Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Sơ đồ 2.1. Khung phân tích của luận văn 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu
Chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu về mức độ lợi thế - Chỉ tiêu mức độ CMH XK - Các chỉ tiêu đo lường về tính ổn định
Nhân tố ảnh hưởng - Nhân tố sản xuất - Nhân tố tổ chức hoạt động XK
- Nhân tố thuộc về nhà nước
- Nhân tố quốc tế
Giải pháp tăng cường lợi thế so sánh
Lợi thế so sánh - Lợi thế
- Chuyên môn hóa xuất khẩu - Tính ổn định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Để xác định lợi thế so sánh, phân tích sự chuyển biến trong cơ cấu lợi thế so sánh, và đánh giá mức độ tập trung xuất khẩu, tác giả lựa chọn xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU.
2.2.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Trong đề tài này, số liệu sử dụng để phân tích lợi thế so sánh là số liệu xuất khẩu của Việt Nam đƣợc phân loại theo tiêu chuẩn SITC (Standard International Trade Classification). Tiêu chuẩn SITC phân hàng hóa theo 5 mức, từ mức thô nhất là 1 chữ số, phân hàng hóa thành 10 nhóm sản phẩm đến mức chi tiết nhất là 5 chữ số với hàng nghìn sản phẩm. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hai mức phân loại là mức 1 chữ số và 3 chữ số. Mức 1 chữ số cho ta một cách nhìn tổng quát về cơ cấu xuất khẩu, cơ cấu lợi thế so sánh, triển vọng xuất khẩu theo 10 nhóm sản phẩm. Song, mức này không cho phép đánh giá một cách chi tiết. Để có những phân tích chi tiết hơn, tác giả sử dụng mức phân loại 3 chữ số.
Số liệu xuất khẩu của Việt Nam và của thế giới đƣợc trích từ bộ cơ sở dữ liệu UNSD (United Nations Commodity Trade Statistics Database).
2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập đƣợc tác giả xử lý và tính toán trên phần mềm Excel 2007, phần mềm stata.
Số liệu sau khi tính toán được tổng hợp và sắp xếp theo các phương pháp thống kê một cách khoa học bằng việc sử dụng các bảng và đồ thị.
Phương pháp bảng thống kế được sử dụng trong đề tài nhằm biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, logic, giúp mô tả rõ ràng, cụ thể giá trị xuất khẩu, cơ cấu xuất khẩu, các lợi thế so sánh theo nhóm hàng, mặt hàng. Các số liệu đƣợc sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau.
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.4.1. Phương pháp tổng quan lịch sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tổng quan lịch sử là tóm tắt những hiểu biết về những vấn đề, những lĩnh vực liên quan đến luận văn hoặc nội dung nghiên cứu. Trong đề tài, tác giả sử dụng phương pháp này trong việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về lợi thế so sánh. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp tác giả định hướng các giải pháp trong tương lai.
2.2.4.2. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội qua việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng từ các số liệu thu thập được. Phương pháp này được tác giả sử dụng để phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU, phân tích mức độ chuyên môn hóa xuất khẩu và triển vọng xuất khẩu, đặc biệt là phân tích lợi thế so sánh của các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU.
2.2.4.3. Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các chỉ số, so sánh các thông tin (cả số tuyệt đối và số tương đối) theo thời gian để có đƣợc các nhận xét về giá trị xuất khẩu, về lợi thế so sánh của hàng hóa Việt Nam. Phương pháp được sử dụng chủ yếu là phân tích dãy số thời gian:
- Lƣợng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: Phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu ở thời gian sau so với thời gian liền trước đó.
Công thức tính: i = Yi - Yi-1 (i=2,3…n) Trong đó: Yi: Giá trị tuyệt đối ở thời điểm i Yi-1: Giá trị tuyệt đối ở thời điểm i-1
- Lƣợng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: Phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu ở thời gian sau so với thời gian gốc
Công thức tính: i = Yi - Y1 (i=2,3…n) Trong đó: Yi: Giá trị tuyệt đối ở thời điểm i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Y1: Giá trị tuyệt đối ở thời điểm gốc
- Tốc độ phát triển liên hoàn: Đƣợc sử dụng để phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian liền trước đó.
Công thức tính:
Trong đó: Yi: Giá trị tuyệt đối ở thời điểm i
Yi-1: Giá trị tuyệt đối ở thời điểm i-1
- Tốc độ phát triển định gốc: Đƣợc sử dụng để phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian gốc.
Công thức tính:
Trong đó: Yi: Giá trị tuyệt đối ở thời điểm i Y1: Giá trị tuyệt đối ở thời điểm gốc
- Tốc độ phát triển bình quân: Dùng để phản ánh nhịp độ phát triển của hiện tƣợng nghiên cứu trong một thời gian dài.
Công thức tính: