4.1. ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
4.1.1. Đặc điểm của nút giao thông đô thị
Nút giao thông là nơi giao nhau của ít nhất 2 đường hoặc 3 nhánh hoặc là nơi giao nhau của đường và các tuyến đường sắt.
Tại nút giao thông, xe có thể đi theo các hành trình mong muốn, thực hiện chuyển hướng hay tiếp tục đi thẳng.
Và ở nút giao lái xe trong một không gian hạn chế, một khoảng thời gian nhất định phải thực hiện nhiều thao tác:
quan sát, giảm tốc, dừng xe, tăng tốc, chuyển hướng...1
Chức năng chính của nút giao thông là khu vực để các xe chuyển hướng.
Mục tiêu của thiết kế nút giao thông là giảm khả năng xảy ra xung đột nguy hiểm giữa các xe với nhau, xe với bộ hành và với các thiết bị khác trên đường đổng thời làm cho bộ hành và xe có thể di chuyển trong nút dễ dàng, thuận lợi.
Xung đột là tương quan vị thế của các xe khi chuyển động. Thường phân ra thành bốn loại: tách, nhập, cắt và trộn. Tuy nhiên xung đột loại thứ tư - trộn dòng là tổng hợp của hai xung đột nhập và tách. Nên thông thường người ta chỉ để cập đến ba loại xung đột đầu tiên. Trong quy hoạch và thiết kế đường đô thị, nút giao thông trong đô thị còn xuất hiện xung đột của xe và người đi bộ.
Nếu xét tương quan của các xe đơn chiếc với nhau ta có khái niệm điểm xung đột, còn khi xem xét dưới góc độ làn xe, luồng xe ta có khái niệm vùng xung đột.
Mức độ nguy hiểm của các xung đột phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Loại xung đột: cắt > nhập > tách;
- Vị trí tương quan của các xe: bên trái nguy hiểm hơn bên phải;
- Góc: đối với giao cắt càng nhỏ càng nguy hiểm, hai xung đột còn lại góc giao càng bé càng ít nguy hiểm.
Khi lưu lượng xe qua vùng xung đột lớn thì xác suất xảy ra tai nạn càng lớn. Xung đột cũng là cơ sở để đánh giá mức độ an toàn – tai nạn của một nút cũng như các biện pháp cấu tạo (chọn loại nút) nhằm tháo gỡ các xung đột, giảm tai nạn, tăng KNTH của nút...
1Đỗ Bá Chương, Nguyễn Quang Đạo: Nút giao thông trên đường ôtô tập 1
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III
1. Hệ thống thoát nước trong đô thị? Nêu các công trình cấu thành (chức năng, vị trí, nguyên tắc cấu tạo, bố trí)?
2. Trình bày nội dung quy hoạch mặt đứng đường phố, nút giao thông?
3. Trình bày nội dung và nguyên tắc thiết kế bình đồ, mặt cắt dọc đường đô thị?
4. Trình bày nội dung tính toán thiết kế đường cống thoát nước mưa?
Như vậy xung đột trong nút có thể xét theo hai phương diện: không gian và thời gian. Ở khía cạnh không gian, có thể giải quyết bằng cách tách các xung đột bằng đảo, vạch sơn (cùng cao độ) và cách nữa là phân tách khác mức cao độ. Lần lượt ta có các loại nút giao thông có phân luồng, kênh hoá và loại nút giao khác mức. Ơ khía cạnh về thời gian, có thể tháo gỡ xung đột bằng cách làm lệch pha các xung đột, tức là các vị trí tương quan của các xe (mà ta gọi là xung đột) xảy ra ở các thời điểm khác nhau, ta có nút giao thông có điều khiển (bằng đèn tín hiệu, bằng biển báo hoặc bằng cảnh sát.). Có thể chỉ tháo gỡ được một phần hay hoàn toàn (giao cắt) và cũng có thể kết hợp các cách tháo gỡ trên cho một nút giao thông cụ thể.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III
1. Hệ thống thoát nước trong đô thị? Nêu các công trình cấu thành (chức năng, vị trí, nguyên tắc cấu tạo, bố trí)?
2. Trình bày nội dung quy hoạch mặt đứng đường phố, nút giao thông?
3. Trình bày nội dung và nguyên tắc thiết kế bình đồ, mặt cắt dọc đường đô thị?
4. Trình bày nội dung tính toán thiết kế đường cống thoát nước mưa?
Bên phải Bên trái Đối xứng Kép
Bên phải Bên trái Đối xứng Kép
Thẳng góc bên phải Thẳng góc bên trái Xiên bên phải Xiên bên trái
Điểm tách
§iÓm nhËp
Điểm cắt
Trộn đơn
Trén kÐp
Một bên Hai bên
Vùng xung đột cắt Vùng xung đột tách
Vùng xung đột nhập
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III
1. Hệ thống thoát nước trong đô thị? Nêu các công trình cấu thành (chức năng, vị trí, nguyên tắc cấu tạo, bố trí)?
2. Trình bày nội dung quy hoạch mặt đứng đường phố, nút giao thông?
3. Trình bày nội dung và nguyên tắc thiết kế bình đồ, mặt cắt dọc đường đô thị?
4. Trình bày nội dung tính toán thiết kế đường cống thoát nước mưa?
Hình 4.1. Xung đột trong nút giao thông
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III
1. Hệ thống thoát nước trong đô thị? Nêu các công trình cấu thành (chức năng, vị trí, nguyên tắc cấu tạo, bố trí)?
2. Trình bày nội dung quy hoạch mặt đứng đường phố, nút giao thông?
3. Trình bày nội dung và nguyên tắc thiết kế bình đồ, mặt cắt dọc đường đô thị?
4. Trình bày nội dung tính toán thiết kế đường cống thoát nước mưa?