Đánh giá chung về công tác phát triển đội ngũ GVcủa trường mầm

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non a xã thanh liệt, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 76 - 81)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON A XÃ THANH LIỆT, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.6. Đánh giá chung về công tác phát triển đội ngũ GVcủa trường mầm

2.6.1. Những mặt mạnh và nguyên nhân

*/ Mặt mạnh:

- Nhà trường đã chú trọng từng bước bổ sung ĐNGV nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc nuôi dƣỡng và GD trẻ. Công tác tuyển dụng diễn ra theo đúng quy trình, đảm bảo sự khách quan, dân chủ.

- Việc bố trí, sử dụng ĐNGV về cơ bản là hợp lý, phù hợp với năng lực của GVvà hoàn cảnh thực tế của nhà trường.

- Nhà trường đã chú ý đến việc nâng cao chất lượng cho ĐNGV như cử GVđi học tập trên chuẩn, chú trọng bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV

- Việc kiểm tra đánh giá ĐNGV được tiến hành thường xuyên đã góp phần tác động vào ý thức nghề nghiệp của GV

2,45 2,50 2,55 2,60 2,65 2,70 2,75 2,80 2,85

YT Nhà quản lý YT Giáo viên YT Môi trường 2,84

2,60

2,72

X

*/ Nguyên nhân:

- Do đặc thù trẻ mầm non còn rất nhỏ, non nớt sự an toàn cho HS phải đặt lên vị trí hàng đầu. Chính vì thế nên các cấp lãnh đạo và BGH nhà trường đã nhận thức tầm quan trọng, sự cần thiết trong công tác đảm bảo định biên GV/ HS trong công tác chăm sóc nuôi dƣỡng và GD trẻ.

- Đội ngũ BGH luôn quan tâm, chú trọng trong việc bố trí, phân công sắp xếp hợp lý ĐNGV tạo động lực cho sự phát triển nhà trường

- BGH nhà trường đã nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc đưa ra các biện pháp phát triển ĐNGV của trường theo tình hình thực tế.

2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân

* Những hạn chế:

- Nhà trường chưa xây dựng được quy hoạch, kế hoạch chiến lược trung hạn và dài hạn. Việc lập kế hoạch của nhà trường hiện nay chỉ đảm bảo nhu cầu trước mắt đủ về số lượng, chưa chú trọng nhiều đến chất lượng và cơ cấu, chưa tính được đến tương lai xa, dẫn đến hiện tượng thiếu GV và thiếu cấn đối trong ĐNGV của nhà trường hiện nay

- Việc tuyển chọn ĐNGV nhƣ hiện nay đã đảm bảo tính khách quan, dân chủ nhưng còn có những bất cập đó là: Nhà trường là nơi sử dụng trực tiếp GV nhƣng lại có quyền rất hạn chế trong công tác tuyển chọn GV. Việc tuyển chọn nhƣ hiện nay chỉ dựa vào hồ sơ và 1-2 thuyết trình bài giảng, trả lời phỏng vấn, chƣa đánh giá đúng thực chất năng lực của GV. ĐNGV của trường có nhiều biến động do nghỉ hưu, chuyển trường, nghỉ việc. Việc tuyển bổ sung GV của nhà trường còn chưa kịp thời, còn chậm.

- Công tác đào tạo bồi dƣỡng ĐNGV còn có nhiều mặt hạn chế:

+ Cách thức tổ chức còn mang nặng tính hình thức, thụ động, còn manglối truyền thụ kiến thức một chiều, chƣa sự đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức học tập, bồi dưỡng nên chưa thực sự gây hứng thú

và tạo ra ý thức chủ động, sáng tạo của người học. Các điều kiện phục vụ cho việc dạy học theo phương pháp tiên tiến còn hạn chế.

+ Công tác tự bồi dƣỡng của GV còn hạn chế, hiệu quả chƣa cao, GV chƣa chịu khó trong việc học tập tự nâng cao trình độ, nghiệp vụ tay nghề.

Còn chậm đổi mới, thụ động, phụ thuộc nhiều vào đội ngũ CBQL.

+ Công tác bồi dƣỡng về kỹ năng ứng dụng CNTT còn chƣa đƣợc chú trọng đúng mức nên việc sử dụng CNTT trong tổ chức các hoạt động cho trẻ của GV còn hạn chế.

+ Công tác đánh giá, sàng lọc ĐNGV còn mang tính hình thức. Việc đánh giá GV hàng năm là để xếp loại, vẫn mang tính thi đua là chủ yếu chƣa chú trọng phát triển năng lực nghề nghiệp cho mỗi GV. Tuy việc đánh giá xếp loại GV có theo các tiêu chuẩn nhƣng còn nặng về định tính, nhẹ về định lƣợng, do đó khó phân định đƣợc các mức độ, dễ dẫn đến tình trạng thiếu khách quan và thiếu chính xác. Công tác kiểm tra đánh giá đội ngũ và xử lý sau đánh giá còn chƣa quyết liệt, chậm còn cả nể.

+ Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp một số GV mới vào trường còn chƣa hiểu sâu về bộ chuẩn, một số còn sao chép nội dung đánh giá của đồng nghiệp nên kết quả đánh giá chƣa đạt hiệu quả cao.

+ Chế độ chính sách môi trường làm việc tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, mức thu nhập bình quân so với sự phát triển của xã hội hiện nay còn ít nên chƣa thực sự khuyến khích đƣợc ĐNGV yên tâm công tác, làm việc hết mình, phát huy hết khả năng của GV.

+ Nhà trường đã quan tâm đến việc tạo môi trường phát triển ĐNGV song không khí đổi mới của tập thể còn chậm, một số GV còn thiếu sự cởi mở, thiếu sự động viên, chƣa phát huy tính tích cực sáng tạo của HS, GV còn thiếu sự hợp tác chia sẻ học hỏi lẫn nhau, một số chƣa tích cực tham gia hoạt động văn hóa xã hội

*/ Nguyên nhân:

+ Trường nằm địa bàn vùng ven đô, tốc độ đô thị hóa nhanh. Vì vậy luôn có sự biến động không ngừng về dân số ngụ cƣ trên địa bàn. Số liệu điều tra HS ra lớp còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. ĐNGV còn có nhiều biến động nên chƣa xây dựng đƣợc quy hoạch cho phát triển ĐNGV.

+ Do cơ chế chính sách về lương, đãi ngộ như hiện nay còn thấp so với sự phát triển KT-XH nên chƣa động viên, khuyến khích đƣợc GV làm việc và học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Nhà trường chưa chú ý đúng mức đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GVđặc biệt là bồi dƣỡng về tin học, ngoại ngữ, đổi mới hình thức nội dung, phương pháp dạy học theo hướng đổi mới

+ Công tác đánh giá GV chƣa thật chặt chẽ và đƣợc coi trọng đúng mức.

Tiểu kết chương 2

Khảo sát 42 CBQL và GV trường mầm non A xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội bước đầu có thể kết luận:

ĐNGV trường mầm non A xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Năng lực chuyên môn đạt ở mức độ khá, trong thời gian qua đã hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc và GD trẻ của nhà trường mầm non, nhưng đứng trước bối cảnh đổi mới GVMN hiện nay, còn bộc lộ những hạn chế, bất cập cần tháo gỡ bằng các biện pháp phát triển phù hợp.

Hiệu trưởng trường mầm non A xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đã tiến hành nhiều biện pháp phát triển ĐNGV mầm non từ lập kế hoạch, tuyển chọn sử dụng, bồi dưỡng, tạo môi trường làm việc, kiểm tra đánh giá đội ngũ GVMN. Mức độ thực hiện biện pháp phát triển ĐNGV mầm non của huyện đƣợc đánh giá ở mức độ trung bình và khá tốt.

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác phát triển ĐNGV mầm non đƣợc xếp theo thứ bậc sau: 1- Các yếu tố thuộc về các cấp quản lý; 2- Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý GVMN; 3- Các yếu tố thuộc về GVMN.

Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở thực tiễn, để đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV trường mầm non A xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội nhằm nâng cao chất lƣợng ĐNGV mầm non từ đó nâng cao chất lƣợng chăm sóc – GD trẻ trong nhà trường mầm non.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non a xã thanh liệt, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)