kết đa chiều Diễn ngôn nàyđược thiết kế để khuyến khích bình luận, chia sẻ và phản hồi trực tiếp Và hashtagchính là một công cụ hữu hiệu để kích thích tương tác trong nội bộ diễn ngôn vàtương tác giữa các diễn ngôn Như là hệ quả của tính tương tác, diễn ngôn mạng xãhội có thể lan truyền mạnh mẽ trong thời gian ngắn, đặc biệt với các nội dung liênquan đến xu hướng hoặc sự kiện đang diễn ra; (4) Diễn ngôn mạng xã hội mang giátrị biểu đạt cá nhân gắn kết với giá trị cộng đồng chung mối quan tâm, hình thành bản
Trang 33sắc cá nhân và bản sắc cộng đồng trong không gian số Tóm lại, với những đặc trưngnổi bật nêu trên, diễn ngôn mạng xã hội đã trở thành một hình thức giao tiếp đặc thù
và không thể thiếu trong đời sống hiện đại
2.2.1.2 Diễn ngôn review giải trí tiếng Việt trên mạng xã hội
Khái niệm “Diễn ngôn review giải trí tiếng Việt trên mạng xã hội” được chúngtôi xác định là hình thức giao tiếp trực tuyến, trong đó người dùng sử dụng ngôn ngữ,hình ảnh, video, emoji, meme, hashtag, để đánh giá, chia sẻ ý kiến, tạo nội dung liênquan đến các lĩnh vực giải trí như âm nhạc, phim ảnh, ẩm thực, du lịch Loại diễnngôn này mang đầy đủ những đặc trưng của diễn ngôn trên mạng xã hội nêu trên Hơnthế, loại diễn ngôn này thường mang tính tương tác cao, với vai trò nổi bật củahashtag, gắn kết cá nhân và cộng đồng trong không gian trực tuyến
Diễn ngôn review giải trí tiếng Việt trên mạng xã hội với sự xuất hiện củahashtag được định hình bởi các nhân tố giao tiếp cốt lõi, bao gồm mục đích sử dụng,người tạo lập, người tiếp nhận Các nhân tố này giữ vai trò then chốt trong việc tổchức, định hướng và lan tỏa nội dung diễn ngôn, tạo nên sức ảnh hưởng rộng rãi trên
không gian mạng Về mục đích sử dụng hashtag trong diễn ngôn review giải trí, có thể
nhận thấy hashtag được sử dụng với mục đích đa dạng, chẳng hạn: Phân loại nội dung(Hashtag giúp nhóm các bài viết liên quan vào một danh mục, giúp người dùng dễ
dàng tiếp cận thông tin như hashtag #TravelTips giúp người dùng tìm kiếm các bài
viết liên quan đến kinh nghiệm du lịch một cách nhanh chóng); quảng bá (Nhiều cánhân và tổ chức sử dụng hashtag để tăng cường nhận diện, mở rộng tầm ảnh hưởnghoặc tạo sự chú ý đối với một sản phẩm, dịch vụ hoặc chiến dịch như thương hiệu sử
dụng hashtag #NewProductLaunch để giới thiệu sản phẩm mới và thu hút sự quan
tâm từ công chúng); tham gia thảo luận (Người dùng gắn hashtag để kết nối với cáccuộc trò chuyện đang diễn ra, tạo cảm giác thuộc về một cộng đồng hoặc xu hướng
như hashtag #MeToo khuyến khích sự tham gia và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân),
Về chủ thể tạo lập diễn ngôn review giải trí và sử dụng hashtag, không phải lúc nào
cũng phân định rạch ròi được thành các chủ thể độc lập Người tạo lập diễn ngôn lànhững cá nhân hoặc tổ chức, mỗi nhóm có vai trò và mục tiêu riêng Các cá nhân
Trang 34thường sử dụng hashtag để thể hiện cảm xúc, chia sẻ kinh nghiệm hoặc tham gia xuhướng, chẳng hạn: một cá nhân có thể sử dụng hashtag #OOTD (Outfit of the Day) đểchia sẻ trang phục hàng ngày của mình và kết nối với cộng đồng thời trang Cácthương hiệu và tổ chức sử dụng hashtag như một phần của chiến lược marketing,nhằm thu hút khách hàng và nâng cao mức độ tương tác như hashtag như #JustDoItcủa Nike không chỉ là khẩu hiệu mà còn là cách để thương hiệu này kết nối với kháchhàng trên toàn thế giới Những nhà sáng tạo nội dung, với vai trò định hình các xuhướng và trào lưu mới, tạo ra các hashtag mang tính đột phá hoặc dẫn dắt cộng đồng
tham gia Về đối tượng tiếp nhận, đây chính là thành phần quan trọng quyết định sự
thành công của một diễn ngôn Những người tiếp nhận có thể thuộc nhiều tầng lớp, độtuổi và sở thích khác nhau, nhưng đều tham gia vào quá trình giao tiếp thông qua việctiếp cận và phản hồi nội dung Ví dụ, một hashtag về môi trường như #ClimateAction
có thể thu hút sự quan tâm từ các nhóm người dùng khác nhau, từ học sinh, sinh viênđến các nhà hoạt động môi trường Người nhận sẽ thể hiện tương tác bằng cách thích,bình luận, chia sẻ hoặc tạo nội dung mới liên quan đến hashtag Họ không chỉ làngười tiêu thụ nội dung mà còn trở thành một phần trong việc lan tỏa và xây dựngdiễn ngôn đó Những hành vi này không chỉ giúp lan tỏa thông tin mà còn thúc đẩy sựtương tác và gắn kết cộng đồng Tóm lại, diễn ngôn có hashtag trong các lĩnh vực như
âm nhạc, phim ảnh, ẩm thực và du lịch không chỉ phản ánh sự đa dạng của nội dungtrên mạng xã hội mà còn thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhân tố giao tiếp, gópphần tạo nên những cộng đồng trực tuyến tương tác và phát triển, đánh dấu những hệsinh thái mạng xã hội phong phú
Diễn ngôn review giải trí tiếng Việt trên mạng xã hội với sự xuất hiện củahashtag mang đặc điểm nổi bật, đó là tính đa phương thức Hashtag do đó sẽ tương tácvới các kí hiệu thuộc phương thức khác kênh chữ thông thường: hashtag và kênh chữ;hashtag và kênh hình; hashtag và kênh âm thanh; hashtag và video hỗn hợp, trongcác lĩnh vực âm nhạc, phim ảnh, ẩm thực và du lịch Trước hết, văn bản là phươngthức cơ bản nhất trong diễn ngôn có hashtag Người dùng thường sử dụng văn bản đểtruyền tải thông điệp chính, mô tả cảm xúc, chia sẻ thông tin hoặc tham gia thảo luận
Trang 35Trong lĩnh vực âm nhạc, ví dụ, một nghệ sĩ có thể sử dụng hashtag #NewSongRelease
để thông báo về ca khúc mới Một ví dụ khác là trong lĩnh vực phim ảnh, người xem
có thể dùng hashtag #MovieReview để chia sẻ suy nghĩ và nhận xét về một bộ phimvừa xem Bên cạnh đó, hình ảnh thường được sử dụng kèm với hashtag để thu hút sựchú ý và minh họa cho thông điệp Các bài đăng có hình ảnh thường hiệu quả hơntrong việc truyền tải cảm xúc và tạo ra sự kết nối với người xem Trong lĩnh vực ẩmthực, một blogger ẩm thực có thể đăng hình ảnh món ăn kèm hashtag #DeliciousDish
để chia sẻ công thức nấu ăn Trong lĩnh vực du lịch, một người dùng có thể đăng hìnhảnh phong cảnh đẹp với hashtag #TravelGoals để chia sẻ địa điểm mơ ước Thêm vào
đó, video là một phương thức mạnh mẽ khác trong diễn ngôn có hashtag Video cóthể truyền tải thông điệp một cách sống động và trực quan hơn so với văn bản hayhình ảnh Trong lĩnh vực âm nhạc, các nghệ sĩ thường sử dụng video kèm hashtag
#MusicVideo để giới thiệu MV mới Trong lĩnh vực phim ảnh, một đoạn trailer phimkèm hashtag #ComingSoon giúp khán giả biết đến những bộ phim sắp ra mắt Vàcuối cùng, âm thanh cũng là một phương thức quan trọng trong diễn ngôn có hashtag,đặc biệt trên các nền tảng như Tiktok hoặc Instagram Stories Âm thanh có thể baogồm nhạc nền, giọng nói hoặc các hiệu ứng âm thanh đặc biệt, giúp làm tăng tính sinhđộng và thu hút cho nội dung Một ví dụ trong lĩnh vực ẩm thực là khi một người dùngchia sẻ video nấu ăn kèm nhạc nền hấp dẫn và hashtag #CookingSound Trong lĩnhvực du lịch, một đoạn ghi âm tiếng sóng biển kèm hashtag #BeachVibes mang lạicảm giác thư giãn và kích thích người xem Nhìn chung, diễn ngôn review giải trítiếng Việt trên mạng xã hội với hashtag là một hình thức giao tiếp đa phương thức đầylinh hoạt, kết hợp hiệu quả giữa văn bản, hình ảnh, video và âm thanh để tối ưu hóa sựtruyền tải thông điệp
2.2.2 Vai trò của hashtag trong diễn ngôn review giải trí tiếng Việt trên mạng xã hội
2.2.2.1 Hashtag là một kí hiệu xã hội
Hashtag là một kí hiệu độc đáo, được định hình bởi biểu tượng "#" đứng trướcmột từ hoặc cụm từ không khoảng trắng Từ góc độ kí hiệu học, hashtag trong diễn
Trang 36ngôn review giải trí tiếng Việt vừa là một chỉ hiệu (index), vừa là một biểu tượng(symbol) - theo cách phân loại của Pierce ở mục 1.1 nêu trên.
Là một chỉ hiệu, hashtag chỉ dẫn người dùng đến nội dung liên quan, tạo thànhmột "địa chỉ" trực tuyến, nơi người dùng có thể tập trung tìm kiếm hoặc thảo luận về
một vấn đề Ví dụ, hashtag #ANoise của phim "A Noise" trên các nền tảng xã hội giúp
tập trung các cuộc thảo luận và ý kiến về bộ phim này, từ đó tạo nên một cộng đồngngười hâm mộ Trong một môi trường thông tin khổng lồ như mạng xã hội, hashtaghoạt động như một "ngọn hải đăng," giúp người dùng tìm thấy nội dung liên quannhanh chóng Hashtag như #HealthyEating không chỉ là cách phân loại các bài viết vềthực phẩm và dinh dưỡng mà còn giúp người dùng tìm thấy các công thức nấu ăn,mẹo ăn uống lành mạnh và chia sẻ kinh nghiệm về lối sống lành mạnh
Là một biểu tượng, hashtag sẽ mang thông tin ngữ nghĩa cụ thể gắn với mốiquan tâm của chủ thể tạo lập; gắn với giá trị nội dung (thông tin, cảm xúc, ý tưởng, )
mà cộng đồng trực tuyến cùng quan tâm Với đặc điểm cấu trúc độc đáo này, hashtag
là một "kênh chữ" đặc biệt với khả năng biến nội dung ngôn ngữ thành một đơn vịtruy cập thông tin trên các nền tảng mạng xã hội
2.2.2.2 Vai trò kí hiệu học xã hội của hashtag trong diễn ngôn review giải trí
Từ góc độ kí hiệu học xã hội, hashtag là một kí hiệu tham gia vào hoạt độngtương tác xã hội; phản ánh và định hình các giá trị văn hóa, quyền lực và tư tưởng hệ
Trước hết, hashtag trong diễn ngôn review giải trí cũng là một nguồn tài nguyên tạo nghĩa Hashtag là công cụ để người dùng diễn đạt trải nghiệm, đồng thời
định hướng ý nghĩa cho nội dung, thiết lập sợi dây liên kết chặt chẽ với những giá trị
văn hóa xã hội trong hiện tại và quá khứ Ví dụ: hashtag #VietnameseFood không chỉ
đánh dấu nội dung liên quan đến ẩm thực Việt Nam mà còn biểu đạt sự gắn bó củangười dùng với văn hóa ẩm thực Việt Đằng sau hashtag của người sử dụng cụ thể,người phân tích diễn ngôn có thể nền tảng các giá trị văn hóa ẩm thực đa dạng, tinh tế
và niềm tự hào dân tộc Hashtag phản ánh những giá trị và quan điểm văn hóa xã hội.Môt ví dụ khác như hashtag #localvn không chỉ đại diện cho các nội dung về văn hóa
Trang 37và du lịch địa phương mà còn là biểu tượng của sự ủng hộ và tôn trọng cho các sảnphẩm, dịch vụ địa phương Qua đó, người dùng có thể tìm thấy sự đồng cảm, chia sẻ
và kết nối với những người có cùng mối quan tâm về văn hóa địa phương Hashtagkhông tồn tại độc lập mà luôn gắn liền với ngữ cảnh cụ thể, bao gồm sự kiện, xuhướng, hoặc tình hình xã hội tại thời điểm sử dụng Hashtag không chỉ đơn thuần làcác kí hiệu hay từ khóa, mà chúng còn đóng vai trò như những công cụ mạnh mẽ biểuđạt ý kiến, góc nhìn hay thông điệp trên mạng xã hội
Hashtag trong diễn ngôn review giải trí cũng là một công cụ tương tác xã hội.
Nghĩa là những cá nhân có thể sử dụng hashtag để tìm kiếm, kết nối với cộng đồng cóchung sự quan tâm Ví dụ: Trong các sự kiện du lịch như lễ hội hoa Đà Lạt, cáchashtag như #DalatFlowerFestival không chỉ giúp tổ chức thông tin mà còn tạo ra cácdiễn đàn thảo luận sôi động, kết nối người tham dự từ khắp nơi Những hashtag nàykhông chỉ là công cụ phân loại mà còn phản ánh sự quan tâm và tham gia của cộngđồng vào các sự kiện văn hóa lớn Tương tự, trong du lịch, hashtag #VietnamTraveltập hợp các bài viết từ nhiều người dùng, chia sẻ những trải nghiệm cá nhân về các địadanh nổi tiếng hoặc ít được biết đến tại Việt Nam Trong lĩnh vực phim ảnh, hashtag
#PhimViet đã tạo ra một không gian để người dùng chia sẻ những đánh giá, bài phêbình, hình ảnh hậu trường, hoặc trailer phim Việt Nam Các diễn ngôn có hashtagkhông chỉ phục vụ mục đích thông tin mà còn phản ánh các mối quan tâm và mục tiêu
cụ thể của cộng đồng người dùng Hashtag giúp xây dựng những không gian thảoluận, chia sẻ và thậm chí thúc đẩy các phong trào xã hội lớn
Hashtag trong diễn ngôn review giải trí còn là một kí hiệu liên văn bản, kết nối
các nội dung khác nhau trên nhiều nền tảng, tạo nên một mạng lưới ý nghĩa rộng lớn.Với vai trò là "điểm hội tụ," hashtag thể hiện đa dạng: Từ việc tập hợp nội dung (Từnhiều người dùng khác nhau, bao gồm bài viết, hình ảnh, video, hoặc ý kiến cánhân, xoay quanh một chủ đề chung); đến việc tạo biến thể ngữ nghĩa của hashtagtrong sử dụng (Hashtag mở rộng ý nghĩa ban đầu của chúng, phát triển theo những xuhướng mới; tái sử dụng trong các bối cảnh khác nhau, tạo ra những lớp nghĩa mới và
mở rộng phạm vi ứng dụng của chúng)
Trang 38Với những đặc điểm trên, hashtag trong diễn ngôn review giải trí có thể trởthành phương tiện thể hiện ý chí cộng đồng và định hình các trào lưu xã hội; nghĩa làmang đến những tác động, ảnh hưởng bao gồm tích cực và các tiêu cực ngược trở lạiđối với các cấu trúc xã hội.
2.2.2.3 Vai trò kí hiệu học xã hội của hashtag trong bốn phạm vi giải trí
Hashtag được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, với mỗi lĩnh vực có cáchthể hiện và đặc điểm riêng Trong khoá luận này, chúng tôi tập trung xem xét sự hiệndiện của hashtag với vai trò là một bộ phận của diễn ngôn review giải trí trong cáclĩnh vực gồm âm nhạc, phim ảnh, ẩm thực, du lịch
Trong lĩnh vực âm nhạc, các diễn ngôn chủ yếu xoay quanh việc chia sẻ cácnhạc phẩm, buổi biểu diễn, hoặc các câu chuyện hậu trường Các hashtag như #Kpop,
#VPopMusic, hay #ConcertExperience thường được sử dụng để quảng bá bài hát,album mới hoặc chia sẻ cảm nhận về buổi trình diễn Điều này không chỉ giúp lan tỏathông tin mà còn tạo ra không gian cho người hâm mộ thảo luận và kết nối với nhau
Ví dụ, hashtag #BTSARMY kết nối hàng triệu người hâm mộ trên toàn cầu, tạo nênmột cộng đồng không chỉ chia sẻ về âm nhạc mà còn trao đổi về các giá trị văn hóa và
xã hội Những diễn ngôn này thường mang tính cộng đồng cao và tạo ra những hiệuứng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng người yêu nhạc
Trong lĩnh vực phim ảnh, các hashtag như #MovieNight, #MarvelFan, hoặc
#ReviewPhim thường được sử dụng để quảng bá phim mới, bình luận về nội dunghoặc thảo luận về các nhân vật và tình tiết nổi bật Những diễn ngôn này giúp khán giảbày tỏ ý kiến và tham gia vào các cuộc thảo luận sâu rộng về các bộ phim yêu thích.Đôi khi, các hashtag còn được sử dụng trong các chiến dịch nhằm thúc đẩy doanh thuhoặc kêu gọi tái sản xuất những bộ phim bom tấn Chẳng hạn, hashtag #SaveLucifer
đã giúp người hâm mộ vận động thành công việc tiếp tục sản xuất series phim
“Lucifer” Những diễn ngôn trong lĩnh vực này thường rất phong phú và thu hút sựtham gia rộng rãi từ khán giả trên toàn thế giới
Trong lĩnh vực ẩm thực, các hashtag như #Foodie, #AnCungTikTok, hay
#Recipe thu hút sự chú ý bằng việc chia sẻ công thức nấu ăn, đánh giá món ăn hoặc
Trang 39trải nghiệm ẩm thực độc đáo Những nội dung này thường mang tính thực tiễn, đánhvào tính hấp dẫn và cảm giác "thỏa mãn" về mặt thị giác hoặc vị giác khi xem Điềunày không chỉ kích thích người xem muốn trải nghiệm những món ăn đó mà còn tạo
ra các cuộc thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm ẩm thực Ví dụ, hashtag #Foodporn đãtrở thành một trào lưu thu hút hàng triệu bài viết chia sẻ hình ảnh món ăn ngon, gópphần làm phong phú thêm diễn ngôn về ẩm thực trên mạng xã hội
Trong lĩnh vực du lịch, các hashtag như #DuLichVietnam,
#BackpackingAdventures, hay #HiddenGems được sử dụng để chia sẻ hình ảnh vàkinh nghiệm du lịch Những hashtag này không chỉ là công cụ chia sẻ thông tin màcòn khơi gợi cảm hứng và kết nối những người có cùng đam mê khám phá Các diễnngôn trong lĩnh vực du lịch thường mang tính cá nhân cao, thể hiện qua các bài viết vềhành trình, những địa điểm thú vị và trải nghiệm độc đáo Những hashtag này cũnggiúp người dùng tìm kiếm và khám phá những địa điểm mới một cách dễ dàng hơn,góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển
Nhìn chung, hashtag không chỉ là một kí hiệu đặc biệt mà còn là một công cụgiao tiếp mạnh mẽ, phản ánh và định hình các mối quan hệ xã hội trong thời đại số.Bằng cách kết nối người dùng, tổ chức thông tin và tạo ra các mạng lưới liên văn bản,hashtag đã trở thành biểu tượng của sự tương tác và gắn bó trong môi trường mạng xãhội hiện đại Sự phát triển và đa dạng hóa của hashtag tiếp tục đóng vai trò quan trọngtrong việc định hình cách thức giao tiếp và kết nối trên mạng xã hội
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 đã làm rõ cơ sở lí luận và khung phân tích lí thuyết để nghiên cứuhashtag như một hiện tượng ngôn ngữ và kí hiệu xã hội trong diễn ngôn mạng Trướchết, tổng quan các nghiên cứu trước đây về ngôn ngữ mạng và hashtag cho thấyhashtag không chỉ là một công cụ tổ chức thông tin mà còn là một yếu tố giao tiếpmang tính biểu đạt cao Các nghiên cứu đã chỉ ra tính linh hoạt, sáng tạo và khả năngthích nghi của hashtag trong các ngữ cảnh khác nhau, từ việc xây dựng cộng đồng đếntruyền tải ý nghĩa văn hóa và xã hội
Trang 40Phần đầu tiên trình bày tổng quan nghiên cứu về ngôn ngữ mạng và hashtag.Nghiên cứu về ngôn ngữ mạng đã làm rõ sự phát triển và đặc trưng của ngôn ngữtrong không gian số, bao gồm tính không chính thức, sáng tạo và đa phương tiện Đốivới hashtag, các nghiên cứu trước đây tập trung vào nguồn gốc, cấu trúc, và vai tròcủa nó trong việc tổ chức thông tin, tạo kết nối cộng đồng, cũng như biểu đạt ý nghĩa
xã hội và văn hóa Tổng quan này không chỉ giúp định vị nghiên cứu trong bối cảnhhọc thuật mà còn xác định những khoảng trống cần được tiếp tục khám phá
Đáng chú ý hơn, chương 1 đã nhấn mạnh vai trò của hashtag như một kí hiệu
xã hội trong diễn ngôn mạng xã hội Hashtag không chỉ định vị thông tin mà còn địnhhình và duy trì các mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng trực tuyến Từ khả năngbiểu đạt ý nghĩa kinh nghiệm, thái độ liên nhân đến chức năng tổ chức văn bản,hashtag đã trở thành một công cụ mạnh mẽ giúp người dùng không chỉ truyền tải nộidung mà còn định hình diễn ngôn và tương tác xã hội một cách hiệu quả
Nhìn chung, chương 1 đã làm sáng tỏ những khía cạnh lí thuyết quan trọng đểphân tích hashtag trong diễn ngôn mạng xã hội, đồng thời xác định vị trí của hashtagnhư một công cụ ngôn ngữ và kí hiệu học xã hội đầy tiềm năng trong bối cảnh hiệnđại
CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ CỦA HASHTAG TRONG DIỄN
NGÔN REVIEW GIẢI TRÍ 2.1 Hashtag và nghĩa kinh nghiệm trong diễn ngôn review giải trí
2.1.1 Khái quát về hashtag và trường diễn ngôn review giải trí
Trường diễn ngôn (field) là một trong những khái niệm quan trọng trong phântích ngôn ngữ học chức năng, tập trung vào chủ đề và hoạt động diễn ra trong mộtdiễn ngôn Khi áp dụng vào ngữ cảnh mạng xã hội, trường diễn ngôn giúp giải thích