Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
1.3. Phát triển ĐNGV mầm non trong bối cảnh hiện nay
1.3.2. Mô hình quản lý nguồn nhân lực
Hiện tại trong khoa học QLGD trên thế giới có rất nhiều mô hình quản lý nguồn nhân lực. Trong luận văn tác giả đi theo một mô hình quản lý nguồn nhân lực vận dụng phù hợp vào lĩnh vực QLGD và là tiếp cận chính trong luận văn khi bàn về phát triển ĐNGV mầm non - quản lý nguồn nhân lực Leonard Nadle.
Theo lý thuyết quản lý nguồn nhân lực Leonard Nadle, nhà xã hội học người Mỹ đã nghiên cứu, trong đó tác giả phân tích mối quan hệ cùng với các nhiệm vụ quản lý nguồn nhân lực. Theo tác giả, quản lý nguồn nhân lực có 3 nhiệm vụ chính là (a) Phát triển nguồn nhân lực (gồm GD&ĐT, bồi dƣỡng, phát triển, nghiên cứu, phục vụ); (b) Sử dụng nguồn nhân lực (gồm tuyển dụng, sàng lọc, bố trí, đánh giá, đãi ngộ, kế hoạch hóa sức lao động); (c) Môi trường nguồn nhân lực (gồm mở rộng chủng loại việc làm, mở rộng quy mô
việc làm, phát triển tổ chức) [11]. Có thể mô tả mô hình quản lý trên bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Mô hình quản lý nguồn nhân lực theo Leonard Nadle [11]
1.3.3. Phát triển ĐNGV mầm non theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle
Phát triển nguồn nhân lực chính là gia tăng giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị đạo đức và giá trị thể chất của con người làm cho họ có năng lực, thái độ lao động tốt hơn phục vụ cho mục tiêu phát triển của tổ chức.
Trong lĩnh vực GD, nguồn nhân lực đƣợc hiểu là ĐNGV và GV là thành viên của nguồn nhân lực thì phát triển nguồn nhân lực trong GDđược hiểu là sự gia tăng giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị đạo đức và giá trị thể chất của người GV làm cho họ có năng lực, thái độ lao động tốt hơn phục vụ cho mục tiêu phát triển của tổ chức GD.
Phát triển ĐNGV mầm non là phát triển đủ về số lượng đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng (giá trị tinh thần, giá trị đạo đức và giá trị thể chất) của người GVMN làm cho người GV có phẩm chất, năng lực, thái độ lao động tốt hơn thông qua lập kế hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi
Quản lý nguồn nhân lực
Tạo môi trường cho nguồn nhân lực - Mở rộng chủng loại việc làm
- Mở rộng quy mô việc làm
- Phát triển tổ chức Sử dụng nguồn
nhân lực - Tuyển dụng - Sàng lọc - Bố trí - Đánh giá - Đãi ngộ Phát triển nguồn
nhân lực - Giáo dục - Đào tạo - Bồi dƣỡng - Nghiên cứu
dưỡng, đánh giá và tạo môi trường sư phạm thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc GD trẻ mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.
1.3.3.1.Quy hoạch phát triển ĐNGV mầm non
Quy hoạch phát triển ĐNGV mầm non chính là thực hiện các biện pháp nhằm phát triển ĐNGV mầm non đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT. Để thực hiện quy hoạch, chúng ta cần thực hiện: Xác định thực trạng ĐNGV mầm non (số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng).
- Về số lượng:
Số lƣợng ĐNGV mầm non đƣợc xác định trên cơ sở số lớp học và định mức biên chế theo qui định của Nhà nước. Theo Thông tư liên tịch số:
06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 03 năm 2015 quy định định mức biên chế đối với GV [7, tr.3]:
+ Đối với nhóm trẻ: Một GV nuôi dạy 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 8 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi
+ Đối với lớp mẫu giáo: Một GV nuôi dạy 11 trẻ từ 3 - 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 - 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 - 6 tuổi
Như vậy, muốn biết số lượng ĐNGV mầm non hàng năm của 1 trường, ta sẽ căn cứ vào kế hoạch phát triển số lƣợng (huy động trẻ ra lớp). Từ đó căn cứ vào số GV hiện có; sau khi trừ đi số GV nghỉ hưu, thuyên chuyển ra ngoài, hoặc GV chuyển từ ngoài vào, ta sẽ xác định đƣợc số GV cần bổ sung cho nhà trường.
- Về cơ cấu: Cơ cấu đội ngũ GV đƣợc xét trên các mặt
+ Về giới tính: Đối với GV nói chúng của nước ta thì tình trạng nữ hóa đội ngũ GV là lớn. Đối với GVMN tỷ lệ GV là nữ gần nhƣ là 100%, do vậy phải tính đến việc bồi dưỡng thường xuyên, thời gian học tập của cá nhân, thời gian nghỉ dạy do sinh đẻ, do con ốm, là các yếu tố tác động đến chất lƣợng của đội ngũ. Cơ cấu về giới tính của ĐNGV mầm non nhƣ vậy dẫn đến
những biện pháp quản lý phát triển ĐNGV mầm non cũng đòi hỏi có sự phù hợp tương ứng, nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của từng cá nhân và của đội ngũ.
+ Về giảng dạy theo bộ môn: Đối với vấn đề giảng dạy theo bộ môn,GVMN có những nét đặc thù không nhƣ GV tiểu học, trung học. Đối với mầm non thì việc tổ chức giảng dạy không phân theo các môn học một các riêng lẻ, mà các hoạt động GD mang tính chất tích hợp, nhằm phát triển cho trẻ các lĩnh vực: Thể chất, nhận thức (trí tuệ), ngôn ngữ, tình cảm - quan hệ xã hội, thẩm mỹ. Điều này đòi hỏi một người GVMN phải được đào tạo và rèn luyện rất toàn diện để có thể dạy trẻ: hát, múa, tạo hình, làm quen văn hóa, toán, dạy vận động, khám phá môi trường xung quanh, làm quen chữ viết...
Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, trước yêu cầu thực tế GVMN cũng phải có trình độ tin học, ngoại ngữ, ứng dụng CNTT trong GD trẻ.
+Về tuổi đời: Việc phân tích GVMN theo độ tuổi, nhằm xác định cơ cấu đội ngũ theo từng nhóm tuổi, là cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng phát triển của nhà trường. Từ đó làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng GVMN.
+ Về trình độ nghiệp vụ sư phạm: Cơ cấu GVMN theo trình độ nghiệp vụ chính là sự phân chia GV theo tỷ trọng ở các trình độ đào tạo. Xác định đƣợc một cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo và thực hiện các hoạt động liên quan đều đạt đƣợc cơ cấu đó cũng chính là biện pháp phát triển nâng cao chất lƣợng ĐNGV mầm non.
- Về chất lượng ĐNGV mầm non: Chất lƣợng ĐNGV mầm non đƣợc thể hiện ở phẩm chất, năng lực. Chất lƣợng ĐNGV mầm non là nhân tố quyết định chất lượng nhà trường. Trạng thái chất lượng của ĐNGV mầm non mạnh hay yếu, đội ngũ có đáp ứng đƣợc yêu cầu hay không phụ thuộc rất nhiều vào quy mô số lƣợng đội ngũ, sự đồng bộ của đội ngũ, năng lực, phẩm chất của mỗi GV trong đội ngũ.
Tiếp theo đó, nội dung của lập kế hoạch bao gồm: Dự báo nhu cầu GVMN, có chính sách điều tiết số lượng và cơ cấu đội ngũ này cho phù hợp với yêu cầu phát triển GD ở huyện; Tiến hành rà soát, sắp xếp lại ĐNGV để có kế hoạch phát triển, đảm bảo đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; Khảo sát thực trạng nhu cầu GVMN; Có kế hoạch và thực hiện kế hoạch cử GV đi phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
1.3.3.2. Tuyển chọn, sử dụng ĐNGV mầm non
a) Tuyển dụng GV là tuyển chọn và nhận GV làm việc tại trường.
“Tuyển GV là quá trình sử dụng các phương pháp nhằm chọn lựa, quyết định xem trong số những người được tuyển mộ, ai là người đủ tiêu chuẩn; bao gồm các bước: tuyển mộ GV và tuyển chọn GV” [11]
Việc tuyển chọn GVMN là quá trình tuyển mộ và lựa chọn GVMN theo nhu cầu và định mức biên chế. Việc tuyển dụng GVMN đáp ứng yêu cầu phổ cập GVMN 5 tuổi phải gắn với kế hoạch chiến lược của địa phương nhất là cùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống.
Tuyển chọn GVMN theo hai cách: tuyển mới GVMN sau khi đào tạo từ trường sư phạm hoặc đặt hàng cho trường sư phạm đào tạo theo địa chỉ.
b) Sử dụng là việc sắp xếp, bố trí, đề bạt GV vào các nhiệm vụ, chức danh cụ thể nhằm phát huy tối đa khả năng hiện có của GV để hoàn thành mục tiêu GD.
Sử dụng GV là giúp cho GVMN thích ứng với môi trường làm việc.
Trước hết là giúp cho GVMN có những thông tin về công việc sẽ đảm nhận chú ý đến nhiệm vụ phổ cập GVMN để định hướng cho các hoạt động và công việc của họ. Từ đó, tạo điều kiện cho GVMN làm quen với các hoạt động chuyên môn.
Nội dung của công tác tuyển chọn sử dụng ĐNGV mầm non bao gồm:
- Tuyển chọn kết hợp với sàng lọc đội ngũ GV;
- Phân loại GV để bố trí, sắp xếp, phân công, sử dụng hợp lý với khả năng, năng lực;
- Đổi mới phong cách làm việc, phân công phân nhiệm rõ ràng;
- Kiểm tra, đánh giá ĐNGV và xử lý sau đánh giá 1.3.3.3. Đào tạo bồi dưỡng ĐNGV mầm non
Đào tạo là một hoạt động trong nội dung phát triển ĐNGV. Đào tạo là việc hình thành mới nghiên cứu kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp bằng một quá trình giảng dạy, huấn luyện có hệ thống theo chương trình quy định với những chuẩn mực nhất định. Đào tạo mới GVMN có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng sƣ phạm. Đồng thời có kế hoạch bồi dƣỡng GV lên đại học ĐHSP mầm non sau đại học.
Đào tạo lại là quá trình hình thành và phát triển tri thức, kỹ năng, thái độ mới nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội học tập chuyên môn mới nhằm thay đổi công việc, thay đổi nghề. Đào tạo lại số GVMN chƣa đạt trình độ chuẩn để có thể đảm đương được nhiệm vụ.
Bồi dưỡng, công tác bồi dƣỡng GV là một hoạt động GD có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, gắn liền với quan điểm học tập thường xuyên, học tập suốt đời, trở thành phương thức chủ yếu của mọi hoạt động GD&ĐT. Mục tiêu của bồi dƣỡng là làm tăng thêm trình độ hiện có của ĐNGV mầm non để đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi công việc. Bồi dƣỡng GVMN là nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp của GV với nhiều hình thức mức độ khác nhau hướng tới chuẩn nghề nghiệp GVMN. Trước yêu cầu đổi mới và hội nhập, công tác đào tạo, bồi dưỡng GVMN đều hướng đến yêu cầu nâng cao chất lƣợng.
Công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng GVMN phải gắn với công tác quy hoạch, sàng lọc đội ngũ phù hợp với nhiệm vụ. Đồng thời, có chính sách khuyên khích GV tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo tinh thần xã hội hóa trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng.
Nội dung của công tác đào tạo bồi dƣỡng GVMN bao gồm: Bồi dưỡng về chuyên môn theo các chuyên đề cho GV theo mạch kiến thức cấp mầm non; Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học, kỹ năng sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong các hoạt động GD; Tổ chức câu lạc bộ GVMN để các trường trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng soạn bài, tổ chức các hình thức dạy học và kỹ năng giảng dạy trên lớp; Tổ chức chương trình giao lưu GVMN giỏi; Thúc đẩy đội ngũ GV tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ; Tổ chức hội thi GV dạy giỏi
1.3.3.4. Kiểm tra và đánh giá ĐNGV mầm non
Kiểm tra, đánh giá ĐNGV mầm non là một khâu không thể thiếu đƣợc trong quá trình quản lý. Việc đánh giá GVMN thực chất là đánh giá khả năng tổ chức và thực hiện các hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc, GD trẻ mầm non của GV phù hợp với mục tiêu và hiệu quả GVMN. Trong kiểm tra, đánh giá GVMN hiện nay, hình thức kiểm tra, đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp GVMN là một cách tiếp cận với phương thức QLGD tiên tiến trong xu thế hội nhập và theo yêu cầu đổi mới GD của nước ta hiện nay.
Việc đánh giá GVMN đƣợc kết hợp giữa tự đánh giá của GVMN với đánh giá của nhà trường và ý kiến tham gia của tổ chuyên môn, đồng nghiệp được thực hiện theo quy định, gồm các bước sau: 1)GV tự đánh giá; 2) Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia góp ý kiến và ghi nhận xét bản tự đánh giá của GV; 3) Hiệu trưởng thực hiện đánh giá, xếp loại GV, có tham khảo ý kiến của cha mẹ của trẻ đối với GV...
Mặt khác, đánh giá GV theo chuẩn phải gắn với công tác bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng của GVMN. Chuẩn nghề nghiệp GVMN vừa đƣợc ban hành, việc đánh giá GVMN theo chuẩn cần coi trọng bước tự đánh giá của GV. Sau khi tự đánh giá, từng GV đăng ký tự học tập, tự bồi dƣỡng để không ngừng hoàn thiện bản thân trong nghề nghiệp. Công tác bồi dƣỡng GVMN đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GVMN phải được tiến hành thường xuyên và cần
phát huy tính chủ động từ các cơ sở GVMN. Việc đánh giá GVMN phải gắn với công tác sàng lọc đội ngũ.
Nhƣ vậy, nội dung của công tác đánh giá ĐNGV mầm non bao gồm:
- Thanh tra chuyên môn và chuyên đề;
- Thanh tra toàn diệnGV;
- Thanh tra, kiểm tra các hoạt động sư phạm củaGV;
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch củaGV;
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn;
- Chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp.
1.3.3.5. Tạo môi trường làm việc cho ĐNGV mầm non
Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ GVMN là một trong 7 nhiệm vụ về việc xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo, CBQLGD. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng nêu rõ “Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ đãi ngộ cũng như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp GD” [2, tr.4].
Điều kiện môi trường làm việc, CSVC có tác động đến ý thức mỗi con người, điều kiện làm việc có ảnh hưởng nhất định đến quá trình, hiệu quả công tác của GV. CSVC nhà trường, tài liệu, đồ dùng và trang thiết bị phục vụ giảng dạy có tác động không nhỏ đến hiệu quả làm việc của GV, của nhà trường. Các điều kiện kinh tế địa phương, điều kiện sống của GV cũng ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ. Hiện nay trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, một số hiện tượng tiêu cực xã hội nảy sinh và lan rộng cũng ảnh hưởng đến các trường học, ảnh hưởng đến GV, công tác phát triển đội ngũ cần đƣợc quan tâm đến những vấn đề này.
Nội dung của công tác tạo môi trường làm việc cho ĐNGV mầm non bao gồm:
- Các điều kiện CSVC, thiết bị giảng dạy, tài liệu chuyên môn, giáo án;
- Xây dựng quan hệ hợp tác tốt giữa GV và HS, giữa GV với GV, giữa GV với phụ huynh HS;
- Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, bầu không khí dân chủ;
- Có chế độ, chính sách phù hợp với GV.