Hiện trạng môi trường nước

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường nước và chất thải rắn làng nghề tái chế nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 57 - 67)

4.3 Hiện trạng môi trường nước và chất thải rắn làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá, Văn Môn

4.3.2 Hiện trạng môi trường nước

a/ Nước thải sinh hoạt:

Sử dụng hệ số phát thải nước 0,1m3/ngày.đêm theo Thông tư số 46/2011/TT-TNMT thì tổng lượng nước thải sinh hoạt của 2654 người dân ở thôn Mẫn Xá là 265,4m3/ngày.đêm. Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt được đổ thẳng ra cống chung của làng và đổ ra các ao, hồ, kênh rạch.

b/ Nước thải tái chế nhôm:

Từ bảng tính toán các chất thải phát sinh trong quy trình tái chế nhôm làng nghề Mẫn Xá 4.3 ta có thể thấy rằng nước thải phát sinh trong công đoạn nung, làm nguội, và đánh bóng sản phẩm. Khối lượng phát sinh không nhiều, khoảng 7m3/1000kg nguyên liệu, tuy nhiên lại chứa nhiều dầu mỡ, hóa chất (axit citric) và cặn kim loại.

Các hộ sản xuất đều không có hệ thống xử lý nước thải. Do đặc trưng làng nghề nằm xen kẽ trong khu dân cư nên lượng nước thải của hoạt động sản xuất thường thải lẫn với nước thải sinh hoạt theo các rãnh dẫn chảy ra cống thải chung của làng sau đó thoát ra mương tiêu nước.

Kết quả phân tích cho thấy nước thải tại làng nghề Mẫn Xá chứa nhiều chất độc hại đặc biệt là kim loại nặng.

Bảng 4.6: Kết quả phân tích mẫu nước thải làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá, Văn Môn

Thông

số Đơn vị

Kết quả QCVN

40:2011/

BTNMT (Cột B)

4/2015 11/2015

NT1 NT2 NT3 NT4 NT1 NT2 NT3 NT4

pH - 8,33 8,42 7,40 7,31 8,57 8,79 7,64 7,79 5,5-9 BOD5

(200C) mg/l 116 132 22 27 138 182 43 35 50

COD mg/l 179 208 164 168 216 253 178 185 150

SS mg/l 236 319 106 102 275 382 112 127 100

Fe mg/l 12,438 13,312 1,658 2,438 13,238 14,118 3,432 4,249 5 Cu mg/l 2,276 2,831 0,105 0,116 2,458 3,732 0,838 0,764 2 Zn mg/l 6,536 8,353 1,963 1,987 8,306 10,583 2,192 2,301 3 Al mg/l 60,045 73,940 4,680 5,236 82,630 107,541 7,940 8,863 - Pb mg/l 1,055 1,240 0,213 0,258 1,252 1,644 0,323 0,352 0,5 Ni mg/l 1,063 1,245 0,163 0,117 1,237 1,893 0,275 0,303 0,5 Tổng N mg/l 25,94 33,46 10,78 11,53 31,57 33,97 15,45 17,91 40 Tổng P mg/l 2,38 3,77 1,32 0,91 4,82 5,86 2,36 1,95 6 Dầu mỡ

khoáng mg/l 4,1 4,7 2,3 1,7 5,2 5,9 3,5 2,7 10

Coliform MPN /100

ml 1500 1800 5200 5800 1700 1900 5500 6900 5000 Nguồn: Kết quả phân tích

Chú thích: NT1: Nước thải tại cống xả thải hộ ông Nguyễn Văn Điều, cơ sở tái chế nhôm quy mô nhỏ NT2: Nước thải tại cống xả thải hộ ông Lê Văn Hải cơ sở tái chế nhôm quy mô lớn

NT3: Nước thải tại cống thải liên thôn gần sân vận động NT4: Nước thải tại cống thải liên thôn cạnh đường chợ Chiều

 pH:

Giá trị pH của 8 mẫu nước thải dao động trong khoảng từ 7,31 – 8,79 nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT (pH =5,5-9). Như vậy cả 4 mẫu đều có tính kiềm do trong nước thải có chứa nhiều cặn xỉ kim loại.

 BOD5:

Hình 4.3: Biểu đồ so sánh hàm lượng BOD5 các mẫu với QCVN

Qua biểu đồ ta có thể nhận thấy, hàm lượng BOD5 của Mẫu NT1 và NT2 vượt quy chuẩn cho phép từ 1,72 – 2,64 lần (vào tháng 4) và 2,76 – 3,64 lần (vào tháng 11). Thông số BOD5 là một trong những thông số nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước và khả năng tự làm sạch. Mỗi loại nước của các đối tượng cụ thể có giá trị BOD5 khác nhau. Ở mẫu NT1 và NT2 lấy tại cống thải của các hộ sản xuất nên nước thải có hàm lượng BOD5 khá cao. Sau khi chảy qua các cống thải tới các cống tiếp nhận chung của cả làng tại mẫu NT3 và NT4 thì hàm lượng này đã giảm hơn rất nhiều. Mẫu NT3 và NT4 nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép.

 COD:

Hình 4.4: Biểu đồ so sánh hàm lượng COD các mẫu với QCVN

Qua biểu đồ trên ta thấy : Hàm lượng COD của cả 4 mẫu nước thải đều cao hơn quy chuẩn cho phép. Cụ thể:

- Tháng 4/2015: Mẫu nước thải NT1 cao hơn quy chuẩn cho phép 1,19 lần, NT2 cao hơn quy chuẩn cho phép 1,69 lần, NT3 cao hơn quy chuẩn cho phép 1,09 lần, NT4 cao hơn quy chuẩn cho phép 1,12 lần.

- Tháng 11/2015: Mẫu nước thải NT1 cao hơn quy chuẩn cho phép 1,44 lần, NT2 cao hơn quy chuẩn cho phép 1,39 lần, NT3 cao hơn quy chuẩn cho phép 1,19 lần, NT4 cao hơn quy chuẩn cho phép 1,23 lần.

 Chất rắn lơ lửng:

Hình 4.5: Biểu đồ so sánh hàm lượng SS các mẫu với QCVN

Qua biểu đồ trên ta thấy: Chất rắn lơ lửng SS của tất cả các mẫu đều cao hơn quy chuẩn cho phép. Ở mẫu NT1 cao hơn quy chuẩn cho phép 2,36 lần vào tháng 4 và 2,75 lần vào tháng 11. Mẫu NT2 cao hơn quy chuẩn cho phép 3,19 lần vào tháng 4 và 3,82 lần vào tháng 11. Mẫu NT3 cao hơn quy chuẩn cho phép 1,08 lần vào tháng 4 và 1,27 lần vào tháng 11. Mẫu NT4 cao hơn quy chuẩn cho phép 1,12 lần vào tháng 4 và 1,32 lần vào tháng 11. Như vậy hàm lượng chất rắn lơ lửng SS ở mẫu NT1 và NT2 cao hơn ở mẫu NT3 và NT4 rất nhiều. Nguyên nhân do mẫu NT1 và NT2 lấy tại vị trí hộ sản xuất nên lượng chất rắn lơ lửng cao. Khi đi qua các cống thải do có sự lắng đọng và được hòa loãng với nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình nên hàm lượng chất rắn lơ lửng đã thấp hơn rất nhiều ở mẫu NT3 và NT4.

 Thông số Fe, Cu, Zn, Pb, Ni:

Qua bảng 4.6 ta thấy: Tất cả các thông số Fe, Cu, Zn, Pb, Ni của mẫu NT1

và NT2 trong 2 tháng đều cao hơn quy chuẩn cho phép rất nhiều, còn mẫu NT3 và NT4 đều nằm trong giới hạn cho phép. Điều này chứng tỏ nước thải tại các hộ sản xuất có chứa một lượng kim loại rất lớn, cụ thể:

- Hàm lượng Fe của mẫu NT1 và NT2 cao hơn quy chuẩn cho phép từ 2,49 – 2,87 lần vào tháng 4 và 2,85 – 3,22 lần vào tháng 11.

- Hàm lượng Cu của mẫu NT1 và NT2 cao hơn quy chuẩn cho phép từ 1,14 – 1,42 lần vào tháng 4 và 1,22 – 1,87 lần vào tháng 11.

- Hàm lượng Zn của mẫu NT1 và NT2 cao hơn quy chuẩn cho phép từ 2,18 – 2,78 lần vào tháng 4 và 2,77 – 3,53 lần vào tháng 11.

- Hàm lượng Pb của mẫu NT1 và NT2 cao hơn quy chuẩn cho phép từ 2,11 – 2,48 lần vào tháng 4 và 2,5 – 3,29 lần vào tháng 11.

- Hàm lượng Ni của mẫu NT1 và NT2 cao hơn quy chuẩn cho phép từ 2,12 – 2,49 lần vào tháng 4 và 2,47 – 3,79 lần vào tháng 11.

 Tổng N, tổng P và dầu mỡ khoáng:

Tổng N, tổng P và dầu mỡ khoáng của cả 4 mẫu ở 2 thời điểm tháng 4 và tháng 11 đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép.

 Thông số Coliform:

Coliform là một thông số thông dụng để đánh giá mức an toàn vệ sinh trong nước vì số lượng của chúng hiện diện trong mẫu chỉ thị khả năng có sự hiện diện của vi sinh vật có khả năng gây bệnh.Ở cả 2 thời điểm tháng 4 và tháng 11 Mẫu NT1 và NT2 đều nằm trong giới hạn cho phép, còn mẫu NT3 và NT4 vượt quy chuẩn cho phép từ 1,04 - của 4 mẫu đều có hàm lượng coliform vượt quy chuẩn cho phép từ 1,08 – 1,38 lần, cao nhất là ở vị trí NT4.

* Nhận xét:

- Hai mẫu NT1 và NT2 lấy tại vị trí cống thải của 2 cơ sở sản xuất có rất nhiều các thông số vượt quy chuẩn cho phép, đặc biệt là các thông số SS, Fe, Cu, Zn, Pb, Ni vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Do trong quá trình sơ chế, nung chảy nhôm, làm mát các cơ sở sản xuất đã thải ra một lượng lớn xỉ kim loại. Mẫu NT2 lấy tại cống thải của cơ sở sản xuất lớn nên hàm lượng các kim loại cũng lớn hơn ở mẫu NT1. Ở vị trí NT3 và NT4 có các chỉ tiêu BOD5, COD, SS và Coliform vượt quy chuẩn cho phép, các chỉ tiêu còn lại về hàm lượng kim loại nặng đều dưới quy chuẩn cho phép do nước thải ở các vị trí này được thải cùng với nước thải sinh hoạt của các hộ dân trong làng nên hàm lượng kim loại nặng đã được pha loãng.

- Nhìn chung, các thông số chất lượng nước thải tại các vị trí NT1, NT2, NT3, NT4 vào tháng 4/2015 có giá trị thấp hơn so với tháng 11/2015 do tháng 11 là tháng sản xuất nhiều nhất trong năm; tháng 4 là thời điểm sau Tết, các hộ sản xuất ít hơn.

4.3.2.2. Nước mặt

Hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân đã ảnh hưởng nhiều tới chất lượng môi trường nước mặt tại làng nghề Mẫn Xá. Ngoài ra, một lượng lớn xỉ than và xỉ kim loại đổ bừa bãi ra ven đường, các kênh mương, ao hồ đã gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt. Qua khảo sát cho thấy có 1 ao và 1 kênh tiếp nhận nước thải của làng nghề Mẫn Xá đó là ao xóm Chùa và kênh Văn Môn, thuộc nhánh sông Ngũ Huyện Khê. Nước ao có màu đen đặc quánh, xuất hiện bọt khí và có mùi hôi tanh do xỉ kim loại. Để đánh giá được chất lượng nước mặt tại làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá đã tiến hành lấy 2 mẫu: 1 mẫu NM1 tại ao Chùa (gần bãi tập kết xỉ của thôn Mẫn Xá) và 1 mẫu NM2 tại kênh Văn Môn.

Mỗi mẫu nước thải được lấy vào 2 đợt khác nhau. Một đợt vào tháng 4/2015 (tháng sản xuất ít trong năm) và một đợt vào tháng 11/2015 (tháng sản xuất nhiều trong năm). Kết quả phân tích các mẫu nước được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.7: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại làng nghề Mẫn Xá

Chỉ tiêu Đơn

vị

Kết quả QCVN

08:2008/BTNMT

4/2015 11/2015

NM1 NM2 NM1 NM2

pH - 8,38 8,14 8,81 8,36 5,5 - 9

DO mg/l 9,06 10,7 7,6 8,2 >4

BOD5 (200C) mg/l 26 17 32 20 15

COD mg/l 46 34 51 42 30

SS mg/l 138 52 172 63 50

Fe mg/l 0,932 0,175 1,485 0,413 1,5

Cu mg/l 0,263 0,074 0,492 0,160 0,5

Zn mg/l 0,092 0,021 0,226 0,064 1,5

Al mg/l 4,664 1,370 6,896 1,826 -

Pb mg/l 0,038 0,014 0,049 0,025 0,05

Ni mg/l 0,012 0,004 0,021 0,006 0,1

Amoni mg/l 0,96 0,88 1,02 0,95 0,5

Photphat mg/l 0,23 0,11 0,28 0,13 0,3

Dầu mỡ

khoáng mg/l 0,3 0,06 0,5 0,08 0,1

Coliform MPN/100ml 3100 2300 3400 2800 7500

Nguồn: Kết quả phân tích

Chú thích: NM1: lấy tại ao Chùa (gần bãi tập kết xỉ của thôn Mẫn Xá)

 pH:

Nước mặt của các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép và có tính kiềm do người dân đổ xỉ ra kênh, ao . Ngoài ra, ao Mẫn Xá gần khu vực bãi tập kết xỉ của làng nên khi mưa, một lượng lớn xỉ theo nước mưa chảy tràn vào ao gây ô nhiễm nghiêm trọng.

 DO, Fe, Cu, Zn, Pb, Ni, Photphat, Coliform:

DO, Fe, Cu, Zn, Pb, Ni, Photphat, Coliform của các mẫu ở cả 2 thời điểm đều đạt quy chuẩn cho phép.

 BOD5:

Thông số BOD5 ở tất cả các mẫu đều cao hơn quy chuẩn cho phép. Cụ thể:

Mẫu NM1 cao hơn quy chuẩn cho phép 1,73 lần vào tháng 4 và 2,13 lần vào tháng 11. Mẫu NM2 cao hơn quy chuẩn cho phép 1,13 lần vào tháng 4 và 1,33 lần vào tháng 11.

 COD:

Thông số COD ở tất cả các mẫu đều cao hơn quy chuẩn cho phép. Cụ thể:

Mẫu NM1 cao hơn quy chuẩn cho phép 1,73 lần vào tháng 4 và 2,13 lần vào tháng 11. Mẫu NM2 cao hơn quy chuẩn cho phép 1,13 lần vào tháng 4 và 1,33 lần vào tháng 11. Tại vị trí NM1 do ao có diện tích nhỏ, hẹp, dân cư tập trung nhiều nên sự đồng hóa chậm, hàm lượng COD cao. Qua biểu đồ ta thấy kết quả phân tích của tháng 11 cao hơn kết quả phân tích của tháng 4. Điều đó thể hiện các mẫu phân tích có sự pha trộn bởi nước tự nhiên. Vào tháng 11 là mùa khô nên hàm lượng COD cao hơn các mẫu của tháng 4 là mùa mưa.

 SS:

Thông số SS ở tất cả các mẫu đều cao hơn quy chuẩn cho phép. Cụ thể:

Mẫu NM1 cao hơn quy chuẩn cho phép 2,76 lần vào tháng 4 và 3,44 lần vào tháng 11. Mẫu NM2 cao hơn quy chuẩn cho phép 1,04 lần vào tháng 4 và 1,26 lần vào tháng 11. Ở mẫu NM1 do ao ở gần bãi tập kết xỉ của thôn Mẫn Xá nên người dân thường đổ xỉ nhôm và xỉ than xuống ao vì vậy mà nước ao chứa nhiều chất rắn lơ lửng.

 Amoni:

Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất của các hộ gia đình được thải trực tiếp vào ao Chùa và kênh Văn Môn vì vậy, nồng độ NH4+ đo được trong cả 2 mẫu đều ở mức cao từ 0,88 đến 1,02 mg/l, đặc biệt cao ở các mẫu đo đạc trong tháng 10.

Hình 4.6: Biểu đồ so sánh hàm lượng Amoni các mẫu với QCVN

Kết quả phân tích trong bảng cho thấy hàm lượng NH4+ trong các mẫu tương đối đồng nhất, nguyên nhân dẫn đến sự đồng nhất đó là do NH4+ sinh ra chủ yếu là trong nước thải sinh hoạt của con người, của gia súc. Do vậy hàm lượng xả thải tất cả các khu vực tương đối giống nhau, sự khác nhau tùy theo số lượng người trong khu vực.

 Dầu mỡ khoáng:

Hình 4.7: Biểu đồ so sánh hàm lượng dầu mỡ khoáng các mẫu với QCVN

Qua biểu đồ trên ta thấy thông số dầu mỡ khoáng ở vị trí NM2 nằm trong giới hạn cho phép còn ở vị trí NM1 thông số dầu mỡ khoáng cao hơn quy chuẩn cho phép rất nhiều, gấp 3 lần quy chuẩn cho phép ở đợt tháng 4 và gấp 5 lần quy chuẩn cho phép ở đợt tháng 11

* Nhận xét:

- Nhìn chung, nước mặt tại ao làng Mẫn Xá (NM1)có hàm lượng các chỉ tiêu cao hơn so với kênh Văn Môn (NM2) do ao làng Mẫn Xá nằm gần bãi tập kết xỉ và các hộ dân có hoạt động tái chế nhôm. Nước mặt ở cả hai vị trí đều có hàm lượng amoni cao do tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các hộ dân. Các chỉ tiêu về hàm lượng SS, COD, BOD5, dầu mỡ khoáng tại ao Mẫn Xá vượt quy chuẩn cho phép đặc biệt hàm lượng dầu mỡ khoáng cao gấp 5 lần so với quy chuẩn cho phép.

- Hàm lượng các thông số chất lượng nước mặt vào tháng 11/2015 cao hơn so với tháng 4/2015 do tháng 11 là tháng sản xuất nhiều nhất trong năm; tháng 4 là thời điểm sau Tết nguyên đán, người dân sản xuất ít, ngoài ra vào thời gian này có một đợt mưa phùn tuy lượng mưa không đáng kể nhưng cũng tác động tới quá trình pha loãng nước.

4.3.2.3. Nước ngầm

Trước đây, 100% người dân Mẫn Xá thường sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt, sản xuất và chăn nuôi. Tuy nhiên, nước ngầm tại khu vực này có dấu hiệu nhiễm bẩn. Theo cảm quan, nước ngầm tại một số hộ trong làng có màu vàng, mùi hôi, tanh khó chịu. Từ năm 2014 đến năm 2015, dưới sự hỗ trợ của nhà nước, xã Văn Môn đã xây dựng xong 2 trạm cấp nước sạch sinh hoạt, hoàn thiện lắp đặt đường ống cấp nước từ trạm cấp nước đến các hộ dân trong xã, trong đó có thôn Mẫn Xá. Tính đến nay, 100% dân số làng nghề Mẫn Xá đã được sử dụng nước sạch cho sinh hoạt, còn nước giếng khoan được dùng cho sản xuất và chăn nuôi. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm được thể hiện dưới bảng 4.8.

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm ở bảng 4.7 cho thấy: Các chỉ tiêu về pH, độ cứng, clorua, As, Pb, Cu, Fe, Zn, Mn, Nitrat đều nằm trong quy chuẩn cho phép.

Bảng 4.8: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại làng nghề Mẫn Xá

Chỉ tiêu Đơn

vị

Kết quả

QCVN 09:2008/BTNMT

4/2015 11/2015

NM1 NM2 NM1 NM2

pH - 6,82 7,37 6,61 7,21 5,5 -8,5

Độ cứng mg/l 210 190 208 175 500

Clorua mg/l 62 83 30 35 250

As mg/l 0,003 < 0,001 0,002 < 0,001 0,005

Pb mg/l 0,001 0,004 0,003 0,007 0,01

Cu mg/l 0,038 0,042 0,028 0,022 1,0

Fe mg/l 0,245 0,321 0,134 0,176 5

Zn mg/l 0,009 0,023 0,002 0,017 3

Mn mg/l 0,125 0,140 0,135 0,235 0,5

Nitrat mg/l 1,238 0,745 1,134 1,045 15

Amoni mg/l 0,25 0,30 0,21 0,15 0,1

Nguồn: Kết quả phân tích

Chú thích: NN1: lấy tại giếng khoan cơ sở tái chế nhôm Mẫn Văn Việt NN2: lấy tại giếng khoan cơ sở tái chế nhôm Đinh Văn Độ

 Amoni:

Thông số amoni ở tất cả các mẫu đều cao hơn quy chuẩn cho phép. Cụ thể:

Mẫu NN1 cao hơn quy chuẩn cho phép 2,5 lần vào tháng 4 và 2,1 lần vào tháng 11. Mẫu NM2 cao hơn quy chuẩn cho phép 3 lần vào tháng 4 và 1,5 lần vào tháng 11.

* Nhận xét:

Hai mẫu nước ngầm đều có thông số Amoni vượt quy chuẩn cho phép.

Điều này có thể được lý giải là do hoạt động sản xuất thải ra một lượng lớn chất thải rắn, nước thải không được xử lý thải bỏ trực tiếp ra ao, kênh làm cho nguồn nước mặt bị ô nhiễm, cùng với nước thải sinh hoạt của các hộ dân theo nước mưa ngấm vào nước ngầm là nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm đe dọa trực tiếp tới sức khỏe người dân.

* Ngoài ra, để đảm bảo kết quả được đánh giá một cách khách quan và chính xác nhất học viên đã đem so sánh kết quả phân tích mẫu nước của mình với các kết quả phân tích của các đề tài nghiên cứu trước đó đã thực hiện ở làng nghề Mẫn Xá, Văn Môn, cụ thể như sau:

- Theo Kết quả phân tích của Mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quý I, 2015 - Trung tâm quan trắc môi trường Bắc Ninh và tác giả Trần Thị Thu Thủy, tác giả luận văn thạc sỹ Kỹ thuật môi trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2014: nước thải làng nghề Mẫn Xá vượt quy chuẩn cho phép ở các chỉ tiêu BOD5, COD, SS, Fe, Cu, Pb, Zn, Coliform. Nước mặt làng nghề Mẫn Xá vượt quy chuẩn cho phép ở các chỉ tiêu BOD5, COD, SS, Dầu mỡ khoáng. Kết quả của đề tài này khá giống với kết quả thu được của học viên.

- Theo tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Chi, tác giả luận văn thạc sỹ Khoa học môi trường, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, 2013: nước thải làng nghề Mẫn Xá vượt quy chuẩn cho phép ở các chỉ tiêu BOD5, COD, SS, Fe, Cu, Pb, Zn, Coliform. Nước mặt làng nghề Mẫn Xá vượt quy chuẩn cho phép ở các chỉ tiêu BOD5, COD, SS, Fe, Pb, Cu, Amoni, Dầu mỡ khoáng. Nước ngầm làng nghề Mẫn Xá vượt quy chuẩn cho phép ở các chỉ tiêu Amoni, Pb. Nhìn chung kết quả phân tích mẫu nước thải của đề tài này khá giống với kết quả thu được của học viên, riêng với mẫu nước mặt và nước ngầm cuả tác giả Quỳnh Chi các chỉ tiêu Fe, Pb, Cu vượt quy chuẩn cho phép, trong khi kết quả thu được của học viên lại có giá trị nằm trong giới hạn cho phép. Điều này có thể giải thích là do tại thời điểm tác giả Quỳnh Chi lấy mẫu các hộ sản xuất thu mua nguồn nhôm phế liệu trong thành phần có chứa nhiều kim loại Fe, Pb, Cu hơn tại thời điểm học viên lấy mẫu nên thải ra xỉ kim loại chứa nhiều các kim loại này, đã làm ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt và nước ngầm tại đây.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường nước và chất thải rắn làng nghề tái chế nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)