Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI THẾ SO SÁNH HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
4.1. Triển vọng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU những năm tới
4.1.1. Quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu hàng nông sản những năm tới
Mục tiêu của chiến lƣợc phát triển nông sản của Việt Nam thời kỳ 2011-2020 là phát triển nhanh phải đi đôi với phát triển bền vững để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng nông sản. Trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu. Phải rất coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển, không gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường.
Đây là quan điểm định hướng cho ngành nông nghiệp trong chiến lược phát triển bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trên cơ sở quan điểm của Đảng về phát triển nông sản xuất khẩu thời kỳ 2011-2020, quan điểm cụ thể để phát triển xuất khẩu nông sản ở Việt Nam trong thời gian tới là:
- Chất lƣợng sản phẩm phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường, trước hết là đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đồng thời sản phẩm nông sản phải đa dạng, có hàm lƣợng công nghệ cao.
- Giá cả nông sản hợp lý, có sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
- Khối lượng nông sản phải có quy mô đủ lớn theo yêu cầu thị trường, cụ thể là theo từng yêu cầu của nhà phân phối, nhất là của nhà nhập khẩu nông sản từ Việt Nam.
- Thời gian cung ứng nông sản phải đáp ứng yêu cầu khắt khe của nhà phân phối, nhất là của nhà nhập khẩu nông sản từ Việt Nam.
4.1.2. Dự báo nhu cầu hàng nông sản nhập khẩu của thị trường EU những năm tới
Trong giai đoạn 2006-2020, kinh tế EU được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 2,1%/năm. Với những thế mạnh nhất định, kể cả những lợi ích kỳ vọng từ tăng cường tự do hoá thương mại và tăng trưởng kinh tế, EU đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế năng động và cạnh tranh nhất vào năm 2010. Với vị trị là nhà xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu lớn thứ hai thế giới, chính sách thương mại của EU đóng góp rất nhiều vào tiến trình tự do hoá thương mại và phát triển của thế giới, có vai trò to lớn trong việc hình thành và điều chỉnh quá trình toàn cầu hoá. Việc EU duy trì khả năng cạnh tranh quốc tể của mình đồng thời thúc đẩy thương mại quốc tế thông qua tự do hoá các quy định thương mại quốc tế sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện chiếm tới 40% tổng xuất khẩu của các nước đang phát triển với nhiều sản phẩm được miễn hoặc giảm thuế, thị trường EU được coi là mở nhất cho các nước nghèo. EU cũng là nhà nhập khẩu chính đối với các sản phẩm nông nghiệp từ các nền kinh tế đang phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
triển từ các nền kinh tế đang phát triển, với tỷ trọng lớn hơn cả Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada cộng lại. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu thị trường EU có dễ tính tương ứng với khối lượng hàng hoá nhập khẩu mà nó tiếp thụ hay không? Và Việt Nam sẽ tiếp tục phải có những định hướng gì để tiếp tục thâm nhập và giữ vững thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng này?
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực cải thiện chính sách thương mại theo hướng tự do hoá thương mại và chủ động đẩy nhanh hội nhập kinh tể quốc tế. Do vậy, hiện nay xuất khẩu đã chiếm tới hơn 60% GDP và đạt mức tăng trưởng bình quân 16%/năm trong hơn một thập kỷ qua. Từ khi Việt Nam ký kết hiệp định hợp tác khung (FCA) với Liên minh châu Âu vào năm, khối lƣợng hàng hoá nhập khẩu vào khu vực này tăng nhanh. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, mặc dù giá trị xuất khẩu liên tục tăng nhƣng tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào EU lại có xu hưởng giảm, từ khoảng 22% trong các năm 1998-1999 xuống còn 17% vào năm 2005 và 18% vào năm 2006. Trong khi đó, tỷ trọng của các thị trường lớn khác nhƣ Mỹ, Đông Á trong xuất khẩu của Việt Nam lại tăng. Rõ ràng đây là vấn đề rất đáng quan tâm trong khi thị phần EU trong tổng quan thương mại toàn cầu là rất lớn. Nó cũng chỉ ra rằng, khả năng cạnh tranh của những mặt hàng nông sản củaViệt Nam trên thị trường EU còn chưa cao, đặt biệt khi xét trên yếu tố mẫu mã và chất lượng, trong khi thị trường EU rất khó tính với nhiều quy định ngặt nghèo về hành hoá nhập khẩu. Mặt khác, mức độ đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu sang EU còn khá hạn chế. Chúng ta mới chỉ có khoảng 4-5 mặt hàng nông sản cơ bản, chủ yếu là các sản phẩm chế biến thô hoặc gia công rất dễ bị hạ thấp chất lƣợng cũng nhƣ giá cả.
Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải chú ý và cải thiện các nhân tố tác động đến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Trong đó, bên cạnh việc cải thiện chất lƣợng và những khía cạnh hấp dẫn của mặt hàng, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu thông qua hiệp hội và hội chợ thương mại quốc tế..., các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan cũng cần đặc biệt chú ý đến các chính sách thương mại đặc thù của EU để hàng hoá xuất khẩu Việt Nam có thể “nhập gia tuỳ tục” cho vừa lòng đối tác.
Nhìn chung, EU đối xử với Việt Nam cũng tương tự như các nước đang phát triển khác. Các nước trong khối đã áp dụng một chế độ thương mại chung, với những quy định tương đối tự do cho nhập khẩu từ các nước thuộc thế giới thứ ba. Các hàng hoá từ khối này thường được miễn, giảm thuế và không cần giấy phép nhập khẩu, trừ một số mặt hàng nhạy cảm nhƣ nông sản, thuốc lá vũ khí và các sản phẩm bị kiểm soát, hạn chế định lƣợng hay các biện pháp tự vệ. EU cũng có thể giám sát một số sản phẩm cụ thể nhằm tăng tính minh bạch trong thương mại. Cùng với đó là việc kiểm soát thống kê và các kiểm soát về xuất xứ đƣợc áp dụng đối với một số mặt hàng như sắt thép, sản phẩm nông nghiệp và dệt nhập khẩu từ các nước không thuộc hiệp hội thương mại tự do châu ÂU(EFTA). Khu vực này còn áp dụng hạn chế định lượng dưới dạng hạn ngạch thuế quan đối với một số hàng nhập khẩu. Hiện EU có khoảng 90 hạn ngạch thuế quan bảo hộ khoảng 38%
sản lƣợng sản lƣợng nông nghiệp. Để thuận tiện cho quản lý hạn ngạch, EU yêu cầu giấy phép nhập khẩu với mọi sản phẩm nông sản chịu hạn ngạch thuế quan, như ngũ cốc, gạo, đường, dầu và chất béo...Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần biết rằng cơ quan hải quan EU có thể huỷ sản phẩm nhập khẩu hoặc phạt các doanh nghiệp nhập khẩu nếu nghi ngờ các sản phẩm đó vi phạm sở hữu trí tuệ. Đồng thời, EU cũng hạn chế nhập khẩu động vật sống và sản phẩm từ động vật. Theo đó, khối này yêu cầu nhập khẩu động vật sổng và sản phẩm từ động vật từ các nước thứ ba phải tuân thủ tiêu chuẩn y tế và giám sát.
Nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng, tại thị trường EU, Việt Nam chủ yếu duy trì đƣợc lợi thế so sánh trong các ngành hàng có hàm lƣợng lao động cao và mặt hàng sơ chế. Và với vị thế của mình, có lẽ Việt Nam sẽ phải tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tục theo đuổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hiện hành chƣa đòi hỏi công nghệ phức tạp này trong một thời gian dài.
Ngành thuỷ sản, trong bối cảnh EU áp dụng chính sách giám sát xuất xứ đối với hàng thuỷ sản Việt Nam chúng ta cần củng cố nhận thức về nuôi trồng thuỷ sản cho nông dân, thắt chặt công tác kiểm tra và quản lý chất lƣợng từ khâu nuôi trồng đến thành phẩm. Mặt khác, các mặt hàng thuỷ sản cần được đa dạng hoá theo hướng gia tăng tỷ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn.
Ngành hàng nông sản, việc cải thiện công nghệ sau thu hoạch là hết sức cần thiết để giá trị xuất khẩu cao hơn và giảm thất thoát thiệt hại. Do sản xuất gạo gần đạt mức năng suất trần, Việt Nam nên xem xét việc chuyển sản xuất gạo sang các ngành hàng có khả năng sinh lợi cao hơn nhƣ rau quả, hoa và chăn nuôi gia súc...
Tóm lại, đối với chiến lƣợc phát triển ngành, thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng, Việt Nam cần tiếp tục duy trì lợi thế lợi thế so sánh trong các ngành sản xuất chủ lực nhƣ hiện nay trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng cần nghiên cứu tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong các mặt hàng xuất khẩu thông qua đầu tƣ vào con người, công nghệ, đặc biệt là trong bối cảnh hậu gia nhập WTO.