CHƯƠNG I: GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG PHỐ
1.2. CHỨC NĂNG ĐƯỜNG PHỐ VÀ PHÂN LOẠI
1.2.2. Phân loại đường phố
Hệ thống đường bộ được tổ chức thành nhiều đơn vị khai thác, các phân cấp theo chức năng và yếu tố hình học khác nhau nhằm mục đích quản lý, quy hoạch và thiết kế. Các hệ thống phân cấp này là cơ sở cho sự liên hệ giữa các nhà quy hoạch, người thiết kế, quản lý và sử dụng. Mục đích của phân loại:
- Phân loại đường giúp xác định được vai trò, chức năng của từng đường trong cả mạng lưới để có cơ sở quy hoạch mạng lưới đường phố và tổ chức giao thông trong đô thị phù hợp.
- Thiết lập một hệ thống thống nhất logic bao gồm tất cả các loại đường, vì yêu cầu phục vụ của chúng, cần được cấp chính quyền quản lý với sự quan tâm phù hợp.
- Những con đường được phân theo nhóm đòi hỏi có cùng mức độ và chất lượng xây dựng, duy tu và phục vụ giao thông.
- Tạo ra cơ sở thiết kế các mối giao cắt. Chỉ phân loại mới có thể thực hiện đúng quy định về các mối giao cắt.
- Cho phép phân tách các dòng giao thông nhờ có sự quy định về thể loại phương tiện được phép đi lại trên đường.
=> Thực tế ở Việt Nam, việc phân loại là chỉ trên lý thuyết còn áp dụng cụ thể chưa hiệu quả. Việc phân loại, bản chất là một chỉ tiêu cho thấy sự mạch lạc của hệ thống giao thông của một thành phố.
§-êng gom
§-êng khu vùc
§-êng trôc chÝnh
Vùng tiếp cận Vùng cơ động
Mức phục vụ
(mobility)
(Accsessibility) 1.2.2.1. Phân loại theo chức năng:
Phân loại theo chức năng là xếp các loại đường vào từng nhóm, hoặc hệ thống tuỳ theo yêu cầu phục vụ giao thông.
Một trong các bước thiết kế đường đầu tiên là xác định cấp đường - chức năng của đường
Tiêu chí phân loại dựa trên nguyên tắc thể hiện ở sơ đồ bên:
chức năng, mật độ đường vào ra, nhu cầu giao thông, chiều dài hành trình, tốc độ mong muốn.
Cơ động tức là tốc độ khai thác cao, nhanh chóng, hành trình dài, thông suốt.
Tiếp cận tức là đảm bảo vào ra thuận lợi, tốc độ khai thác thấp, hành trình ngắn, cục bộ
Đây là khung phân loại cơ bản, làm công cụ cho quy hoạch xây dựng đô thị. Đường phố có 2 chức năng cơ bản: chức năng giao thông và chức năng không gian.
Chức năng giao thông đựợc phản ánh đầy đủ qua chất lựợng dòng, các chỉ tiêu giao thông như tốc độ, mật độ, hệ số sử dụng KNTH. Chức năng giao thông được biểu thị bằng hai chức năng phụ đối lập nhau là: cơ động và tiếp cận.
- Loại đường có chức năng cơ động cao thì đòi hỏi phải đạt được tốc độ xe chạy cao. Đây là các đường cấp cao, có lưu lượng xe chạy lớn, chiều dài đường lớn, mật độ xe chạy thấp.
- Loại đường có chức năng tiếp cận cao thì không đòi hỏi tốc độ xe chạy cao nhưng phải thuận lợi về tiếp cận với các điểm đi - đến.
Theo chức năng giao thông, đường phố được chia thành 4 loại với các đặc trưng của chúng như thể hiện ở bảng 1.4
Bảng 1.4. Phân loại đường phố
Trong các thành phố lớn hiện đại ở các nước cũng có các loại đường phố sau:
a) Đường ôtô cao tốc đô thị
Chức năng: Đường ôtô cao tốc đô thị phục vụ giao thông với tốc độ cao từ 80 - 100 km/h, dùng để nối các khu vực chính của thành phố, hoặc giữa thành phố với các khu công nghiệp lớn nằm ngoài thành phô, hoặc thành phố với sân bay, cảng biển,...
Đặc điểm:
- Vì tốc độ xe chạy lớn, nên cấm các loại phương tiện có tốc độ chậm
- Phải làm các nút giao khác mức với các đường khác, chỉ làm nút giao cùng mức trong các trường hợp đặc biệt.
- Phải có dải phân cách tách biệt 2 dòng xe ngược chiều. Các xí nghiệp, nhà máy, nhà dân,... phải cách đường cao tốc một khoảng cách an toàn theo qui định.
b) Đường giao thông chính toàn thành phố:
Chức năng: đảm bảo giao thông chính mang tính toàn thành phố, nối các khu vực lớn của đô thị ví dụ như khu nhà ở, khu công nghiệp, trung tâm đô thị, nhà ga, bên cảng, sân vân động, và nối với các đường ôtô chính ngoài đô thị.
Đặc điểm:
- Lưu lượng xe chạy lớn, tốc độ cao.
- Phải bố trí phần đường dành riêng cho xe đạp và xe thô sơ.
- Khoảng cách giữa các nút giao thông không nên quá gần (không nhỏ hơn 500m) Đối với các đô thị lớn, hiện đại thì nên làm nút khác mức khi giao cắt với đường khác.
c) Đường giao thông chính khu vực
Đây là loại đường có ý nghĩa cho từng khu vực nhất định của thành phố.
Chức năng: phục vụ giao thông giữa các khu nhà ở, khu công nghiệp và nối với các đường giao thông chính toàn thành phố.
Đặc điểm:
- Lưu lượng xe chạy trung bình, thành phần xe chạy thì đủ loại.
- Khoảng cách giữa các ngã 4 không nên quá 400m.
- Không nên bố trí trường học, nhà trẽ, mẫu giáo gần đường phố.
d) Đại lộ
Chức năng: Ngoài chức năng giao thông, nó còn có chức năng kiến trúc và thẩm mỹ. Đại lộ thường bố trí ở các khu vực trung tâm, gắn liền với các quảng trường chính của thành phố.
Đặc điểm:
- Lưu lượng xe chạy và khách bộ hành lớn - Không nên có tàu hoả và xe tải chạy
- Các công trình lớn hai bên đại lộ thường là các cơ quan lớn, nhà hát, khu triển lãm, viện bảo tàng,....
e) Đường phố thương nghiệp
Chức năng: phục vụ hành khách nước thuận tiện trong buôn bán thương nghiệp, nó thường được xây dựng ở những phố buôn bán lớn và ở khu trung tâm thành phố.
Đặc điểm:
- Lưu lượng dòng người đi bộ cao
- Tốt nhất chỉ cho các loại xe đạp, xe máy đi vào và cấm các loại phương tiện khác.
f) Đường xe đạp
Được áp dụng khi khu vực có lưu lượng xe đạp lớn, cần tách riêng khỏi dòng xe chung.
g) Đường phố nội bộ
Chức năng: phục vụ đi lại trong các tiểu khu và nối liền đường tiểu khu với các hệ thống đường bên ngoài tiểu khu.
Đặc điểm:
- Lưu lượng xe và khách bộ hành nhỏ - Thành phần xe đủ loại
- Thường không bố trí GTCC trên đường này
- Các ngõ phố được nối với đường này để ra mạng lưới đường ngoài phố h) Đường khu công nghiệp và kho tàng
Chức năng: phục vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách có quan hệ với xí nghiệp, nhà máy, kho bãi,...
Đặc điểm: giao thông xe tải chiếm tỷ lệ lớn.
i) Đường địa phương
Chức năng: liên hệ giao thông với các khu nhà ở và khu công nghiệp, kho tàng đứng riêng biệt.
Đặc điểm: đủ các loại thành phần xe chạy trên đường.
j) Đường đi bộ
Tại các trung tâm khu phố lớn, lưu lượng dòng người đi bộ lớn, phải thiết kế đường dành riêng cho người đi bộ, hoặc tổ chức giao thông dành riêng cho người đi bộ.
Hình 1.2. Sơ đồ nguyên tắc nối liên hệ mạng lưới đường theo chức năng