Giải pháp về kỹ thuật công nghệ

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường nước và chất thải rắn làng nghề tái chế nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 78)

4.5 Đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế nhôm Văn Môn

4.5.2 Giải pháp về kỹ thuật công nghệ

4.5.2.1. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm theo hướng sản xuất sạch hơn Có thể áp dụng một số các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm theo hướng sản xuất sạh hơn của Đặng Kim Chi và cộng sự đã nêu trong phần tổng quan như:

- Thay đổi nhiên liệu đầu vào: các hộ sản xuất có thể chuyển sang sử dụng

loại than đá có hàm lượng lưu huỳnh thấp, có nhiệt độ cao. Tuy rằng giá thành có cao hơn than đá hiện tại nhưng sẽ giúp nâng cao nhiệt độ lò, giảm lượng xỉ than và nồng độ khí thải.

- Tuần hoàn lại nước làm mát và nước rửa tại khâu đánh bóng sản phẩm giúp giảm chi phí sử dụng nước đồng thời giảm lượng nước thải 20 – 30%.

- Bảo ôn lò đốt, tránh tổn thất nhiệt giúp giảm ô nhiễm nhiệt, tiết kiệm nhiên liệu.

- Lắp đặt hệ thống chụp hút thu khí, bụi từ lò đốt, phòng không ra ngoài trời để giảm ô nhiễm khí thải

- Lắp đặt hệ thống quạt thông gió để thông thoáng nhà xưởng sản xuất, giảm nồng độ khí độc và bụi trong nhà xưởng.

- Trang bị cho công nhân trang phục bảo hộ như khẩu trang phòng bụi, khí; quần áo, kính mắt bảo hộ sẽ làm giảm được tác động của khí bụi tới sức khỏe con người.

4.5.2.2. Giải pháp về công nghệ xử lý chất thải Xử lý chất thải

Để công tác xử lý chất thải rắn được tốt thì công tác thu gom chất thải của làng nghề cũng cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Cần tăng cường thêm nhân lực, phương tiện và kinh phí và các chính sách đãi ngộ cho tổ vệ sinh môi trường trong thôn để có thể thu gom cả chất thải sinh hoạt và chất thải sản xuất. Tần suất thu gom cũng phải tăng lên 1 lần/ngày, 7 lần/tuần, để đảm bảo chất thải sản xuất không bị các hộ sản xuất đổ bỏ bừa bãi quanh đường làng, ngõ xóm, ao hồ gây mất mỹ quan, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước.

- Trang bị hệ thống thùng rác có nắp đậy ở các ngõ xóm để người dân đổ rác vào đó, mỗi ngõ có ít nhất 2 thùng có nắp đậy, khuyến khích các hộ dân phân loại rác tại nguồn, 1 thùng để chất thải rắn thông thường, 1 thùng để chất thải sản xuất và chất thải nguy hại.

+ Đối với chất thải rắn thông thường: thu gom, vận chuyển về bãi xử lý rác thải tập trung của huyện để xử lý theo phương pháp đốt bằng lò không khói mà huyện đã triển khai. Đề xuất UBND huyện Yên Phong đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án khu xử lý rác thải của huyện.

+ Đối với chất thải nguy hại và chất thải sản xuất chủ yếu là xỉ than, xỉ kim loại sẽ ký hợp đồng với các đơn vị, công ty có đủ chức năng để xử lý.

- Với bãi tập kết rác Thanh Bè cần yêu cầu tổ VSMT và người dân trong thôn đổ vào sâu theo đúng quy hoạch, không được phép đổ tràn ra ngoài cổng bãi gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Có thể sử dụng phương pháp đốt hoặc chôn lấp tạm thời rác thải sinh hoạt trong thời gian chờ đợi bãi xử lý rác thải tập trung của huyện để tránh quá tải cho bãi rác của thôn.

 Xử lý nước thải làng nghề

Hiện tại ở Văn Môn người dân đổ đầy các xỉ nhôm ra đường, ao hồ, khi mưa xuống nước mưa rửa trôi các kim loại và các tạp chất trong xỉ, gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm. Nếu như người dân có thể xử lý tốt lượng xỉ nói trên thì sẽ góp phần làm giảm đáng kể ô nhiễm nước mặt, nước ngầm tại đây.

Nước thải của làng nghề tái chế nhôm thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn bao gồm nước thải sản xuất của các hộ gia đình và nước thải sinh hoạt của người dân. Vì vậy, nước thải của làng có thành phần tính chất hết sức phức tạp bao gồm các kim loại nặng, dầu mỡ và các chất hữu cơ,..Để xử lý được hiệu quả lượng nước thải này đòi hỏi phải xây dựng hệ thống thu gom, đấu nối, dẫn nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất của các hộ vào một hệ thống gồm các bể để xử lý. Với tình hình các hộ sản xuất nằm trong khu dân cư như hiện nay thì để làm được điều này là rất khó và kinh phí rất lớn.

Theo hướng quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề 25ha theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 của xã thì toàn bộ nguồn nước thải sản xuất theo mương tiêu thoát nước nội bộ sẽ chảy về điểm cuối là điểm thu gom và xử lý nước thải tập trung của cụm. Địa điểm khu xử lý nước thải tập trung nằm trong khu quy hoạch 25ha và giáp với thôn Mẫn Xá, sẽ tiếp nhận và xử lý toàn bộ nguồn nước thải của thôn. Thiết kế và vận hành công trình xử lý nước thải sẽ ký hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng.

Chính vì vậy mà việc phân cụm công nghiệp làng nghề để đưa các hộ sản xuất ra khỏi cộng đồng dân cư Mẫn Xá là việc làm hết sức cần thiết hiện nay để xử lý nước thải, cải thiện môi trường nước mặt, nước ngầm tại đây.

Ngoài ra đối với hệ thống ao, kênh hiện nay phải tổ chức nạo vét hết bùn và rác thải để tránh gây ô nhiễm nguồn nước và tạo cảnh quan trong làng

Bên cạnh đó có thể kết hợp trồng các loại thực vật sống trong nước để giảm hàm lượng chất hữu cơ và tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch sẽ cho ao.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường nước và chất thải rắn làng nghề tái chế nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)