Đánh giá về công tác quản lý thu, chi ngân sách phường

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách của phường Tân Giang, Thành phố Hà Tĩnh (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH CỦA PHƯỜNG TÂN GIANG, THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

2.7. Đánh giá về công tác quản lý thu, chi ngân sách phường

Nhìn chung các nguồn thu trong phường được khai thác và phát triển nguồn thu cho ngân sách phường một cách triệt để, chính quyền cấp phường đã xác định rõ tầm quan trọng của ngân sách phường, ngay từ đầu năm căn cứ vào tiêu chí hướng dẫn của tỉnh, thành phố, chính quyền cấp phường đã dự toán thu chi ngân sách tại địa bàn theo từng loại thuế, phí, lệ phí, phối hợp chặt chẽ với đội thuế liên phường xã và cán bộ thu phường chỉ đạo thu ở các mũi nhƣ:

Đồng chí Phó chủ tịch phụ trách kinh tế cùng với khối phố trưởng, ủy nhiệm thu thuế: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế nhà đất.

Trong chỉ đạo thực hiện thu, phường đã vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách của tỉnh, của thành phố, thực hiện tốt 3 lợi ích: Nhà nước, tập thể tổ chức thu và người đi thu.

Với nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên đang chiếm tỷ trọng lớn, một phần do ngân sách phường còn gặp khó khăn, nhưng một phần cũng do một số chính sách, chế độ tiền lương mới ban hành, làm cho mức trợ cấp ngân sách phường tăng. Vì vậy ngân sách cấp trên cần phải xem xét, nghiên cứu kỹ để thực hiện sự công bằng xã hội và đầu tƣ đúng mục đích.

Quản lý chi:

Nhờ đổi mới cơ chế quản lý và sự quan tâm xây dựng nguồn thu, mấy năm qua ngân sách phường có tăng nhưng thấp, không đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên của phường và sự phát triển sự nghiệp y tế, văn hóa, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

Trong chi thường xuyên: Phường có sự quan tâm chỉ đạo đến các chính sách, chế độ được đảm bảo, chi trả kịp thời, lương hưu cán bộ phường, trợ cấp khó khăn. Ngoài việc chi chính sách xã hội thì chi cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế, thông tin, thể dục, thể thao cũng đƣợc các cấp chính quyền phường đáp ứng nhu cầu chi cho sự nghiệp trên địa bàn phường, hoàn thành nhiệm vụ theo từng giai đoạn. Chi lương, chi sinh hoạt phí, hoạt động phí, Đảng, đoàn thể, chi cho An ninh quốc phòng cũng đƣợc đảm bảo kịp thời tạo điều kiện cho cấp phường hoạt động hiệu quả. Tổng hợp toàn phường số thu, chi ngân sách phường năm nào cũng đảm bảo.

Với chi đầu tư phát triển UBND phường đã quan tâm đến khoản chi này nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng, trong những năm gần đây phường đã hoàn thành “điện, đường, trường, trạm”. UBND phường đã đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn như đường trục nội đồng, đường dân sinh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi.

Nhìn chung UBND phường đều chấp hành nguyên tắc “tăng thu để chi”

vì thế không có chi vƣợt quá thu. Tuy thế trong khi lập dự toán thu, chi vẫn chƣa chính xác cho nên dẫn đến nhiệm vụ thu, chi còn hạn chế. Vì thế nguồn chi đầu tƣ phát triển không đƣợc đầu tƣ đúng mức cho nên có một số công trình cần phải làm.

Do phường còn khó khăn nên việc triển khai các nguồn thu, chi theo luật Ngân sách Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp, việc huy động các

nguồn thu còn nhiều trở ngại trong dân. Công tác thu, chi cơ bản đảm bảo đúng quy trình và theo luật ngân sách, tuy nhiên phường cần phân tích đánh giá các chỉ tiêu ảnh hưởng đến các hoạt động KT - XH để từ đó đưa ra phương hướng hoạt động mới có hiệu quả.

2.7.1. Ưu điểm:

Trong những năm qua các cấp chính quyền phường Tân Giang đã chú trọng công tác quản lý ngân sách phường trên nhiều mặt. Nhờ đó quản lý ngân sách phường đã thu được những kết quả quan trọng: đảm bảo được nguồn thu, thu đúng, thu đủ và nuôi dƣỡng nguồn thu, đồng thời đảm bảo chi ngân sách đúng nguyên tắc, đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và có hiệu quả.

Chính vì vậy, công tác quản lý thu, chi ngân sách phường những năm qua đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định:

- Công tác lập dự toán ngân sách phường cơ bản đã đựơc thực hiện theo quy định của luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Dự toán thu, chi ngân sách phường đã bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chất lượng dự toán ngân sách đã đựơc nâng cao.

- Việc quản lý ngân sách phường qua hệ thống KBNN đã góp phần làm cho ngân sách phường lành mạnh, được quản lý chặt chẽ và thống nhất hơn.

Qua công tác kiểm soát chi của KBNN, nhiều khoản chi của NS phường bị từ chối thanh toán do thanh toán vƣợt dự toán đƣợc duyệt, không đúng tiêu chuẩn định mức, hồ sơ không hợp lệ, thiếu hồ sơ … đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại phường và đưa công tác quản lý chi ngân sách phường đi vào ổn định.

- Chính quyền phường đã nhận thức được đầy đủ về trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc quản lý, điều hành ngân sách phường như một

cấp ngân sách hoàn chỉnh theo luật NSNN. Từ đó, chủ động trong việc quản lý, điều hành ngân sách.

- Các cơ quan quản lý nhà nước như: Tài chính, KBNN đã có điều kiện tham gia vào việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chỉ đạo quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách phường. Các khoản chi của NS phường được chính quyền phường giám sát một cách chặt chẽ thông qua nguyên tắc chuẩn chi.

2.7.2. Nhược điểm:

Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay, quản lý NSNN nói chung và chi đầu tư ngân sách phường, xã nói riêng ở địa phương cũng còn không ít hạn chế: Việc bổ sung, điều chỉnh dự toán diễn ra nhiều lần trong năm nhất là vào dịp cuối năm; Số dự án thực hiện quá thời gian quy định khá phổ biến, có dự án kéo dài 3 đến 4 năm; Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tƣ từ NSNN vẫn còn tồn tại.

- Tình trạng vi phạm các quy định về quản lý tài chính - ngân sách diễn ra ở những mức độ khác nhau. Những sai phạm trong việc hạch toán; chi đầu tƣ không đúng đối tƣợng, tiêu chuẩn, định mức…, nhiều khoản sai chế độ quy định đã đƣợc các cơ quan thanh tra, kiểm soát thanh toán phát hiện.

- Năng lực, trình độ cán bộ quản lý ngân sách phường có lúc còn yếu kém, tình trạng thay đổi nhân sự sau mỗi kỳ đại hội diễn ra phổ biến. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý Ngân sách phường nói chung, quản lý chi đầu tư XDCB của cấp phường, xã nói riêng.

- Với một lượng ngân sách tương đối lớn cùng với số ngân sách cấp trên hỗ trợ như vậy nếu không tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ thì việc thất thoát, lãng phí, tiêu cực rất dễ xảy ra.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách của phường Tân Giang, Thành phố Hà Tĩnh (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)