Làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015.
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nước thải và chất thải rắn làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội làng nghề tái chế nhôm Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;
- Đánh giá hiện trạng sản xuất làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;
- Đánh giá hiện trạng chất thải rắn và nước thải làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;
- Đánh giá công tác quản lý môi trường tại làng nghề nghề tái chế nhôm xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất những giải pháp nhằm bảo vệ môi trường làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
* Phương pháp khảo sát thực địa: Trực tiếp xuống địa điểm nghiên cứu, quan sát và thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu.
* Phương pháp điều tra phỏng vấn:
Tiến hành xây dựng 2 loại phiếu điều tra dành cho 2 đối tượng khác nhau bao gồm:
Phiếu điều tra dành cho hộ sản xuất:
Số lượng phiếu điều tra được xác định theo công thức Yamane:
n = N1+N×e2
Trong đó: n: Số phiếu điều tra; N: Số lượng tổng thể; e: mức sai số
Lấy e = 15%, số phiếu điều tra của từng xóm như sau:
+ Xóm Trại: N1 = 127 => n1 = 127
1+127×0.152 = 33 + Xóm Giữa: N2 = 91 => n2 = 91
1+91×0.152 = 30 + Xóm Chùa: N3 = 54 => n3 = 54
1+54×0.152 = 24 + Xóm Làng: N4 = 38 => n4 = 38
1+38×0.152 = 20
Nội dung điều tra nhằm thu thập các thông tin về quy mô sản xuất, sản phẩm, thị trường, công nghệ sản xuất, chất thải phát sinh và xử lý chất thải.
Các phiếu điều tra được phát ngẫu nhiên cho các hộ sản xuất tương ứng trong từng xóm.
Phiếu điều tra dành cho hộ không sản xuất:
Tổng số phiếu là 40 phiếu, được chia đều cho 4 xóm, mỗi xóm phỏng vấn 10 hộ, nhằm thu thập thông tin về chất lượng môi trường và công tác quản lý môi trường địa phương.
3.5.2 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội,..
.của xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; thu thập và đánh giá hiện trạng nguồn phát sinh, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt của địa bàn nghiên cứu từ UBND xã Văn Môn, Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Yên Phong, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bắc Ninh.
Thu thập số liệu từ sách, báo, tạp chí về môi trường và các website có liên quan.
3.5.3. Phương pháp lấy mẫu hiện trường
Số lượng mẫu nước: 08 mẫu, bao gồm 04 mẫu nước thải (NT1, NT2, NT3, NT4), 02 mẫu nước ngầm (NN1, NN2) và 02 mẫu nước mặt (NM1, NM2).
- Lấy mẫu nước thải theo TCVN 5999:1995 (ISO 5667 – 10:1992) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
- Lấy mẫu nước mặt theo TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
- Lấy mẫu nước ngầm theo TCVN 6663–11:2011 (ISO 5667 – 11:2009) Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.
Thời gian lấy mẫu: mẫu được lấy vào 2 thời điểm: ngày 30/4/2015 (tháng sản xuất ít trong năm) và ngày 30/11/2015 (tháng sản xuất nhiều trong năm).
Bảng 2.1. Vị trí, số lượng mẫu nước thải, nước mặt, nước ngầm
TT Kí hiệu Vị trí và đặc điểm mẫu
1 NT1 Tại cống xả thải của gia đình ông Nguyễn Văn Điều, cơ sở tái chế nhôm từ nhôm phế liệu với quy mô nhỏ
2 NT2 Tại cống xả thải gia đình ông Lê Văn Hải, cơ sở tái chế nhôm với quy mô lớn
3 NT3 Cống thải liên thôn (gần sân vận động) 4 NT4 Cống thải liên thôn (cạnh đường Chợ Chiều) 5 NM1 Lấy ở ao Chùa, gần bãi tập kết xỉ của thôn Mẫn Xá.
6 NM2 Lấy tại kênh Văn Môn, nơi tiếp nhận mương nước thải của thôn Mẫn Xá, thuộc nhánh sông Ngũ Huyện Khê
7 NN1 Lấy tại giếng khoan của cơ sở tái chế nhôm Mẫn Văn Việt 8 NN2 Lấy tại giếng khoan của cơ sở tái chế nhôm Đinh Văn Độ
Hình 3.1: Vị trí lấy mẫu nước làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá
3.5.4. Phương pháp phân tích mẫu
Tất cả các mẫu được gửi phân tích tại phòng thí nghiệm – Trung tâm quan trắc tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Ninh.
Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu nước + pH: phương pháp điện cực (TCVN 6492:2011).
+ BOD5: Phương pháp xác định nhu cầu oxy sinh học trong 5 ngày ở điều kiện 200C (SMEWW 5210B:2012).
+ SS: Phương pháp xác định chất rắn lơ lửng sấy tại 103-1050C (SMEWW 2540D: 2012).
+ Fe: Phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 phenantrolin (TCVN 6177 - 1996).
+ Cu: Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (SMEWW 3111B: 2012).
+ Pb: Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (SMEWW 3111B: 2012).
+ Zn: Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (SMEWW 3111B: 2012).
+ Ni: Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử nhiệt điện (SMEWW 3113B: 2012).
+ Al: Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử nhiệt điện (SMEWW 3113B: 2012).
+ Tổng N: Phương pháp phân hủy với Persulfate, HACH METHOD 10071 – 1998 + Tổng P: Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat (TCVN 6202 : 2008).
+ Coliform: Phương pháp nhiều ống số có xác suất cao nhất (TCVN 6187- 2:1996).
3.4.5. Phương pháp xác định khối lượng chất thải rắn
Phương pháp xác định khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt:
Xác định thành phần, khối lượng chất thải sinh hoạt bằng phương pháp đếm tải: Thống kê số lượng xe thu gom, đặc điểm và tính chất của chất thải (loại chất thải, thể tích ước lượng) từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2015. Mỗi tháng thực hiện thống kê 1 lần trong vòng 1 tuần (07 ngày) liên tục. Khối lượng chất thải phát sinh trong thời gian khảo sát sẽ được tính toán bằng cách cộng và chia trung bình số lượng ngày phát sinh rác thải.
Phương pháp xác định khối lượng chất thải rắn sản xuất:
Chất thải sản xuất được cân tại 3 nhóm hộ sản xuất đặc trưng theo 3 quy mô sản xuất (quy mô nhỏ tái chế 100-500 kg nhôm phế thải/ngày, quy mô trung bình tái chế 500-1000 kg nhôm phế thải/ngày, quy mô lớn tái chế ≥1000 kg nhôm phế thải/ngày) sau đó được cộng lại và chia lấy giá trị trung bình.
Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/10/2015 đến 15/10/2015.
Số lần thực hiện cân: Mỗi nhóm hộ là 5 hộ, mỗi hộ thực hiện 3 ngày liên tiếp nhau.
3.5.6. Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.