Đánh giá, sàng lọc đội ngũ GVMN

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non a xã thanh liệt, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 63 - 67)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON A XÃ THANH LIỆT, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ GV trường mầm non A xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

2.4.4. Đánh giá, sàng lọc đội ngũ GVMN

Bảng 2.12. Thực trạng thực hiện kiểm tra đánh giá ĐNGV mầm non

TT Biện pháp

Mức độ

̅ Thứ

Tốt Bình bậc

thường Chưa tốt

SL % SL % SL %

1 Kiểm tra chuyên môn, chuyên

đề, kiểm tra các kỳ thi. 23 59 11 28.2 5 12.8 2.46 2 2 Kiểm tra toàn diện GV. 21 53.9 14 35.9 4 10.2 2.43 4

TT Biện pháp

Mức độ

̅ Thứ

Tốt Bình bậc

thường Chưa tốt

SL % SL % SL %

3 Kiểm tra các hoạt động sƣ

phạm của GV. 20 51.3 13 33.3 6 15.4 2.36 5

4

Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch của GV.

19 48.7 18 46.2 2 5.1 2.44 3

5 Kiểm tra việc thực hiện quy

chế chuyên môn. 22 56.4 14 35.9 3 7.7 2.49 1 6

Chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá GVMNtheo chuẩn nghề nghiệp.

17 43.6 15 38.5 7 17.9 2.26 6

Trung bình 52,2 36,3 11,5 2,40

Nhận xét:

Mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá ĐNGV mầm non của nhà trường đƣợc CBQL và GV đánh giá thực hiện với mức độ khá tốt với ̅ = 2,40 (min

= 1, max = 3).

Các biện pháp thực hiện kiểm tra đánh giá ĐNGV mầm non đƣợc đánh giá thực hiện tương đối đồng đều nhau. Các biện pháp được đánh giá thực hiện tốt hơn là:“Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn” với ̅ = 2,49 xếp bậc 1/6; Biện pháp:“Chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp” đƣợc đánh giá thực hiện thấp hơn với ̅ = 2,26.

Công tác kiểm tra đánh giá ĐNGV mầm non với mục đích nhằm đánh giá toàn diện ĐNGV mầm non của nhà trường trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với quy định của Luật GD và các Văn bản pháp quy hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Qua kiểm tra đánh giá tƣ vấn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy, xem xét các hoạt động của GV, nhân viên trong nhà trường phát hiện tiềm năng, hạn chế yếu kém, giúp phát triển các khả năng, sở trường

vốn có và khắc phục những hạn chế, thiếu sót, phấn đấu thực hiện phương hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa GD.

Việc thực hiện quy chế chuyên môn trong trường mầm non đóng một vai trò quan trọng quyết định đến chất lƣợng GD. Vì vậy “Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn” luôn được BGH nhà trường luôn chú trọng chỉ đạo thực hiện tốt với nhiều việc làm cụ thế nhƣ: Xây dựng lịch trình thực hiện quy chế chuyên môn của trường một cách sát thực, phù hợp dựa trên lịch trình hướng dẫn chuyên môn của Phòng GD. Bồi dưỡng nâng cao ý thức đạo đức, tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức vươn lên trong công việc cho đội ngũ GV để đội ngũ thấy đƣợc trách nhiệm trong công việc đƣợc giao của mình. Đây là một việc làm hết sức quan trọng, đòi hỏi phải có lộ trình thời gian thực hiện và đòi hỏi những người CBQL trong trường phải là những tấm gương thực sự gương mẫu về đạo đức và vững vàng về nghiệp vụ chuyên môn. Đội ngũ có nhận thức tốt, thực hiện tốt công việc thì trường mới tốt và phát triển vững mạnh đƣợc. Thông qua các buổi họp đầu năm, qua các buổi hội thảo, tập huấn, qua các buổi họp chuyên môn chúng tôi đều khéo léo lồng ghép nhiều nội dung GD tư tưởng, GD kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, thực hiện các chuyên đề cho đội ngũ GV, nhân viên của trường một cách phong phú, đa dạng. Với ĐNGV trẻ kinh nghiệm còn hạn chế giao nhiệm vụ cho các đồng chí tổ trưởng chuyên môn, các GV vững vàng, lâu năm có nhiều kinh nghiệm kèm cặp, chỉ bảo.GVcó mặt mạnh về các chuyên đề sẽ đƣợc chọn làm điểm chuyên đề và kiến tập cho toàn trường tham khảo, học tập. Không những thế chúng tôi còn tăng cường dự giờ các đồng chí GV mới, hướng dẫn, động viên khích lệ các đồng chí tự tin trong tổ chức các hoạt động cho trẻ.

Để các đợt kiểm tra quy chế chuyên môn của trường luôn đạt kết quả cao chúng tôi còn thực hiện đƣa tiêu chí thi đua vào từng tháng để đánh giá khen thưởngGV, nhân viên đặc biệt chú trọng đánh giá chất lượng thực tại các lớp qua các giờ kiểm tra đột xuất quy chế chuyên môn trong ngày. Trong đánh giá luôn đảm bảo công bằng, công khai để tạo niềm tin và động lực đối với GV

trong trường. Hàng tháng công khai kết quả đánh giá trong hội đồng sư phạm nhà trường. Khuyến khích, biểu dương kịp thời các lớp, các cá nhân thực hiện tốt quy chế chuyên môn đặc biệt đối với các hoạt động kiểm tra đột xuất. Quy kết trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ đối với tất cả GV trong lớp để có sự đồng lòng đối với công việc đƣợc giao tại lớp.

Biện pháp:“Chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp” đƣợc đánh giá thực hiện thấp hơn với ̅ = 2,26.

Nhƣ chúng ta đã biết đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệpGVgóp phần không nhỏ trong quá trình nâng cao chất lƣợng chăm sóc nuôi dƣỡng và GDtrẻ tại trường mầm non. Giúp mỗi GVMN khắc phục những hạn chế và phát huy những tích cực của bản thân, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu để thực hiện tốt hơn công việc của mình, đáp ứng với yêu cầu của chuẩn.

Đánh giá GV theo chuẩn còn giúp cán bộ quản lý có kế hoạch bồi dƣỡng cho đội ngũ GV. Làm cơ sở để cán bộ quản lý đề xuất chế độ, chính sách đối với GVMN đƣợc đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.

Thực tế tại trường đã áp dụng văn bản quy định về chuẩn nghề nghiệp GVMN để đƣa vào thực hiện. Thời gian đánh giá vào cuối mỗi năm học. Quy trình đánh giá cụ thể nhƣ sau:

+ Căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, yêu cầu của chuẩn, từng GV trong trường tự đánh giá xếp loại theo các yêu cầu quy định tại điều 8, điều 9 của văn bản quy định về chuẩn nghề nghiệp GVMN. Đƣa ra các minh chứng cụ thể cho từng lĩnh vực đánh giá.

+ Tiến hành họp tổ chuyên môn để tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét đóng góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào bản đánh giá xếp loại của GV.

+ Hiệu trưởng thực hiện đánh giá xếp loại. Công khai kết quả đánh giá tới toàn thể cán bộ, GV, nhân viên nhà trường và gửi kết quả đánh giá về Phòng GD.

“Việc chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp”

chƣađƣợc đánh giá cao nguyên nhân do quá trình chỉ đạo đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp GVMN tại trường còn gặp một số bất cập sau:

+ Một bộ phận GV mới vào trường chưa hiểu sâu, hiểu kỹ về bộ chuẩn đánh giá nên dẫn đến việc GV đánh giá không đúng, đƣa ra minh chứng không phù hợp.

+ Một số GV còn sao chép nội dung đánh giá của đồng nghiệp dẫn đến kết quả đánh giá chƣa sát thực, chƣa phù hợp với kết quả hoạt động của cá nhân.

+ Việc kiểm tra đánh giá của BGH còn nặng về định tính, nhẹ về định lƣợng.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non a xã thanh liệt, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)