Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON A XÃ THANH LIỆT, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ GV trường mầm non A xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
2.4.2. Tuyển dụng đội ngũ GVMN
Bảng 2.10. Thực trạng mức độ thực hiện tuyển chọn, sử dụng ĐNGV mầm non
TT Biện pháp
Mức độ
Thứ Tốt Bình bậc
thường Chưa tốt
SL % SL % SL %
1 Tuyển chọn kết hợp với sàng
lọc đội ngũ GV. 19 48.7 19 48.7 1 2.6 2.46 1
TT Biện pháp
Mức độ
Thứ Tốt Bình bậc
thường Chưa tốt
SL % SL % SL %
2
Phân loại GVđể bố trí, sắp xếp, phân công, sử dụng hợp lý với khả năng, năng lực.
20 51.3 17 43.6 2 5.1 2.46 1
3 Đổi mới phong cách làm việc,
phân công phân nhiệm rõ ràng. 20 51.3 16 41 3 7.7 2.43 4 4 Kiểm tra, đánh giá đội ngũ
GVvà xử lý sau đánh giá. 19 48.7 18 46.2 2 5.1 2.44 3
Trung bình 50 44,9 5,1 2,44
Nhận xét:Mức độ thực hiện tuyển chọn, sử dụng ĐNGV mầm non của nhà trường được CBQL và GV đánh giá thực hiện với mức độ khá tốt với ̅ = 2,44 (min = 1, max = 3).
Các biện pháp thực hiện tuyển chọn, sử dụng ĐNGV mầm non đƣợc đánh giá thực hiện tương đối đồng đều nhau. Các biện pháp được đánh giá thực hiện tốt hơn là “Tuyển chọn kết hợp với sàng lọc đội ngũ GV” và biện pháp“Phân loạiGVđể bố trí, sắp xếp, phân công, sử dụng hợp lý với khả năng, năng lực” với ̅= 2,46 xếp bậc 1/4; Biện pháp “Đổi mới phong cách làm việc, phân công phân nhiệm rõ ràng” đƣợc đánh giá thực hiện thấp hơn với ̅ = 2,43 và biện pháp “Kiểm tra, đánh giá đội ngũ GV và xử lý sau đánh giá” với ̅ = 2,44.
Hai biện pháp đƣợc cán bộ quản lý và GV đánh giá thực hiện tốt hơn là
“Tuyển chọn kết hợp với sàng lọc ĐNGV” và biện pháp:“Phân loại GV để bố trí, sắp xếp, phân công, sử dụng hợp lý với khả năng, năng lực” với ̅ = 2,46 xếp bậc 1/4 bởi trong công tác tuyển chọn, kết hợp sàng lọc đội ngũ GVđã đƣợc Huyện kết hợp với các phòng ban của Huyện triển khai thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình thi tuyển, xét tuyển, tuyển chọn GV hàng năm đảm bảo
mới. Sau khi GV được tuyển chọn vào trường. Trường đã phân công bố trí hướng dẫn GV mới thử việc. Thành phần được phân công hướng dẫn đó là các đồng chí trong BGH, các đồng chí tổ trưởng chuyên môn. Sau 6 tháng thử việc các đồng chí đƣợc phân công sẽ báo cáo kết quả đối với các đồng chí GV mới thử việc. Căn cứ trên kết quả thử việc, BGH sẽ thực hiện phân loại đội ngũ GV một cách phù hợp nhất nhằm sử dụng hợp lý khả năng, năng lực của từng người.
Con người luôn có đầy đủ những mặt xấu, mặt tốt, cái quan trọng là chúng ta phát huy mặt tốt một cách tích cực và hạn chế mặt tiêu cực. Muốn làm điều đó việc đầu tiên người quản lý phải hiểu được GV, nắm bắt được khả năng, năng lực của từng GV, nếu làm tốt việc này sẽ giúp việc quản lý và phân công nhiệm vụ được hoàn thành tốt đẹp. Chính vì lẽ đó, người quản lý phải hiểu được từng con người, phân loại GV nào giỏi, khá, trung bình, đủ bản lĩnh đương đầu với những khó khăn vất vả mà không ai thường trực giúp đỡ, vì vậy chính những GV phải nỗ lực cố gắng hết sức mình, phải luôn trao đổi kiến thức, học tập để đổi mới toàn diện từ phương pháp dạy học, khi lên lớp đến những công việc liên quan khác… Chính sự phân công phù hợp và giao nhiệm vụ rõ ràng sẽ khiến mỗi người tự mình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, không dựa dẫm hoặc tị nạnh cho ai. Từ đó phát huy đƣợc tinh thần tự lực, phát triển những mặt mạnh, hạn chế mặt yêu để hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ đáp ứng tốt công việc.
Đối với những GV giỏi và trung bình BGH phân công đứng lớp kèm nhau trong một lớp/2 GV. Hai GV cùng làm một công việc, cùng hoàn thành một nhiệm vụ nghe ra có vẻ dễ dàng hơn một người nhưng hoàn toàn không hẳn thế. Nếu hai người trái ngược bản tính, không có tinh thần trách nhiệm chung, không bù đắp cho nhau những khuyết điểm thì sẽ đi ngƣợc lại những điều mong muốn, công việc sẽ thất bại hoàn toàn. Do đó, phân công haiGVđứng một lớp là việc BGH nhà trường phải cân nhắc, suy tính kỹ lưỡng, làm sao để họ hòa hợp được với nhau, mỗi người bổ sung vào chỗ khuyết điểm cho nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ.
Bên cạnh việc nắm bắt năng lực và khả năng của từng thành viên để bố trí lớp BGH còn phân công, công việc hợp lý, mỗi người với những đặc điểm khác nhau sẽ phù hợp với từng công việc khác nhau nhƣ những cô giáo có năng khiếu âm nhạc bố trí phụ trách về hoạt động GD âm nhạc và giao tổ chức các phong trào, hoạt động nhân các ngày lễ hội, các sự kiện văn hoá, văn nghệ trong nhà trường. Những cô giáo linh hoạt có khả năng về CNTT phân công chuyên tìm hiểu về các chương trình phần mềm hỗ trợ cho việc soạn giáo án điện tử để tập huấn lại cho các GV trường. Cô giáo có năng khiếu về thể dục thể thao thì bố trí phụ trách chuyên đề GD thể chất.
Việc sắp xếp, phân công nhiệm vụ sao cho mặt tích cực luôn đƣợc phát huy tối đa, mặt tiêu cực hạn chế tối thiểu đồng thời cũng phải biết tổ chức phân công theo từng nhóm tùy từng nhiệm vụ tạo cho GV có tinh thần tập thể, làm việc theo nhóm. Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của các thành viên trong mái nhà chung vừa hình thành ý thức xây dựng một đội ngũ, một tập thể luôn luôn có trách nhiệm chung, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân làm cho mọi công việc của nhà trường được hoàn thành tốt đẹp. Đây là một biện pháp quan trọng dẫn dắt đến nhiều thành công trong quá trình xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà tường.
Biện pháp:“Đổi mới phong cách làm việc, phân công phân nhiệm rõ ràng” và biện pháp“Kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVvà xử lý sau đánh giá”
đƣợc thực hiện thấp hơn với ̅ = 2,43 và 2,44, nguyên nhân do đội ngũ CBQL đã cập nhật đổi mới phong cách làm việc tại trường như: Đưa ra nhiều biện pháp quản lý hay, phù hợp với thực tế để phát triển nhà trường, không ngừng nâng cao chất lƣợng đội ngũ, nâng cao chất lƣợng tổ chức các hoạt động cho trẻ. Thực hiện đưa phương pháp dạy học tiên tiến của các nước trong khu vực vào ứng dụng tại trường như ứng dụng Montesori vào thực hành cuộc sống song việc ứng dụng chƣa nhiều. Dạy học lấy trẻ làm trung tâm thực hiện ở một số lớp còn đạt hiệu quả chƣa cao, vẫn còn dạy theo lối truyền thụ kiến
nhiệm đã thực hiện đúng người, đúng việc nhưng đôi lúc còn chồng chéo do quá nhiều công việc phải giải quyết cùng một lúc. Hơn nữa do đặc thù trường có hai điểm nên công tác quản lý còn gặp khó khăn. Kiểm tra đánh giá đội ngũGVvà xử lý sau đánh giá đã thực hiện song còn chƣa quyết liệt, tiến trình thực hiện còn chậm, đánh giá đôi khi còn cả nể.
2.4.3. Đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV mầm non
Bảng 2.11. Thực trạng thực hiện đào tạo bồi dưỡngĐNGV mầm non
TT Biện pháp
Mức độ
̅ Thứ Tốt Bình bậc
thường Chưa tốt
SL % SL % SL %
1
Bồi dƣỡng về chuyên môn theo các chuyên đề choGVtheo mạch kiến thức cấp mầm non.
21 53.8 15 38.5 3 7.7 2.46 3
2
Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học, kỹ năng sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong các hoạt động GD.
18 46.2 16 41 5 12.8 2.33 6
3
Tổ chức câu lạc bộ GVMN để các trường trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng soạn bài, tổ chức các hình thức dạy học và kỹ năng giảng dạy trên lớp.
19 48.7 20 51.3 2.49 1
4 Tổ chức chương trình giao lưu
GVMN giỏi. 18 46.2 19 48.7 2 5.1 2.41 4
5 Thúc đẩy đội ngũGVtự học, tự
nghiên cứu nâng cao trình độ 17 43.6 18 46.2 4 10.2 2.33 6 6 Tổ chức hội thi GVdạy giỏi 20 51.3 18 46.2 1 2.5 2.48 2
Trung bình 48,3 45,3 6,4 2,41
Nhận xét:
Mức độ thực hiện đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV mầm non của nhà trường đƣợc CBQL và GV đánh giá thực hiện với mức độ khá tốt với ̅ = 2,41 (min
= 1. max = 3)
Các biện pháp thực hiện đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV mầm non đƣợc đánh giá thực hiện tương đối đồng đều nhau với thứ bậc 2/3. Các biện pháp đƣợc đánh giá thực hiện tốt hơn:“Tổ chức câu lạc bộ GVMN để các trường trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng soạn bài, tổ chức các hình thức dạy học và kỹ năng giảng dạy trên lớp” với ̅ = 2,49 và biện pháp“Tổ chức hội thi GVdạy giỏi” với ̅ = 2,48 xếp bậc 2/6.
ĐNGV là người tác động trực tiếp đến quá trình nhận thức, tiếp thu của trẻ nhưng thực tế ở trường ĐNGV không đồng đều (người thì nhiều năm công tác nên trình độ chuyên môn rất vững vàng, còn GV mới ra trường thì kinh nghiệm còn ít). Trong khi đó yêu cầu đổi mới của GD ngày càng đƣợc nâng cao, nhất là với chương trình GD hiện nay bởi vậy đòi hỏi GV phải nắm bắt kịp thời và phải có trình độ nhận thức cao, nhiệt tình sáng tạo trong chuyên môn, chăm sóc nuôi dƣỡng và GD trẻ tốt. Nhận thức đƣợc điều này BGH đã tham mưu với tổ chuyên môn của Phòng GD hàng năm:“Tổ chức tốt câu lạc bộGVMNđể các trường trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng soạn bài, tổ chức các hình thức dạy học và kỹ năng giảng dạy trên lớp”. Mục đích để mở rộng tầm nhìn và tạo cơ hội học tập cho GV được giao lưu, học tập đồng nghiệp tại các trường trong huyện. Từ đây GV đã được học hỏi nhiều điều mới mẻ mà mình chƣa có, BGH có điều kiện so sánh, bổ sung và học tập những vấn đề mà trường chưa tổ chức, thực hiện. Sau mỗi đợt thăm quan học tập nhà trường có thêm diện mạo mới về kỹ năng soạn bài, tổ chức các hình thức dạy học và kỹ năng tổ chức các hoạt động trên lớp.
Từ việc tổ chức tốt câu lạc bộ GVMN. Trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn trường đặc biệt chú ý đến hoạt động kiến tập các chuyên đề, đây là một việc làm rất cần bởi vì các hoạt động với các chuyên đề cụ thể sẽ là những
thuyết và nghe qua buổi kiến tập. Các chuyên đề trường tổ chức là: Chuyên đề rèn kỹ năng tự phục vụ, sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, GDâm nhạc, ứng dụng CNTT trong dạy học, chuyên đề tạo hình, Toán, Văn học, Làm quen với chữ viết, GD thể chất.
Từ những hình thức này sẽ tạo cơ hội cho GVtrao đổi kinh nghiệm về việc thực hiện đối chiếu với việc thực hiện của đồng nghiệp để rút ra những tồn tại cần khắc phục học hỏi những cái hay, cái tốt hiệu quả với những buổi kiến tập chuyên đề, sau mỗi hoạt động là những bài học không chỉ cho chính người giảng dạy mà cho tất cả các thành viên trong hội đồng sư phạm, Những lời góp ý sâu sắc, chính xác, chân thành và đầy tinh thần xây dựng, luôn đƣợc tôn trọng, xem xét hưởng ứng.
Ngoài việc tổ chức chuyên đề BGH tổ chức nhiều buổi hội thảo nhƣ:
Hội thảo về công tác viết sáng kiến kinh nghiệm, về trang trí tạo môi trường lớp học theo các chủ đề…để nâng cao hiểu biết về chuyên môn nghề nghiệp choGV.
Biện pháp“Tổ chức hội thi GV dạy giỏi” với ̅ = 2,48 xếp bậc 2/3 đƣợc đánh giá thực hiện tốt hơn.
Có thể nói biện pháp bồi dƣỡng thông qua các phong trào thi đua, tổ chức các hội thi, hội giảng thường xuyên sẽ giúp cho GV mạnh dạn, bình tĩnh tự tin khi lên lớp để đạt được thành tích đòi hỏi mỗi người phải trao đổi năng lực sƣ phạm, nghệ thuật lôi cuốn trẻ, phải chịu khó suy nghĩ tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp bạn bè… Từ đó trình độ chuyên môn và tay nghề của GV đƣợc nâng lên phong trào thi đua gắn liền với các hội thi sẽ làm cho phong trào thi đua trong nhà trường càng sôi nổi, có tác dung tuyên truyền đến đa số phụ huynh; Trong các phong trào thi đua nhà trường luôn xác định rõ mục tiêu, luôn thể hiện tốt tinh thần công khai minh bạch, đảm bảo công bằng và dân chủ trong các hội thi.
Hàng năm nhà trường đã tổ chức thi GV giỏi cấp cơ sở, các hội thi đồ dùng đồ chơi sáng tạo, trang trí môi trường lớp học, đều đạt kết quả tốt…
Việc tổ chức các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của các GV. Trong các hội thi, họ có điều kiện khẳng định mình trước tập thể song bên cạnh đó, việc tổ chức các hội thi tạo đượcmối quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể GV nhà trường để cùng nhau tiến bộ.
Để các hội thi thành công và có kết quả tốt, BGH chỉ đạo chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, thông báo tới từng GV để họ nắm đƣợc nội dung, thời gian thi.
Trong các đợt thi, GV luôn có sự chuẩn bị và nỗ lực phấn đấu để đạt kết quả cao nhất. Sau hội thi, trường có tổng kết rút kinhnghiệm khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc. Chính vì làm tốt vấn đề trên nên phần nào cũng đã động viên tinh thần của GV nâng dần chất lượng GD HS trong nhà trường.
Biện pháp:“Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học, kỹ năng sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong các hoạt động GD” và biện pháp:“Thúc đẩy đội ngũ GV tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ” với ̅ = 2,33 đƣợc đánh giá thực hiện thấp hơn.
Các phương pháp dạy học truyền thống nhƣ sử dụng đồ dùng trực quan, thuyết trình, đàm thoại, thực hành luyện tập là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhƣợc điểm của chúng, đa dạng hóa và vận dụng nhuần nhuyễn các hình thức học tập. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người GVtrước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng nhƣ tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn nhƣ việc gây hứng thú vào bài, kỹ thuật trình bày, giải thích đàm thoại, đặt câu hỏi và xử lý các tình huống xảy ra hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, thựctiễn dạy học ở
giải và đàm thoại của GV với hình thức làm việc nhóm, góp phần phát triển tính tích hoạt động nhận thức của HS. Song số lƣợng HS tại lớp đông (45 - 50 HS/ lớp) HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm gặp một số khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động nên hiệu quả thực hiện chƣa cao. Không những thế 1 số GV chƣa thực sự chịu khó tự học tập, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề và học hỏi để đổi mới phương pháp dạy học. Một sốGVvì trình độ ứng dụng CNTT còn hạn chế, hoặc chƣa sử dụng thành thạo các thiết bị hiện đại nên còn lúng túng hoặc có tâm lí “e ngại” khi đổi mới phương pháp dạy học. Thực tế cho thấy, kiến thức, kỹ năng về CNTT ở một số GV còn hạn chế, chƣa đủ vƣợt ngƣỡng để đam mê và sáng tạo; thậm chí còn né tránh, tâm lý ngại khó khi phải soạn bằng giáo án điện tử. Bởi muốn soạn giảng một giáo án điện tử, người GV phải vất vả gấp nhiều lần, vừa phải biết tin học và sử dụng thành thạo phần mềm Powerpoint và vừa phải tốn khá nhiều thời gian, công sức để cắt, ghép, chụp phim và làm chữ nổi, làm khung… Đường truyền kết nối Internét đôi lúc còn chậm nên khó khăn trong việc cập nhật thông tin, dữ liệu trên Internet. Vì thế, tuy việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã đem lại hiệu quả cao nhƣng mức độ ứng dụng trong nhà trường và bản thânGVchưa cao, chưa rộng rãi và chưa thể trở thành một hệ thống ứng dụng đồng bộ trong môi trường GD hiện nay.
2.4.4. Đánh giá, sàng lọc đội ngũ GVMN
Bảng 2.12. Thực trạng thực hiện kiểm tra đánh giá ĐNGV mầm non
TT Biện pháp
Mức độ
̅ Thứ
Tốt Bình bậc
thường Chưa tốt
SL % SL % SL %
1 Kiểm tra chuyên môn, chuyên
đề, kiểm tra các kỳ thi. 23 59 11 28.2 5 12.8 2.46 2 2 Kiểm tra toàn diện GV. 21 53.9 14 35.9 4 10.2 2.43 4
TT Biện pháp
Mức độ
̅ Thứ
Tốt Bình bậc
thường Chưa tốt
SL % SL % SL %
3 Kiểm tra các hoạt động sƣ
phạm của GV. 20 51.3 13 33.3 6 15.4 2.36 5
4
Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch của GV.
19 48.7 18 46.2 2 5.1 2.44 3
5 Kiểm tra việc thực hiện quy
chế chuyên môn. 22 56.4 14 35.9 3 7.7 2.49 1 6
Chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá GVMNtheo chuẩn nghề nghiệp.
17 43.6 15 38.5 7 17.9 2.26 6
Trung bình 52,2 36,3 11,5 2,40
Nhận xét:
Mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá ĐNGV mầm non của nhà trường đƣợc CBQL và GV đánh giá thực hiện với mức độ khá tốt với ̅ = 2,40 (min
= 1, max = 3).
Các biện pháp thực hiện kiểm tra đánh giá ĐNGV mầm non đƣợc đánh giá thực hiện tương đối đồng đều nhau. Các biện pháp được đánh giá thực hiện tốt hơn là:“Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn” với ̅ = 2,49 xếp bậc 1/6; Biện pháp:“Chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp” đƣợc đánh giá thực hiện thấp hơn với ̅ = 2,26.
Công tác kiểm tra đánh giá ĐNGV mầm non với mục đích nhằm đánh giá toàn diện ĐNGV mầm non của nhà trường trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với quy định của Luật GD và các Văn bản pháp quy hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Qua kiểm tra đánh giá tƣ vấn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy, xem xét các hoạt động của GV, nhân viên trong nhà trường phát hiện tiềm năng, hạn chế yếu kém, giúp phát triển các khả năng, sở trường