Con người của hào quang cung cấm

Một phần của tài liệu Nghệ Thuật Tiểu Thuyết Từ Dụ Thái Hậu Của Trần Thùy Mai.pdf (Trang 47 - 54)

CHƯƠNG 2. KHUÔN MẶT CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN TRONG TỪ DỤ THÁI HẬU CỦA TRẦN THÙY MAI

2.2. Chân dung con người chốn vương triều Nguyễn

2.2.1. Con người của hào quang cung cấm

Trong Từ Dụ thái hậu, Trần Thùy Mai viết về triều đại nhà Nguyễn khi đã vinh quang đại định, đang đi vào quá trình ổn định và phát triển. Bức tranh con người và

cuộc sống vương triều Nguyễn được nhà văn tái dựng sinh động và hấp dẫn, trong đó, chân dung con người nơi hào quang cung triều từ bậc vua chúa, quốc mẫu đến đại thần đều hiện lên cụ thể, chân thực.

Những đấng quân vương như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, là những người đại diện cho sự quyền uy, tài năng và đức hạnh, mang bản lĩnh, khát vọng xây dựng triều đại vững bền, thịnh vượng; sáng suốt, tỉnh táo trong việc lựa chọn hoàng tử kế vị và nghiêm khắc, trọng đạo lí trong việc dạy con. Những bậc đại thần như Phạm Đăng Hưng, Trương Đăng Quế...là bề tôi trung quân ái quốc, tận tâm tận sức đem tài năng, trí tuệ phụng sự cho thiên triều, giúp dân, giúp nước. Họ vừa biểu tượng của uy quyền vừa là biểu tượng tài năng phẩm hạnh, khí tiết của bậc quân tử chân chính. Đặc biệt, hình tượng Từ Dụ thái hậu, bậc quốc mẫu như một điểm nhấn, là biểu tượng cho sự uy nghiêm, nhân từ và đức độ.

Nơi chốn hào quang triều Nguyễn, những con người ấy tồn tại luôn là biểu tượng cho sự uy quyền, đức hạnh, luôn được mọi người tôn kính, nể phục về phẩm chất và tư cách, song ở mỗi người vẫn hiện lên những đặc điểm riêng.

Vua Gia từng trải qua bao cực khổ cơ hàn, thăng trầm, nằm gai nếm mật để tạo dựng nên cơ nghiệp và bước đầu đặt nền móng cho sự phát triển của triều Nguyễn.

Dưới góc nhìn về chính sử, vị Thế tổ cao hoàng đế Gia Long còn nhiều nghi tồn, luận bàn, tranh biện, nhưng trong Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai, Gia Long hiện lên là một vị vua có tài trị nước, lo cho xã tắc muôn dân, củng cố ban hành những chính sách, luật lệ để đưa đất nước dần đi vào nề nếp và ổn định. Ông mềm dẻo, khôn khéo và linh hoạt trong việc liên minh với phương Tây, không bài trừ cũng không tôn Đạo Gia tô. Uy quyền của Gia Long cũng là công cụ để chấn chỉnh nội cung, hóa giải sự đố kị, ghen tuông giữa các phi tần. Sự thông tuệ, sáng suốt, tiên liệu trước mọi việc, khôn khéo trong việc sắp đặt triều chính, đối đãi ân cần, chu đáo với những bậc đại thần, trọng dụng nhân tài để phụng sự đất nước là cái kì tài trong việc trị nước của Gia Long hoàng đế. Đặc biệt, lời dặn dò với Minh Mạng: “Con hãy nhớ, ngày sau đừng gây hấn bên ngoài” [32, tr. 141] là một bài học sâu sắc về chính sách cai trị đất nước được đúc kết từ tầm nhìn sâu rộng, sự hiểu biết sâu sắc và nhạy cảm thời thế của hoàng đế.

Nếu vua Gia Long là người sự khôn khéo, mềm dẻo linh hoạt trong việc cai trị nước thì vua Minh Mạng lại bản lĩnh, mạnh mẽ, quyết đoán. Bậc minh quân ấy “rất thông minh, cương quyết, có mọi đức tính tốt của cha” [32, tr. 140]. Chính tài trí, uy quyền trong việc điều hành chính sự của Minh Mạng đã làm cho nhiều người vừa sợ vừa nể trọng mà phục tùng. Ông thiết lập kỉ cương, phép nước nhằm xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền, củng cố địa vị quyền lực như ban hành Tứ bất lập, Đế hệ thi Phiên hệ thi, đúc “Hoàng hậu chi bửu” giảm sự tác động của nội cung với triều chính, ban luật: “các hoàng tử thân công tuyệt đối không tham dự một quan chức nào cả, dù nhỏ, dù to...Đã là luật thì không một ai ngoại lệ...” [33, tr. 10]. Minh Mạng còn là một đấng minh quân thấu tỏ thế thái nhân tình, khi sáng suốt lựa chọn và trọng

dụng những bậc hiền tài như Phạm Đăng Hưng, Trương Đăng Quế...Một điểm sáng trong vị hoàng đế vốn nghiêm khắc, bảo thủ, độc đoán chính là lòng nhân từ khi ân xá cho đàn bà, trẻ con vô tội dòng họ Lê, “xuống chiếu tha thuế ba năm cho dân sáu tỉnh miền Nam” [33, tr. 126]. Mặt khác, tài trị nước của Minh Mạng có sự kế thừa, tiếp biến từ các triều đại trước, khi ông hiểu được sức mạnh của nhân dân, “khoan thư sức dân” là căn nguyên sâu xa để đất nước ổn định và thịnh trị, “hiểu được lòng dân thì giặc giã yên, chăm sóc dân thì tự nhiên bốn phương no đủ” [32, tr. 265]. Có thể nói, bốn vị vua triều Nguyễn trong Từ Dụ thái hậu, Minh Mạng là vị vua được Trần Thùy Mai xây dựng thành công và để lại ấn tượng đậm nét nhất, người có thể xoay vần thời cuộc, đưa nhà Nguyễn đi vào thời kì ổn định và phát triển nhất.

Trước những biến động của thời đại, giữa cơn xoay vần của lịch sử và những rối ren, tao loạn của thời cuộc, cần lắm những bậc đại thần, kẻ sĩ phải có lòng trung, là cánh tay phải đắc lực giúp hoàng đế ổn định triều chính, dẹp loạn phản nghịch, đưa vương triều đi vào quy củ, phép tắc, và có chiến lược ngoại giao đúng đắn với phương Tây. Nổi bật trong những con người ấy là Phạm Đăng Hưng, Trương Đăng Quế...Phạm Đăng Hưng là nhân vật đặc biệt trong Từ Dụ thái hậu. Sống qua hai đời vua (Gia Long và Minh Mạng), Đăng Hưng nổi tiếng bởi sự thanh liêm, cương trực ngay thẳng, không sợ quyền uy, ông mang cốt cách của một nhà nho chân chính. Tấm lòng của ông trong sáng như vầng trăng vằng vặc giữa trời đêm. Chính vì vậy, ông được vua tin tưởng, luôn nắm giữ những vị trí trọng yếu của triều đình, phong Đại thần cố mệnh. Phạm Đăng Hưng mang khí chất của bậc chính nhân quân tử như cây tùng, cây bách giữa chống hoàng cung đầy bão táp và sóng gió, luôn bản lĩnh, ngay thẳng và tâm huyết làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình. Chính sự nổi tiếng thanh liêm và cương trực của Thượng thư họ Phạm được nhiều người kính nể và khâm phục bội phần với “vị quan mẫu mực nhất’’, một con người có thiên lương trong sáng, có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” (Nguyễn Tuân).

Với chàng dũng sĩ họ Trương, là người trung nghĩa, văn võ toàn tài, nhanh chóng vươn lên trở thành trụ cột của triều đình, cánh tay phải đắc lực của vua, nắm những chức vụ trọng yếu của vương triều. Đăng Quế là con người sống có lý tưởng, có ý chí và hoãi bão lớn lao. Dường như, ở chàng có sự hội tụ của phẩm chất và khí phách tuyệt vời của Lê Văn Duyệt và Phạm Đăng Hưng. Trương Đăng Quế nổi bật với sự tài trí, khôn khéo, quyết đoán, sống trọng tình, trọng nghĩa. Chàng mang chí khí “của kẻ trượng phu vẫy vùng bốn bể” [32, tr. 370], từng đánh Nam dẹp Bắc, uy chấn thiên hạ, mưu tính việc nước, luận bàn việc công, trị an nội triều, bình định nội loạn một cách chu toàn. Quế sống biết người biết ta, tính trước liệu sau, luôn khôn khéo, điềm đạm.

Hơn thế, ở Đăng Quế, cách nhìn nhận đánh giá về thời cuộc, những biến chuyển của thời đại thực sự tiến bộ, tích cực trong tư tưởng, quan điểm sống của mình. Cùng kinh bang tế thế như nhau, Trương Đăng Quế khôn ngoan hơn Lê Văn Duyệt, mềm dẻo hơn Phạm Đăng Hưng với chỉ một triết lý: “để khả dĩ làm được điều gì tốt đẹp cho dân,

cho nước cho người mình yêu, thì trước hết phải giữ được cái đầu mình còn trên cổ mình” [33, tr. 45]. Chính sự sáng suốt, mẫn tiệp, tinh thông thời thế mà mọi vấn đề dưới tay họ Trương đều được giải quyết thấu đáo, dùng chính cái tài và cái đức của mình để thu phục lòng người. Dường như, Đăng Quế có sự lôi cuốn khó cưỡng, bởi chàng luôn biết cách ảnh hưởng đến người khác theo ý mình muốn. Như vậy, cùng với Phạm Đăng Hưng, Trương Đăng Quế là những con người đại diện cho những trang nam nhi tiết tháo, cương trực, biểu tượng cho sự chính nghĩa, thanh liêm.

Bên cạnh những đấng quân vương, đại thần là hiện thân cho sự uy quyền, đạo hạnh, thì trong Từ Dụ thái hậu, không thể không nhắc tới bậc quốc mẫu Từ Dụ thái hậu, bà là biểu tượng cho sự thánh thiện, trong sáng, đức độ và nhân từ.

Từ Dụ Thái Hậu là hiện thân cốt cách tốt đẹp, lòng bao dung và đức độ. Từ cô tiểu thư nhà họ Phạm, Từ Dụ thái hậu trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ, bà hoàng quyền lực triều Nguyễn. Dưới ánh hào quang nơi chí tôn quốc mẫu, Từ Dụ thái hậu vừa dùng uy quyền, vừa dùng cái ân đức để cảm hóa, thu phục lòng người, giúp họ hướng thiện và nhận ra những sai lầm của mình. Ở Từ Dụ thái hậu, sáng ngời một nhân cách cao đẹp, không màng địa vị, danh lợi từ việc trở thành Hoàng quý phi dưới thời vua Thiệu trị đến việc nhiếp chính thay cho vua Tự Đức, bởi thái hậu “không muốn hoàng thượng chịu ảnh hưởng” của mình quá nhiều, không muốn Tự Đức “sẽ hóa thành một ấu vương” [33, tr. 460]. Qua những lời giãi bày chân tình và sâu sắc ấy của Từ Dụ thái hậu, chúng ta thấy được một cái tâm cao cả của bậc mẫu nghi với giang sơn xã tắc, một tấm lòng cao thượng của một người mẹ dành cho con. Hình ảnh Từ Dụ thái hậu đã trở thành một biểu tượng về đức hạnh, phẩm tiết được mọi người yêu quý, ngưỡng phục và tôn thờ.

Nơi chốn cung triều Nguyễn, còn đó biết bao con người là sự hiện diện cho uy quyền, đạo hạnh như vua Thiệu Trị, vua Tự Đức - những con người hiếu thuận, giàu tình thương yêu, bao dung, độ lượng, biết đối nhân xử thế như hoàng hậu Tống Thị Lan, Thái trưởng công chúa Ngọc Tú (chị ruột của vua Gia Long) với tấm lòng khoan hòa, nhân ái, đức độ chúng sinh, không màng danh lợi...

Có thể nói, những nhân vật trên là kiểu nhân vật ít nhiều xuất hiện ở tiểu thuyết lịch sử truyền thống, nhưng trong Từ Dụ thái hậu, với cách nhìn mới mẻ, hiện đại, Trần Thùy Mai đã đem đến chiều sâu trong quan niệm về con người- đó là vừa con người lịch sử vừa là con người số phận vừa mang phẩm chất anh hùng, trí dũng và mang phẩm hạnh, đức độ.

Mỗi triều đại phong kiến được thành lập đều phải trải qua những biến cố, thăng trầm, những cuộc binh đao loạn lạc, và triều Nguyễn không phải là ngoại lệ. Cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn khiến cho vua tôi nhà Nguyễn gặp bao phen sóng gió, phiêu dạt, nay đây mai đó. Họ đã chứng kiến, trải qua một giai đoạn đầy cam go thử thách để xây dựng nên một trong những triều đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt – Nhà Nguyễn, tồn tại suốt gần 143 năm.

Trong bước chuyển mình của lịch sử triều Nguyễn, khi quá khứ đã qua đi, nhưng tàn dư của nó để lại cho con người hiện tại những ám ảnh khôn nguôi. Họ đã trải qua, đã chứng kiến những biến chuyển của lịch sử, của thời cuộc không chỉ xa xưa mà ngay cả thực tại đang sống: Gia Long, hoàng hậu Tống Thị Lan, Nhị phi Trần Thị Đang, Tả quân Lê Văn Duyệt, Phạm Đăng Hưng, Trương Đăng Quế....Họ là những chứng nhân lịch sử sống động, chân thực nhất nơi vương triều Nguyễn, không chỉ ở triều chính mà còn chốn hậu cung với những cuộc chiến tranh giành quyền lực những âm mưu và thủ đoạn đen tối, tàn độc, sự giết hại thanh trừng lẫn nhau giữa các thế lực.

Trước hết, những con người là chứng nhân của giai đoạn chuyển giao lịch sử buổi đầu triều Nguyễn. Trong Từ Dụ thái hậu, Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long), là chứng nhân lịch sử sống động nhất. Ông như chiếc “bản lề lịch sử”, vừa khép lại cánh cửa của quá khứ đau thương, tủi nhục vừa mở ra cánh cửa của hiện tại vinh quang nhưng cũng đầy biến động của nhà Nguyễn. Hoàng đế từng trải qua những cơn binh biến, điêu linh đến khi nhà Nguyễn đại định. Ông trả thù nhà Tây Sơn vô cùng tàn nhẫn. Lịch sử vẫn còn đó những tồn nghi mà hiện tại chưa thể minh giải một cách thỏa đáng. Có hay chăng là cách nhìn nhận, đánh giá theo quan điểm, tư tưởng và tư duy lịch sử của một con người được đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Trong bản thể con người vị vua ấy là sự tồn tại song song giữa con người anh hùng và con người cá nhân.

Việc Gia Long tận diệt nhà Tây Sơn tàn bạo, lấy công chúa Lê Thị Ngọc Bình – vợ vua Quang Toản, phải chăng nó như một vết đen trong trang sử bi hùng thời tiền lập nhà Nguyễn, để rồi, Tam phi Lê Thị Ngọc Bình, “ngôi mộ sống” còn sót lại của nhà Tây Sơn phải vừa là nạn nhân của tội ác chiến tranh, tù nhân chính trị vừa phải là kẻ nô lệ tinh thần trong nỗi ham muốn, đày đọa tâm hồn Tam phi, cũng như thỏa mãn

“nỗi đau đớn cừu thù trong lòng hoàng đế” [32, tr. 113].

Hoàng hậu Tống Thị Lan và Nhị phi Trần Thị Đang, hai người vợ luôn đồng hành cùng vua Gia Long từ thuở hàn vi lập nghiệp, họ là chứng nhân lịch sử thời kì tiền lập nhà Nguyễn. Trong cơn biến vần của lịch sử, của thời cuộc, số phận hoàng hậu và Nhị phi lại có những hoàn cảnh khác nhau, hoàng hậu Tống Thị Lan ở lại quê nhà để chăm sóc phụng dưỡng mẹ của chồng, còn Nhị phi Trần Thị Đang gắn bó và tận tâm với Gia Long trong những năm tháng cơ cực, lênh đênh phiêu bạt khắp nơi, “lúc chạy sang Phú Quốc, lúc sang Xiêm La cầu viện” [32, tr. 27]. Thời gian khổ cực, vất vả ấy đã tạo nên một Nhị phi bản lĩnh, mạnh mẽ, cương quyết, nhưng khi nhà Nguyễn đại định vinh quang lại hình thành nên một Nhi phi đam mê, khát khao quyền lực đến vô cùng, với đó là sự thù hằn, ghen ghét, độ kị với chính hoàng hậu Tống Thị Lan, Tam phi Lê Thị Ngọc Bình... đã gây nên những sóng gió, những biến động không chỉ nơi chính trường mà cả chốn hậu cung nhà Nguyễn. Nhị phi là hiện thân rõ nét nhất cho mưu đồ quyền lực, nội chiến hậu cung và sự khuynh loát triều đình. Việc thâu tóm quyền lực nơi cung cấm, xem đó như một trò chơi vương quyền, Nhị phi Trần Thị Đang đã tác động lớn đến nội triều, sắp đặt ngôi thiên tử; thay đổi về thể chế, điển lệ

hoàng triều (đề xuất luật Tứ bất lập), gây ra bao tội ác như loại trừ huyết thống hoàng gia (vụ án thông dâm giữa Mỹ Đường và mẹ ruột); vu vạ tư tình giữa Phạm Thị Hằng và Trương Đăng Quế; âm mưu loại bỏ đại thần, tận tru tận diệt (vụ án Lê Văn Duyệt)…

Chứng nhân của những cuộc chiến quyền lực, mưa đoạt danh lợi, củng cố địa vị.

Tả quân Lê Văn Duyệt, bậc trung thần tận tụy phù giúp Gia Long lên ngôi, tiếng vang lừng lẫy một thời. Ông được Gia Long trọng dụng, tin tưởng, phong đại thần cố mệnh, ban lệ nhập triều bất bái, tước phẩm Quốc công tiết chế Tổng trấn Gia Định. Là người có công lớn với tiên triều, cũng là người chứng kiến sự chuyển giao quyền lực từ Gia Long sang Minh Mạng, hơn ai hết, Lê Văn Duyệt hiểu và thấy được cuộc tranh giành quyền lực, thanh trừng chính trị gây nên những cơn dư chấn đối với triều Nguyễn, không chỉ ở chính trường mà còn ở chốn hậu cung. Tả quân Lê Văn Duyệt thấu hiểu và tường tận những âm mưu thâm độc trong cuộc chiến quyền lực, hiểu được sự khuất tất, nỗi oan khiên của mẹ con Tống Thị Quyên, thủ đoạn ám muội khiến Phạm Đăng Hưng phải chịu án oan...Ông nhận ra những mặt trái, sự đen tối sau ánh hào quang nơi hoàng triều, nhưng bậc khai quốc công thần quyền nghiêng thiên hạ ấy cũng không thể thoát ra khỏi vòng quay nghiệt ngã của bánh xe lịch sử. Minh Mạng và thái hậu Trần Thị Đang một lần nữa đẩy ông vào Nam, vừa giảm bớt uy danh, vừa loại ông ra khỏi cuộc tranh giành quyền lực. Trong ông là cả nỗi đau, sự uất hận của một bậc công thần đã một đời tận hiến, tận trung với triều đình. Từ góc độ lịch sử, Tả quân Lê Văn Duyệt vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân của những mưu đồ chính trị tàn độc của chế độ quân chủ chuyên chế đương thời.

Cùng với các bậc tiền nhân, Trương Đăng Quế là danh thần triều Nguyễn, trải qua ba đời vua từ Minh Mạng cho đến Tự Đức. Là cánh tay đắc lực, là bề tôi thân tín và trung thành của vua, vì vậy, Đăng Quế là người chứng kiến và hiểu rõ tường tận những biến động mọi mặt của đời sống chính trị, xã hội lúc bấy giờ. Ông hiểu rằng, những cuộc chiến sinh tử từ chính trường cho đến hậu cung đều xuất phát từ lòng tham quyền lực của con người. Để có được quyền lực và địa vị, con người đã không từ thủ đoạn tàn độc nào. Từ việc Thái hậu hoàng thái hậu Trần Thị Đang củng cố vây cánh và quyền lực, “phế trưởng lập thứ” dẫn đến sự nổi loạn của Hồng Bảo, cầu viện ngoại bang lật đổ ngôi vua đến việc tình cảnh anh em cùng huyết thống giết hại nhau (cái chết bí ẩn của Hồng Bảo - anh vua Tự Đức), cuộc nổi dậy của bọn phản loạn, mưu đồ cướp ngôi (Đinh Văn Thắng, Trần Giám, Vạn Khoái...) tất cả những biến động của một giai đoạn lịch sử, những cơn cuồng phong dữ dội trong nội tại vương triều Nguyễn ấy Đăng Quế đều chứng kiến, trải qua.

Mỗi con người sống trong giai đoạn đầy biến động của vương triều nhà Nguyễn khi ấy đều là những chứng nhân lịch sử. Họ không chỉ chứng kiến và tỏ tường những góc khuất, những âm mưu thủ đoạn tranh quyền đoạt vị, những tội ác tày trời đảo nghịch luân lý mà còn là những người trực tiếp tham gia vào những biến cố ấy...Và

Một phần của tài liệu Nghệ Thuật Tiểu Thuyết Từ Dụ Thái Hậu Của Trần Thùy Mai.pdf (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)