Giải pháp về công tác quản lý

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường nước và chất thải rắn làng nghề tái chế nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 28)

2.4 Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề tái chế

2.4.1 Giải pháp về công tác quản lý

Đối với các làng nghề tái chế kim loại giải pháp quy hoạch tổng thể về môi trường và đưa khu vực sản xuất ra khỏi khu vực sinh sống của dân làng là nội dung cần đưa vào định hướng phát triển của tất cả các làng nghề. Việc giải quyết tốt quy hoạch môi trường tổng thể cho làng nghề tái chế kim loại sẽ giảm đáng kể các hại ô nhiễm không khí, tiếng ồn và nước thải trong khu vực. trong việc quy hoạch các làng nghề tái chế kim loại cần lưu ý những điểm sau (Vũ Hoàng Nam, 2010):

- Bố trí khoảng cách giữa các cơ sở sản xuất:

Các cơ sở sản xuất cần được bố trí với khoảng cách thích hợp để đảm bảo thông thoáng nhà xưởng và hạn chế lan truyền ô nhiễm. khoảng cách giữa các cơ sở

sản xuất phụ thuộc vào quy mô của từng cơ sở và quỹ đất hiện có nhưng trong thiết kế xây dựng cần tính đến nội dung này.

- Phân cụm các công đoạn sản xuất

Phân chia các cơ sở sản xuất thành các nhóm có mức độ ô nhiễm nặng, trung bình và nhẹ, bố trí thành các cụm gần nhau nhằm thiết kế một hệ thống xử lý tập trung có hiệu quả cả về mặt kinh tế cũng như môi trường. Các nhóm cần đặc biệt lưu ý tập trung ra xa khu dân cư bao gồm công đoạn nung, nấu, công đoạn cắt, dập bằng các máy công cụ gây tiếng ồn lớn và công đoạn mạ nếu có. Trong quá trình quy hoạch môi trường cho những công đoạn sản xuất này cần lưu ý:

+ Cụm các máy cắt, dập (gây ô nhiễm tiếng ồn, rung, bụi): Cần đặt các thiết bị chống ồn, xây tường bằng cách tạo khoảng không gian giữa hai bức tường, trồng cấy xanh xung quanh.

+ Công đoạn nấu, nung, ủ thép tại các làng nghề tái chế kim loại thường sử dụng lượng than rất lớn, chủ yếu là than chất lượng thấp nên có khả năng gây tác động mội trường không khí là rất lớn. các lò nung, ủ thép này nên quy hoạch vào khu riêng ở xa khu dân cư

+ Cụm các xưởng mạ gây ô nhiễm do nước thải chứa hóa chất cũng cần được quy hoạch tập trung. Nước thải từ các xưởng này phải được thu gom vào bể chứa chung và xử lý tập trung trước khi thải ra môi trường.

2.4.1.2. Áp dụng các công cụ quản lý kinh tế

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển trong nhóm G8 cho thấy họ đã sử dụng rất có hiệu quả nhóm các biện pháp kinh tế, tài chính trong việc xử lý ô nhiễm để bảo vệ môi trường. Trong đó thuế và phí là hai công cụ quan trọng. Kinh nghiệm thực tiễn áp dụng thuế và phí BVMT của nhóm G8 đã chỉ ra rằng không có riêng một loại thuế BVMT để áp dụng chung cho tất cả các loại chất thải (rắn, lỏng, khí). Để xử lý đối với từng loại chất thải, cần sử dụng các công cụ phù hợp, cụ thể như sau:

- Đối với các chất thải rắn và chất thải lỏng, thường là dễ xác định đối tượng phát thải, địa điểm phát thải và thu gom. Bằng các quy định hành chính, buộc các đối tượng phát thải phải xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Vì thế, đối với các chất thải rắn và chất thải lỏng, hiện nay các nước nhóm G8 đều áp dụng thu phí nhằm bù đắp trực tiếp chi phí BVMT.

- Đối với các chất thải khí, do nguồn phát thải di động hoặc khó xác định được lượng khí thải, nồng độ các chất độc hại, vì thế việc xác định cụ thể các đối tượng và căn cứ thu phí là rất khó. Hiện nay chưa thể tính toán xác định được các chi phí cho việc xử lý, khắc phục các chất thải khí, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến khắc phục các tác hại của khí thải tới môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, không thể quy định mức thu phí để bù đắp chi phí xử lý đối với khí thải, mà chỉ có thể áp dụng thu thuế nhằm tác động đến ý thức và hành vi của đối tượng phát thải, từ đó ngăn ngừa và hạn chế lượng khí thải ô nhiễm môi trường không khí. Từ lý do này, các nước G8 đã xây dựng và áp dụng thuế BVMT không khí đối với khí thải được gọi là “thuế Cacbon”. Thuế BVMT không khí – “thuế Cacbon”

được áp dụng để giảm thiểu lượng khí CO2, các loại khí thải từ sử dụng các thiết bị điện lạnh (điều hòa, tủ lạnh...) và các chất bụi không khí gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên.

2.4.1.3. Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường tại các làng nghề

Trong làng nghề, cần có bộ phận chuyên trách về môi trường nhằm giám sát và quản lý chất lượng môi trường. Địa phương cần đưa ra quy trình về quản lý môi trường, các cán bộ chuyên trách về môi trường sẽ giúp các cấp quản lý nắm vững tình hình thực hiện các quy định liên quan tới bảo vệ môi trường và xử lý chất thải, khuyến khích các sáng kiến nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường, kịp thời tìm ra giải pháp mỗi khi có sự cố trong sản xuất gây ảnh hưởng tới môi trường. Đối với các làng nghề nên lấy quản lý cấp xã là nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường, vì tại cấp xã các cán bộ quản lý có thể đi giám sát hoạt động của từng hộ gia đình để thực hiện có hiệu quả các giải pháp quản lý.

Đặc biệt, việc sử dụng cộng đồng như những nhà quản lý môi trường không chính thức và tính cộng đồng là công cụ bảo vệ môi trường đã được thực hiện thành công ở một số nước trong khu vực và thế giới bằng các hình thức khác nhau (Đặng Đình Long và Đinh Thị Bích Thủy, 2005). Cũng theo Đặng Đình Long, các nghiên cứu của World Bank đã chứng minh rằng, “dựa trên sức ép của cộng đồng, cộng với việc tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý môi trường có thể cải thiện được lượng phát thải tại các cơ sở gây ô nhiễm”.

Một số quốc gia đã thực hiện thành công cách quản lý này như: Côlômbia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Băng-la-đét, Malaysia, In-đô-nê-xia… với phương pháp cho điểm đơn giản để dân chúng nhận rõ cơ sở nào tuân thủ các tiêu chuẩn chống ô nhiễm của quốc gia và địa phương; cơ sở nào không tuân thủ.

Trung Quốc đã cho phép tính các loại phí ô nhiễm dựa trên sự thảo luận của cộng đồng. Mức định giá phí ô nhiễm dựa trên mức độ ô nhiễm, mức dân cư phải hứng chịu hậu quả của ô nhiễm, mức thu nhập bình quân… Cùng với đó, chính phủ nước này cũng thường xuyên nâng cao năng lực của cộng đồng trong nhận thức và hành động giải quyết các vấn đề môi trường địa phương.

Ở In-đô-nê-xia, dưới áp lực của cộng đồng địa phương bằng việc phát đơn kiện các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, qua đó chính phủ và các cơ quan kiểm soát ô nhiễm làm trung gian đứng ra giải quyết, buộc các cơ sở gây ô nhiễm phải đền bù cho cộng đồng và có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Đặng Đình Long và Đinh Thị Bích Thủy, 2005).

Như vậy, cần thiết có sự phối hợp giữa Nhà nước, xã hội dân sự và cộng đồng trong quản lý môi trường cũng như giải quyết xung đột môi trường. Đây là giải pháp mang tính bền vững cho sự phát triển của xã hội.

2.4.1.4. Xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ tại các làng nghề

Ngoài việc áp dụng các công cụ kinh tế trong BVMT, các nước G8 cũng tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ vốn sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm của làng nghề

- Giảm thuế, lệ phí đối với các cơ sở thực hiện tốt các quy định nhà nước về môi trường và các cơ sở có đầu tư cải thiện môi trường. Khuyến khích các cơ sở áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn.

- Chính quyền cấp trên cần có cơ chế hỗ trợ vốn cho các dự án cải thiện môi trường, quan trắc môi trường định kỳ.

- Lập quỹ bảo vệ môi trường nhằm bổ sung kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường để thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục các tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất đến môi trường.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường nước và chất thải rắn làng nghề tái chế nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)