Giải pháp về giáo dục, truyền thông

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường nước và chất thải rắn làng nghề tái chế nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 38)

2.4 Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề tái chế

2.4.3 Giải pháp về giáo dục, truyền thông

Mục đích của việc giáo dục môi trường là tạo nên trong nhân dân ý thức quan tâm đến môi trường. Với sự nhận thức và trách nhiệm của mình góp phần vào sự bảo vệ và cải thiện môi trường tại chính nơi mình sinh sống.

Giáo dục môi trường cần tiến hành theo các biện pháp khác nhau:

- Dựa vào phương tiện truyền thông đại chúng bằng cách cộng tác chặt chẽ với báo chí và vô tuyến truyền hình, in áp phích, các ấn phẩm,… về bảo vệ môi trường.

- Tổ chức các lớp tập huấn về môi trường để tạo cho các cán bộ địa phương

và nhân dân nắm được nội dung cơ bản về luật BVMT,… nâng cao nhận thức về môi trường, từ đó tự giác chấp hành nghiêm chỉnh về giữ gìn vệ sinh môi trường và an toàn trong sản xuất, trong lao động.

- Sở TN&MT kết hợp với Bộ, một số cơ quan nghiên cứu trung ương và các tổ chức quốc tế mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ môi trường cho các cán bộ các huyện lỵ và tổ chức trình diễn xuống các địa phương.

- Kết hợp với UBND các huyện, xã, Đoàn thanh niên, phụ nữ tổ chức tuyên truyền rộng rãi các ngày lễ môi trường, tổ chức vệ sinh đường làng ngõ xóm, thu dọn, nạo vét kênh mương, ao tù, cống rãnh nhằm thoát nước mưa và nước thải.

- Tăng cường công tác giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức hiểu biết của chủ doanh nghiệp, cán bộ công nhân trong doanh nghiệp và người dân trong làng về các chất ô nhiễm phát sinh trong làng nghề tái chế kim loại.

Qua việc tìm hiểu thực trạng sản xuất tại các làng nghề tái chế kim loại và một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề, ta rút ra bài học sau:

+ Các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cần biết vận dụng linh hoạt các chính sách của Nhà nước tạo điều kiện cho chủ cơ sở của làng nghề dễ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho vay các nguồn tín dụng như là không phải thế chấp mà chỉ cần tín chấp.

+ Gắn phát triển làng nghề cùng với các chương trình hành động khác để hỗ trợ quảng bá thương hiệu cho làng nghề, cho sản phẩm như các chương trình du lịch làng nghề.

+ Biết phát huy lợi thế truyền thống làng nghề của ông cha để lại, người dân cần cù, chịu khó và rất tài hoa, năng động, sáng tạo, sớm thích nghi với cơ chế thị trường, do vậy các làng nghề nhanh chóng được khôi phục và phát triển.

+ Bước đầu đã lập quy hoạch và giải quyết mặt bằng cho sản xuất cho các làng nghề như quy hoạch khu, cụm, điểm tách ra khỏi khu dân cư để có điều kiện xử lý ô nhiễm môi trường đảm bảo cho làng nghề phát triển bền vững.

+ Thành lập và tạo điều kiện hoạt động cho các Hiệp hội làng nghề nhằm tạo dựng thương hiệu uy tín cho làng nghề; tạo điều kiện liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với nhau, giữa người sản xuất, cung ứng nguyên liệu với những người chế biến, tiêu thụ để thống nhất định hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tránh cạnh tranh không lành mạnh gây khủng hoảng thừa, thiếu, sốt giả.

+ Có chính sách khuyến khích thành lập các trung tâm thương mại, giao dịch, giới thiệu sản phẩm làng nghề để hỗ trợ tìm kiếm thị trường.

+ Công tác đào tào nguồn nhân lực trẻ cho làng nghề cũng cần được quan tâm; Cần phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bằng cách đa dạng hoá các hình thức đào tạo như: Bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng ngắn hạn theo phương châm thiếu gì huấn luyện nấy và có chiến lược đào tạo lâu dài bằng cách có hệ thống mà cac cơ sở và các địa phương có nhu cầu.

+ Thành lập các trung tâm tư vấn kinh tế kỹ thuật cho làng nghề.

+ Có chính sách đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp áp dụng các thành tựu khoa học.

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT, đặc biệt là việc cụ thể hóa các văn bản về BVMT các làng nghề. Cho đến nay, trong hệ thống luật pháp của nước ta chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về việc BVMT làng nghề, điều này gây khó khăn cho công tác quản lý môi trường các làng nghề.

+ Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý vấn đề chống ô nhiễm môi trường. Tuy đã được hình thành, song các công cụ kinh tế được áp dụng chưa phát huy được tác dụng trong việc hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nguyên nhân là việc áp dụng chưa cứng rắn, một số công cụ còn quá chung chung, biểu thuế chưa thật sự phù hợp với đặc điểm tình hình nền kinh tế nước ta. Việc hoàn thiện và tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế là cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường.

+ BVMT là nhiệm vụ của toàn xã hội do đó cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức BVMT của người dân, có các biện pháp cần thiết nhằm lôi kéo sự tham gia của cộng đồng vào việc giải quyết các vấn đề BVMT.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường nước và chất thải rắn làng nghề tái chế nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)