Quy hoạch phát triển đội ngũ GVMN

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non a xã thanh liệt, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 52 - 55)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON A XÃ THANH LIỆT, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ GV trường mầm non A xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

2.4.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ GVMN

Bảng 2.9. Thực trạng lập kế hoạch phát triển ĐNGV mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

TT Biện pháp

Mức độ

Thứ Tốt Bình bậc

thường Chưa tốt

SL % SL % SL %

1

Dựbáo nhu cầu GVMN, có chính sách điều tiết số lƣợng và cơ cấu đội ngũ này cho phù hợp với yêu cầu phát triển GDở Huyện.

20 51.3 15 38.5 4 10.2 2.41 4

2

Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ GV để có kế hoạch phát triển, đảm bảo đủ số lƣợng và cân đối về cơ cấu.

22 56.4 12 30.8 5 12.8 2.44 3

3 Khảo sát thực trạng nhu cầu

GVMN 21 53.8 15 38.5 3 7.7 2.46 2

4

Có kế hoạch và thực hiện kế hoạch cử GV đi phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

23 58.9 12 30.8 4 10.3 2.49 1

Nhận xét:Mức độ thực hiện biện pháp “lập kế hoạch phát triển đội ngũ GVMN” của nhà trường được cán bộ quản lý và GVđánh giá thực hiện mức độ khá tốt với ̅ = 2,45 (min = 1, max = 3).

Các biện pháp lập kế hoạch phát triển ĐNGV mầm non đƣợc đánh giá thực hiện không đồng đều nhau. Các biện pháp đƣợc đánh giá thực hiện tốt hơn là “Có kế hoạch và thực hiện kế hoạch cử GV đi phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.” với = 2,49 xếp bậc 1/4; Biện pháp

Dự báo nhu cầu GVMN, có chính sách điều tiết số lượng và cơ cấu đội ngũ này cho phù hợp với yêu cầu phát triển GD ở Huyện” đƣợc đánh giá thực hiện thấp hơn với = 2,41.

Sở dĩ biện pháp “Có kế hoạch và thực hiện kế hoạch cử GV đi phát triển nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ” được CB,GV trong trường đánh giá thực hiện tốt hơn bởi đội ngũ BGH nhà trường luôn nhận thức muốn phát triển GD nói chung và GVMN nói riêng không thể không chú ý tới bồi dƣỡng ĐNGV. Đây là yếu tố số một mà trong đó chuyên môn lại là vấn đề quan trọng nhất. Nếu GV yếu về trình độ chuyên môn, yếu về năng lực sƣ phạm thì không thể nâng cao chất lƣợng GD. Nâng cao chất lƣợng GD trong nhà trường phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV.

Từ thực tế của nhà trường BGH đã xác định rõ mục tiêu đào tạo bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng cho đội ngũ theo từng giai đoạn: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL của Trường mầm non A xã Thanh Liệt đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú ý đến bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp GD trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và quyết tâm góp phần xây dựng Huyện Thanh Trì trở thành một điểm sáng của thành phố Hà Nội. Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng cho đội ngũ cụ thể theo từng giai đoạn nhƣ: Công tác Bồi dưỡng dài hạn. Tạo điều kiện cho cán bộ, GV, nhân viên học các lớp

nâng chuẩn, các lớp bồi dƣỡng nâng cao trình độ và khả năng thực hành: Học các lớp Thạc sỹ, Đại học, Trung cấp chính trị, bồi dưỡng công tác y tế trường học, thiết kế bài giảng điện tử và các lớp tập huấn bồi dƣỡng của ngành cấp trên triệu tập. Đối với GV đang tham gia học CĐ, ĐH trường sẽ phân công phân nhiệm hợp lý để tạo điều kiện cho GV đó tham gia học nâng chuẩn, không bố trí những công việc kiêm nhiệm nhiều, để khỏi chồng chéo thời gian học. Ngoài ra trường còn lên kế hoạch Bồi dưỡng ngắn hạn như phân công GV một cách phù hợp, kêu gọi sự hỗ trợ giúp đỡ đồng nghiệp để tạo điều kiện cho GVtham gia học các lớp bồi dƣỡng ngắn ngày về chuyên môn cũng nhƣ bồi dƣỡng nghiệp vụ. Tham gia các lớp bồi dƣỡng khi Sở GD, Phòng GDtổ chức, nhà trường đã sắp xếp thời gian tạo điều kiện cho đội ngũ tham gia đầy đủ. Căn cứ trên tình hình thực tế ĐNGV mới vào nghề nhà trường còn lên kế hoạch bồi dƣỡng GV mới sao cho phù hợp. Tạo điều kiện cho tất cả cácGVmới đƣợc dự giờ học tập rút kinh nghiệm qua các chuyên đề do tổ khối cũng nhƣ nhà trường, Phòng GD tổ chức,

Tiếp tục chỉ đạo chuyên môn cao chất lƣợng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, lấy đơn vị tổ nhóm chuyên môn nhà trường là nơi chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chất lƣợng chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm, đổi mới phương pháp dạy học. Tiếp tục tăng cường hoạt động của tổ chuyên môn, tổ cốt cán trong kiểm tra, bồi dƣỡng cho ĐNGV. Nâng cao chất lƣợng nội dung về việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề tại các tổ chuyên môn, cấp trường và giao lưu học tập các trường bạn.

Từng cán bộ, GV nhân viên tự bồi dƣỡng và bồi dƣỡng nâng cao năng lực lãnh dạo quản lý; năng lực chỉ đạo chuyên môn cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và năng lực sư phạm cho GVđể thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.

Biện pháp “Dự báo nhu cầu GVMN, có chính sách điều tiết số lượng và cơ cấu đội ngũ này cho phù hợp với yêu cầu phát triển GD ở Huyện” đƣợc

thủ đô - trái tim của cả nước, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Chính vì thế người dân từ các vùng miền lân cận đã di cƣ về đây sinh sống với số lƣợng rất lớn. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải: quá tải về giao thông, quá tải về số lượng HS tại các trường học… Thực tế đối với GD Huyện Thanh Trì nói chung và đối với địa bàn xã Thanh Liệt nói riêng. Với địa thế là một xã ven đô, nằm ở phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, giáp ranh với quận Hoàng Mai tốc độ đô thị hóa rất nhanh.

Người dân nhập khẩu và cư trú trên địa bàn đông. Số lượng HS hàng năm ra nhập học tại trường luôn đột biến tăng không ngừng. Năm sau luôn tăng hơn năm trước. Để đảm bảo số lượng GVđủ theo định biên HS đáp ứng nhu cầu gửi con của phụ huynh HS hàng năm trường đã lập kế hoạch dự kiến về số lƣợng HS, số lƣợng GV báo cáo Huyện để có kế hoạch bổ sung định biên biên chế ĐNGVcho kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển GD. Song do số lượng HS luôn gia tăng, ĐNGV có nhiều biến động do chuyển trường, chuyển công tác, nghỉ hưu. Việc tuyển bổ sung GV đảm bảo định biên của trường còn chƣa kịp thời vì tuyển dụng GV viên chức hàng năm phải căn cứ kế hoạch của Thành phố, Huyện. Việc tuyển bổ sung GV vào làm hợp đồng tại trường còn gặp khó khăn. Chính vì vậy việc dự báo về nhu cầu GVMN, có chính sách điều tiết số lƣợng và cơ cấu đội ngũ này cho phù hợp với yêu cầu phát triển ở huyện tại trường thực hiện đạt hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non a xã thanh liệt, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)