Nhóm giải pháp tăng cường tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 97 - 100)

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI THẾ SO SÁNH HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

4.3. Những giải pháp chủ yếu để phát huy lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam

4.3.2. Nhóm giải pháp tăng cường tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU

4.3.2.1. Tăng cường tìm kiến thị trường

Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường và tìm kiếm bạn hàng bằng cách:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hình thành các tiểu ban xúc tiến xuất khẩu hàng hoá theo từng mặt hàng gồm cán bộ của Bộ Công thương và các Bộ ngành có liên quan. Ngoài chức năng quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU, cơ quan này còn có thể cung cấp các dịch vụ marketing có thu phí cho các doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh hoạt động của chi nhánh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tại các nước để cùng với Thương vụ làm đầu mối cho các doanh nghiệp Việt Nam vào EU, kịp thời trao đổi những thông tin cần thiết, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động thương mại tại khu vực này.

- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện tại các nước trong khối EU, nhất là những doanh nghiệp mà kim ngạch xuất nhập khẩu còn nhỏ nhƣng có tiềm năng phát triển.

- Quan tâm đến việc cung cấp những kiến thức cơ bản về thị trường và nâng cao năng lực thị trường cho các chủ thể sản xuất kinh doanh.

Có thể thấy, các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp EU nói riêng ngoài tiềm lực to lớn về vốn, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, còn đƣợc chính phủ của họ trợ giúp về tài chính, thông tin thị trường và được bảo vệ quyền lợi bởi các hiệp định song phương và đa phương. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém về khả năng cạnh tranh, quy mô vốn hạn hẹp lại thiếu kinh nghiệm trên thương trường quốc tế nên sự giúp đỡ từ phía chính phủ là hết sức cần thiết.

Về phía mình, các doanh nghiệp cũng cần chủ động trong việc xúc tiến thương mại và phát triển thị trường bằng cách:

- Tham gia vào các đoàn khảo sát thị trường, các hội trợ triển lãm do Phòng Thương mại và công nghiệp hướng dẫn để tìm kiếm bạn hàng và giới thiệu sản phẩm với thị trường EU.

- Phối hợp với các tổ chức nhà nước Việt Nam ở các nước EU và các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tổ chức của các nước này ở Việt Nam để tìm kiếm thông tin đầy đủ nhất về thị trường EU, đặc biệt chú trọng đến những thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu, quy định về thủ tục hải quan của các nước EU cùng các quy định khác đối với các hoạt động kinh doanh thương mại.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ của các luật gia hoạt động trong các tổ chức xúc tiến thương mại, tổ chức tư vấn pháp luật và chi nhánh văn phòng luật nước ngoài hoạt động tại Việt Nam để có phương pháp tiếp cận thị trường EU một cách có hiệu quả nhất.

Xuất phát từ thực tiễn, các doanh nghiệp Việt Nam hiện mới chỉ đủ khả năng hợp tác kinh doanh với các công ty vừa và nhỏ của EU, tuy nhiên cũng không vì thế mà chúng ta bỏ qua cơ hội tiếp cận với các tập đoàn, các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia của các nước này. Để làm được điều này các doanh nghiệp Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với Phòng thương mại và công nghiệp cùng các trung tâm tƣ vấn pháp lý để tìm hiểu và nắm bắt những thông tin chính xác về uy tín, về các lĩnh vực kinh doanh chính và đặc biệt là về tình hình tài chính của các bên đối tác.

4.3.2.2. Xây dựng thương hiệu cho hàng xuất khẩu

Thương hiệu hàng hoá là cam kết và chỉ dẫn quan trọng cho người tiêu dùng biết đến những tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm. Đây vừa là cách thức thâm nhập và củng cố vị thế của hàng hoá trên thị trường quốc tế, vừa là cách thức hữu hiệu bảo vệ quyền lợi của người sản xuất trong cạnh tranh quốc tế, vừa là tiêu chí thể hiện khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, vấn đề phát triển thương hiệu cho hàng xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, giải pháp trong thời gian tới sẽ bao gồm:

Một là, xác định đƣợc những thế mạnh của những mặt hàng mũi nhọn của từng vùng để tập trung xây dựng thế mạnh đó cho khu vực.

Hai là, phải có một chiến lược phối hợp đồng bộ cho xây dựng thương hiệu hàng xuất khẩu. Cần có một chiến lược tổng thể với những chương trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hành động cụ thể liên kết đƣợc các nhà khoa học, lực lƣợng lao động, nhà kinh doanh, các nhà tiếp thị quảng bá, các ngân hàng và các cơ quan chức năng cùng góp sức để xây dựng thương hiệu nổi tiếng.

Ba là, chính quyền địa phương cần tiếp tục có nhiều chương trình nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, trong đó có chương trình xây dựng thương hiệu.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)