Các nhân tố thuộc về tổ chức hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 34 - 38)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỢI THẾ SO SÁNH

1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế so sánh hàng nông sản xuất khẩu

1.2.2. Các nhân tố thuộc về tổ chức hoạt động xuất khẩu

Trong nền kinh tế thị trường các nhà sản xuất kinh doanh phải tập trung mọi nỗ lực của mình vào kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và tồn tại trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Luôn luôn xem xét đánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giá thị trường với những biến động không ngừng của nó. Sự hiểu biết sâu sắc về thị trường sẽ tạo điều kiện cho các nhà sản xuất kinh doanh phản ứng với những biến động của thị trường một cách nhanh nhạy và có hiệu quả. Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tiến hành lập ra các chiến lƣợc kinh doanh và chính sách thị trường.

Có thể nói nghiên cứu thị trường là chìa khoá của sự thành công, nó có vai trò vô cùng quan trọng, đã có rất nhiều công ty, các hãng khác nhau đã trở nên phát đạt và nổi tiếng nhờ chú trọng đến hoạt động nghiên cứu thị trường.

Nghiên cứu thị trường là việc cần thiết đầu tiên đối với doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh cũng nhƣ đang kinh doanh nếu doanh nghiệp muốn phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Như vậy nghiên cứu thị trường có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ giúp cho doanh nghiệp hiểu khách hàng và có thể chinh phục khách hàng thông qua việc thu thập và xử lý thông tin đáng tin cậy về thị trường, nguồn hàng, thị trường bán hàng của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu thị trường nguồn hàng hay người cung cấp chúng ta cần xem xét ký kết nhiều yếu tố:

đặc điểm của nguồn sản xuất, tổ chức sản xuất, phương thức bán và chính sách tiêu thụ của nguồn cung ứng, mối quan hệ bán hàng, chi phí vận chuyển hàng hoá và thoả thuận của người cung ứng với hãng khác để cung ứng hàng hoá nhưng quan trọng hơn là cả thị trường bán hàng. Thực chất nghiên cứu thị trường là nghiên cứu khách hàng cuối cùng cần hàng hoá sử dụng để làm gì?

Nghiên cứu khách hàng trung gian có nhu cầu và khả năng đặt hàng nhƣ thế nào? có thể nói nghiên cứu thị trường bán hàng như một công cụ khoa học để tìm hiểu mà khách hàng mong muốn cũng nhƣ xác định lƣợng cung ứng đối v sản phẩm, dịch vụ và giá cả; việc suy đoán khách hàng mong muốn loại hàng hoá nào đó với số lƣợng nào đó là một khách hàng việc làm không có cơ sở khoa học, rất dễ sai lầm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn chung, vai trò của nghiên cứu thị trường được thể hiện cụ thể nhƣ sau:

Trong điều kiện hoạt động ít có hiệu quả, nghiên cứu thị trường có thể phát hiện các nguyên nhân gây ra tình trạng trên, từ đó đƣa cách khắc phục bằng cách loại bỏ hay cải tiến cách làm cũ.

- Nghiên cứu thị trường nhằm thu thập các thông tin cần thiết cho việc tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới bên thị trường và khai thác triệt để thời cơ khi chúng xuất hiện. Tiềm năng của doanh nghiệp đƣợc tận dụng tối đa nhằm khai thác có hiệu quả cơ hội kinh doanh trên thị trường.

- Nghiên cứu thị trường cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin nhằm tránh và giảm bớt những rủi ro do sự biến động không ngừng của thị trường đến hoạt động kinh doanh đồng thời đề ra những biện pháp ứng phó kịp thời đối với những biến động đó.

- Thông qua nghiên cứu thị trường để thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho hoạch định chiến lƣợc và kế hoạch Marketing, tổ chức và thực hiện.

- Nghiên cứu thị trường hỗ trợ cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty thông qua việc nghiên cứu thái độ của người tiêu thu đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Như vậy: Nghiên cứu thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào; sự thành bại của doanh nghiệp một phần có sự đóng góp của hoạt động nghiên cứu thị trường.

Tuy nhiên cũng không nên quá đề cao vai trò của nghiên cứu thị trường vì nó không thể tự giải quyết đƣợc tất thảy mọi vấn đề kinh doanh. Mọi kết quả nghiên cứu đều phải qua thử nghiệm trước khi áp dụng.

1.2.2.2. Xây dựng thương hiệu cho hàng xuất khẩu

Thực tế cho thấy, hầu hết những mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đƣợc xuất khẩu vẫn chỉ ở dạng xuất thô, xuất khẩu nguyên liệu hoặc nếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đã qua chế biến thì lại mang tên của đối tác nước ngoài. Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng: Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam so với các nước có trình độ tương đương thấp hơn nhiều. Một trong những nguyên nhân là việc xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản chưa đƣợc quan tâm đúng mức.

Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, thế nhƣng giá trị lại thấp - lý do rất đơn giản là vì chưa có thương hiệu, do đầu tư dàn trải, không tập trung vào những giống lúa chất lượng cao nên thường chỉ xuất đƣợc gạo từ lúa cao sản, chất lƣợng thấp. Sản lƣợng nhiều mà giá trị không đƣợc bao nhiêu.

Cá tra Việt Nam hiện có mặt ở 125 thị trường thế giới, nhưng câu chuyện thương hiệu vẫn là rào cản khiến phần lớn cá tra Việt Nam xuất khẩu dưới cái tên của các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng thế giới ít biết đến sản phẩm đặc thù của Việt Nam. Còn với ngành dệt may, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền- Tổng giám đốc Công ty Cổ phần May 10 - cho biết: Ngành may mặc của Việt Nam chưa có một thương hiệu nào đủ mạnh để cạnh tranh với thế giới, cũng nhƣ ngành nông sản hay thủy hải sản vậy.

Bà Nguyễn Thị Minh Lý- Phó giám đốc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - QUACERT - nhận xét: Khi tham gia thị trường toàn cầu, nếu nông sản Việt Nam cứ tiếp tục cạnh tranh bằng giá thì không những chúng ta không thể có lãi suất cao để duy trì chất lượng thương hiệu mà còn có nguy cơ tự đánh mất thị trường xuất khẩu.

Là đơn vị đầu mối của Chương trình Xúc tiến thương hiệu quốc gia, ông Đỗ Thắng Hải- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) - bày tỏ lo ngại: Thương hiệu vẫn là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo ông Hải, càng hội nhập sâu thì thương hiệu hàng Việt càng bị che

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lấp bởi các thương hiệu lớn trên thế giới và điều này cũng đồng nghĩa với việc giá trị của sản phẩm Việt không cao, không có vị trí xứng tầm trên thị trường quốc tế.

Xây dựng phát triển thương hiệu hàng xuất khẩu là việc không thể chậm trễ, cần một chiến lƣợc tổng thể, bài bản, tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp để làm nên những sản phẩm mang thương hiệu quốc gia. Gợi ý để xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt, Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho rằng: Phải bắt đầu từ doanh nghiệp. Sự hợp tác của doanh nghiệp và nông dân cùng với nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ tạo ra vùng sản xuất rộng lớn.

Trong chiến lược phát triển xuất khẩu giai đoạn 2011-2020, Chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia được đề cập là một trong những nội dung quan trọng của các biện pháp tăng xuất khẩu. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc xây dựng thương hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý cho những mặt hàng nông sản có thế mạnh.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)