1.3. Quy trình quản lý ngân sách cấp xã
1.4.2. Hạn chế của việc quản lý thu, chi ngân sách cấp xã
- Ngân sách phường, xã trên phạm vi cả nước phát triển không đồng đều, sự chênh lệch về quy mô của ngân sách khác nhau lớn. Trong khi có phường, xã có quy mô ngân sách hàng chục tỷ nhƣng có xã chỉ có trên vài trăm triệu.
Sự chênh lệch không chỉ thể hiện ở các tỉnh thành phố khác nhau mà ngay cả một thành phố, huyện trong các phường, xã cũng khác nhau. Nét nổi bật là quy mô nhỏ, không đủ sức để có thể thực hiện đƣợc yêu cầu ngày càng lớn của sự nghiệp nông thôn mới.
- Căn cứ vào văn bản Nhà nước về chính sách xã hội còn lỗi thời nó là một trong những hạn chế của hoạt động tài chính trong thời gian qua còn chậm trễ.
Do vậy trừ một số tỉnh có quy mô được hướng dẫn cụ thể nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, còn chủ yếu việc quản lý ngân sách phường, xã là do phường, xã tự làm, các nguồn ngân sách chƣa đƣợc khai thác đúng mức, công tác ở một số nơi còn quá khó khăn và quản lý còn thiếu các căn cứ pháp lý.
- HĐND phường, xã quyết định ngân sách phường, xã, một mặt thời gian họp hội đồng từ 1-2 ngày phải thảo luận nhiều vấn đề, việc quyết định ngân sách phường, xã còn mang tính hình thức, một mặt sự hiểu biết của các đại biểu hội đồng cũng còn hạn chế.
- UBND phường, xã rất quan tâm đến ngân sách phường, xã nhưng chính sách và chế độ chƣa phù hợp, năng lực điều hành có hạn do vậy chƣa vực được ngân sách phường, xã tiến lên. Những hạn chế trên đã tạo ra một khoảng cách mà ngân sách phường, xã phải đảm nhiệm với thực trạng nhỏ yếu thiếu các chính sách chế độ và thiếu người hiểu biết quản lý. Xuất phát từ những yêu cầu công tác quản lý tài chính cũng phải đổi mới trên nhiều mặt.
Thứ nhất: trên cơ sở xác định rõ phạm vi và chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp trên, phường, xã định hướng đúng đắn cho nhiệm vụ chi trên của ngân sách.
Với tư cách là cấp chính quyền thực hiện quản lý hành chính Nhà nước ở cơ sở, chi tiêu của nhà nước cũng phải phân chia giống như chi tiêu ngân sách của cấp chính quền cấp trên và đưa ra chi tiêu chi thường xuyên và chi tiêu chi đầu tư phát triển đảm bảo tính thống nhất của ngân sách Nhà nước nhưng khác với chính quyền cấp trên là phường, xã không có trong tay cơ sở sản xuất kinh doanh nào. Do vậy chi đầu tư phát triển chủ yếu phường, xã quyết định là chi về đầu tƣ xây dựng các công trình phúc lợi công cộng nhƣ dân sinh, công trình phụ trợ nhỏ và mua sắm trang thiết bị. Trong điều kiện hiện nay quy mô ngân sách phường, xã chỉ trừ một số xã có điều kiện phát triển nhìn chung còn rất hạn chế, eo hẹp. Do vậy những phường, xã có điều kiện khai thác và khả năng cũng phải kiên quyết dành lại một phần ngân sách hợp lý cho việc giải quyết từng bước những yêu cầu cần thiết về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nhƣng nhìn chung xét về khối lƣợng xử lý, trong ngân sách phường, xã phải dành phần lớn cho chi thường xuyên cho ngân sách phường, xã lấy từ nguồn thu đã được phân giao để trang trải và những chi tiêu thường xuyên mang tính chất chung của Nhà nước mà nhân dân đã được hưởng khi những xã nghèo phải có sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên. Thực hiện nhƣ vậy đòi hỏi ngân sách các cấp chính quyền cấp trên nhất là chính phủ và UBND cấp tỉnh phải đƣa ra các định mức chi thống nhất cho các xã vùng sâu, vùng xa và còn phải được hưởng hệ số cao hơn các vùng phát triển. Đó là những vấn đề đòi hỏi ngân sách tương đối lớn trong điều kiện ngân sách phường, xã chƣa đủ sức, ngân sách cấp trên phải xem đó là một triển vọng, điểm hỗ trợ cho ngân sách phường, xã để phát huy vai trò của ngân sách trong đời sống KT - XH.
Thứ hai: Cần thiết phải tìm cách mở rộng quy mô của nguồn thu ngân sách phường, xã, Luật ngân sách Nhà nước đã làm rõ thêm một bước đáng kể để các nguồn thu ngân sách phường, xã đó là điều khẳng định. Vấn đề đặt ra
là một cấp ngân sách của một chính quyền trong nhà nước pháp quyền thì nguồn thu chính của một ngân sách phường, xã phải nhu thế nào? Đó là : nguồn thu quan trọng trước hết là nguồn thu ngân sách cấp trên mà còn phải là nguồn thu bắt buộc và là khoản đóng góp bắt buộc bằng cách đó mới đảm bảo gắn nguồn thu của phường, xã với ngân sách phường, xã và tính ổn đinh ngân sách phường, xã.
Nguồn thu quan trọng thứ hai đó là đất công ích và hoa lợi công sản, vấn đề đặt ra là phải vươn tới quản lý đất đai nói chung, đất công ích nói riêng và các công sản khác trên địa bàn phường, xã. Ở đây Nhà nước cũng cần có những quy định rõ những loại đất đai phường, xã được quản lý sử dụng và định quyền cho thuê để có nguồn thu đồng thời cũng cần quy định rõ những loại đất công trên địa bàn phường, xã thuộc phường, xã quản lý được phép đấu thầu hay bán để có nguồn thu. Điều đó đối với các phường, xã thuộc vùng đồng bằng tương đối rõ, nhưng cũng cần quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, còn các phường, xã vùng trung du và miền núi thì chưa thật rõ ràng. Những nguồn thu khác nhìn chung không lớn lắm.
Nguồn thu quan trọng thứ ba là nguồn thu bổ sung ngân sách cấp trên.
Việc bổ sung của ngân sách cấp trên cho ngân sách phường, xã tất nhiên cũng phải chia ra: Bổ sung chi thường xuyên và bổ sung chi đầu tư phát triển. Việc bổ sung ngân sách phường, xã nên xem xét về mặt dân số, trình độ phát triển, điều kiện địa lý khác nhau để có hệ số tăng giảm. Cách làm đó vừa đảm bảo công bằng, vừa xóa dần sự chênh lệch giữa các vùng.
Thứ ba: Việc đổi mới ngân sách phường, xã là đổi mới cán bộ quản lý ngân sách phường, xã. Ngoài tài chính cần tổ chức bồi dưỡng đào tạo cán bộ làm ngân sách phường, xã, mỗi phường, xã phải có Ban tài chính cần được củng cố và bản thân các thành viên là người được đào tạo có bằng cấp nhất định. Mỗi phường, xã phải có kế toán trưởng có trình độ, năng lực, có phẩm
chất đạo đức tốt mà phải do Nhà nước bố trí và trả lương không phụ thuộc vào lương của phường, xã.
Bằng những vấn đề nêu trên là những vấn đề bức xúc trong vấn đề quản lý ngân sách phường, xã trong điều kiện mới của đất nước chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền theo định hướng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, quy mô ngân sách hiện nay chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong ngân sách Nhà nước mà vấn đề quan trọng ở đây là qua ngân sách để phát huy vai trò chính quyền phường xã vững mạnh hoạt động có hiệu lực và hiệu quả hơn nữa để góp phần xây dựng CNH - HĐH đất nước, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
CHƯƠNG 2