CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH PHƯỜNG TÂN GIANG
3.3. Một số kiến nghị đề xuất
3.3.3 Giải pháp cụ thể
- Đổi mới về nhận thức, xác định đúng vai trò vị trí của ngân sách vì nguồn ngân sách là nguồn tài chính quan trọng chủ yếu nhất đảm bảo cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, chức trách của chính quyền phường, xã chính vì vậy ngân sách phường, xã đòi hỏi phải thường xuyên tăng cường quản lý để đáp ứng với những nhiệm vụ của địa phương, đồng thời phải tính đến các yếu tố xa hơn đó là thực hiện chính sách cân bằng thu, chi và tiến tới có tích lũy để tái mở rộng sản xuất với đặc điểm, điều kiện phát triển kinh tế của địa phương, trên cơ sở khai thác mọi nguồn thu và chống thất thoát thu.
- Bộ máy chính quyền phường phải gọn nhẹ theo quy định mới, cấp trên cần tăng cường quản lý ngân sách phường, xã, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán
bộ quản lý ngân sách phường, xã đặc biệt là chủ tài khoản và cán bộ phụ trách kế toán ngân sách phường
- Xây dựng kế hoạch dự toán thu, chi ngân sách phường, xã trong những năm tới cần quán triệt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH, kế hoạch của thành phố, cố gắng phấn đấu trên các lĩnh vực để tăng thu đảm bảo dần tiến tới cân đối thu, chi góp phần phát triển sản xuất kinh doanh. Tình hình hiện tại phường phải bổ sung ngân sách từ cấp trên chiếm tỷ lệ nhiều vì vậy đáp ứng nhiệm vụ thu đúng mục đích, kịp thời cho những nội dung quan trọng cần thiết thì cần phải hoãn các khoản chi khác lại chƣa thực sự cần thiết.
- Việc xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách phải đƣợc thực hiện đúng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện đúng các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức thảo luận ngân sách, nội dung báo cáo dự toán ngân sách cần đảm bảo cơ sở tính toán đúng yêu cầu.
+ UBND phường chủ động phối kết hợp với ngành cấp trên tập trung chỉ đạo việc một số hộ dân chƣa chấp hành nộp thuế, có biện pháp kiên quyết xử lý những hộ dân cố tình không nộp thuế để đảm bảo chính sách pháp luật của Nhà nước để người dân chấp hành Luật thuế nghiêm minh và công bằng xã hội.
Chính quyền phường cần xem xét chặt chẽ bằng cách thường xuyên kiểm tra giám sát, phải đảm bảo tuân thủ các nguồn thu của phường, vừa phải chống thất thu, không bỏ sót bất cứ nguồn thu nào ở địa phương, tìm mọi cách phát triển khai thác thêm những điều kiện thuận lợi của nguồn thu mới vào ngân sách phường.
Tổ chức các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật về ngân sách cho tất cả người dân được hiểu để biết rõ việc đóng góp vào ngân sách phường, ngân sách thành phố là nghĩa vụ, quyền lợi của mỗi người, mặt khác, người dân tích cực tham gia quá trình quản lý ngân sách phường, kiểm tra, giám sát.
+ Luật ngân sách xã đã quy định nhiệm vụ chi của ngân sách phường, xã như chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi định mức và chi tiêu chuẩn theo định mức Nhà nước đã quy định, đây là cơ sở để quản lý ngân sách phường, xã. Quản lý chi phải tính đến hiệu quả cao nhất của các khoản chi đối với thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền phường, xã.
Cần chú trọng cho sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội nhằm từng bước cải thiện về mọi mặt đời sống của cán bộ và nhân dân trong toàn phường.
Quản lý chi đầu tư phát triển đảm bảo đúng hướng có quy định, thiết thực và phát triển hiệu quả.
- Tăng cường củng cố đội ngũ cán bộ ngân sách của phường: Trong điều kiện hiện nay khi nguồn thu của ngân sách phường đầy đủ được tăng lên, ngày càng phong phú, đa dạng, các nội dung chi cũng dần lớn lên và tăng đáng kể thì việc nắm bắt kịp thời ghi chép và hạch toán kế toán đầy đủ những nội dung thu chi của ngân sách phường là một yêu cầu cần thiết. Do đó tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý tài chính nhƣ chủ tài khoản, kế toán ngân sách, hướng dẫn mở sổ sách kế toán mới, sử dụng các khoản kế toán và hệ thống các biểu mẫu kế toán, quyết toán theo quy định của Nhà nước.