Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỢI THẾ SO SÁNH
1.1. Một số vấn đề lý luận về lợi thế so sánh trong xuất khẩu hàng nông sản
1.1.3. Hàng nông sản và các loại hàng nông sản xuất khẩu
Theo khái niệm của Việt Nam: Nông sản hàng hóa là thành phần tổng sản lượng giao nộp nhà nước và bán ra ngoài, sau khi dã trừ đi phần tiêu dùng cá nhân và mở rộng tái sản xuất nông nghiệp (giống, thức ăn).
Trong định nghĩa trên khái niệm sản phẩm nông nghiệp bao gồm các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi cụ thể là nhóm mặt hàng rau củ quả; các loại sản phẩm ngũ cốc nhƣ gạo, ngô sắn; các sản phẩm từ thịt trứng…Nhƣ vậy, theo quan điểm của Việt Nam, nông sản hàng hóa chỉ bao gồm các sản phẩm thu hoạch trực tiếp từ cây trồng vật nuôi chứ không bao gồm các sản phẩm chế biến từ cây trồng vật nuôi đó nhƣ bánh kẹo, rƣợu bia. Quan điểm này có những khác biệt rất rõ so với quan điểm của tổ chức nông lương thế giới (FAO) và đặc biệt của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USND - United Stated Department of Agriculture) sẽ được trình bày dưới đây.
b. Khái niệm hàng nông sản của FAO
Theo FAO, hàng nông sản là tập hợp của nhiều nhóm hàng hóa khác nhau bao gồm: Nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới, nhóm hàng ngũ cốc, nhóm hàng thịt và các sản phẩm từ thịt, nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu, nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa, nhóm hàng nông sản nguyên liệu, nhóm hàng rau quả.
Nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới bao gồm các sản phẩm chủ yếu nhƣ cà phê, ca cao, chè đường, chuối, các loại quả mùi, hạt tiêu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhóm hàng ngũ cốc và sắn bao gồm lúa mì, lúa gạo, các loại ngũ cốc hạt thô (kê, ngô…) và sắn.
Nhóm hàng thịt bao gồm các sản phẩm chủ yếu nhƣ thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm và các loại thịt khác.
Nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu bao gồm các sản phẩm chủ yếu như các loại hạt có dầu (đậu tương, hạt cải dầu, hạt hướng dương…), các loại dầu thực vật và chất béo (dầu đỗ tương, dầu cọ dầu cải, dầu hướng dương, dầu cọ, dầu dừa, dầu hạt bông, dầu lanh và các loại dầu từ sinh vật biển (bao gồm cả dầu cá), các sản phẩm từ dầu (khô dầu đậu tương, khô dầu hướng dương, khô dầu cải, khô dầu cọ, bột đậu tương, bột cá…)
Nhóm hàng sữa và các sản phẩm sữa bao gồm: bơ, phomat và các sản phẩm làm phomat, sữa đặc, sữa bột và các sản phẩm khác.
Nhóm hàng nông sản nguyên liệu thô bao gồm: bông đay, sợi, cao su thiên nhiên, các loại da thú…
Nhóm hàng rau quả bao gồm: các loại rau, của và quả (không phải là các loại quả nhiệt đới).
Nhóm hàng động vật sống (không tính các loại động vật hoang dã và quý hiếm)
c. Khái niệm hàng nông sản của bộ nông nghiệp Mỹ
Theo định nghĩa của bộ nông nghiệp Mỹ: Sản phẩm nông sản, đôi khi còn đƣợc đề cập nhƣ các sản phẩm thực phẩm và sợi bao gồm tập hợp nhiều mặt hàng khác nhau từ các sản phẩm chưa chế biến như đậu tương, ngũ cốc, lúa mì, gạo, bông thô, tới các thực phẩm đã qua chế biến và có giá trị nhƣ xúc xích, bánh ngọt, kem, bia, rƣợu và các đồ gia vị đƣợc bán trong các cửa hàng bán lẻ hoặc nhà hàng.
Tất cả các sản phẩm thuộc các chương từ chương 1 đến chương 24 (trừ các sản phẩm thủy sản trong chương 3 và chương 16 trong biểu thuế hài hào - xem phụ lục các sản phẩm nông sản trong biểu thức hài hòa) là các sản phẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nông sản. Các sản phẩm này thường là những nhóm mặt hàng sau: các mặt hàng ngũ cốc; các mặt hàng cho chăn nuôi; các sản phẩm từ ngũ cốc nhƣ bánh mỳ và mì ống; Các sản phẩm chăn nuôi bao gồm động vật sống, thịt, da động vật chưa thuộc, trứng…Các sản phẩm trồng trọt bao gồm hoa quả tươi, hoa quả chế biến, rau, các sản phẩm từ vườn ươm và bia rượu, thuốc lá chưa chế biến; các sản phẩm nhiệt đới như đường, cà phê, cacao. Một số các sản phẩm khác ngoài các chương từ 1 đến 24 cũng được coi là các sản phẩm nông nghiệp bao gồm các sản phẩm dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu (chương 13), cao su thô sơ (chương 40), da thú sơ (chương 41), len và bông (chương 51-52)
Một số sản phẩm đƣợc sản xuất từ cây trồng và động vật nhƣng không đƣợc coi là hàng nông sản bao gồm: sản phẩm sợi cotton, sợi chỉ, vải, sợi dệt và quần áo, da và các sản phẩm trang trí làm bằng da, thuốc lá điếu, xì gà, rƣợu mạnh. Tuy nhiên những sản phẩm này vẫn đƣợc đƣa vào cơ sở dữ liệu thương mại của USDA bên cạnh những sản phẩm được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp nhƣ hóa chất nông nghiệp, phân bón, máy móc nông nghiệp.
Các sản phẩm nuôi trồng, đắt bắt là những mặt hàng phi nông nghiệp vì giá trị thực phẩm của nó có những khác biệt căn bản so với những sản phẩm nông nghiệp nêu trên và trên thực tế các sản phẩm này đƣợc FAS (cơ quan hải quan ngoại) hợp tác với ngành công nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu. Các sản phẩm gỗ rắn cũng là các sản phẩm phi nông nghiệp bởi vì FAS hợp tác với ngành công nghiệp Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu.
Qua các định nghĩa hàng nông sản (Agriculture produce) trên ta thấy mỗi nước và tổ chức có các định nghĩa riêng của mình về hàng nông sản, có thể thấy quan điểm về hàng nông sản của Mỹ rộng hơn so với quan điểm của chúng ra rất nhiều. Nếu nhƣ ở Việt Nam các mặt hàng nhƣ bánh kẹo, rƣợu bia đƣợc xếp vào các mặt hàng công nghiệp nhẹ thì theo quan điểm của Mỹ đây lại là các mặt hàng nông sản. Nghiên cứu khái niệm nông sản của Mỹ là việc làm cần thiết cho phép các nhà xuất khẩu Việt Nam biết đƣợc nhóm hàng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mặt hàng nào đƣợc xếp vào hàng nông sản đề có thể xác định đƣợc mức thuế và yêu cầu đối với hàng nông sản của Mỹ khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.