CHƯƠNG I: GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG PHỐ
1.3. MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG PHỐ
1.3.2. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mạng lưới
Hệ số gãy khúc là tỷ số giữa chiều dài thực tế trên chiều dài đường chim bay. Chỉ tiêu này nói lên mức độ thẳng của đường phố. Người ta phân loại như sau:
- Loại hợp lý khi có hệ số gãy khúc <1.15
- Loại trung bình khi có hệ số gãy khúc từ 1.15 đến 1.2 - Loại gẫy khúc nhiều khi hệ số gẫy khúc từ 1.2 đến 1.3 - Loại gẫy khúc quá nhiều khi có hệ số gẫy khúc > 1.3
Tuy nhiên các giá trị này còn phụ thuộc vào điều kiện địa hình. Và tất nhiên là phụ thuộc vào mức độ quan trọng của từng tuyến đường trong mạng lưới (đường nhiều xe, quan trọng thì có hệ số nhỏ và ngược lại) tương tự hệ số triển tuyến trong thiết kế đường ôtô.
1.3.2.2. Mật độ đường phố
Mật độ đường phố là số kilomet đường trên 1 km2 diện tích của thành phố (km/km2). Đây là chỉ tiêu quan trọng quyết định chất lượng giao thông của thành phố. Mật độ đường phải phù hợp với mật độ dân cư cũng như mức độ trang bị phương tiện giao thông.
1.3.2.2. Mật độ mạng lưới đường chính
Là tỷ số giữa tổng chiều dài các đường phố chính với diện tích đất đai của thành phố và được xác định theo công thức:
( / 2) L km km
F
,
Trong đó: L - tổng chiều dài đường chính (km);
F – tổng diện tích đất đô thị (km2).
Nhận xét:
- Mật độ mạng lưới đường chính cao sẽ làm giảm khoảng cách giữa các đường chính => làm giảm thời gian đi bộ từ các trạm đỗ xe công cộng đến nới ở và những nơi cần đến.
- Khi đô thị có số lượng hành khách không đổi thì mật độ cao sẽ làm tăng thời gian chờ xe.
- tùy theo dạng sơ đồ hình học của mạng lưới mà mật độ của mạng lưới đường chính sẽ có những trị số khác
Mật độ mạng lưới đường chính hợp lý được xác định thông qua các tiêu chí sau:
- Khoảng cách giữa 2 mối giao nhau phù hợp để vận tốc trên tuyến hợp lý…
- Khu đất giới hạn bởi các đường chính phải đủ để xây dựng được một quần thể công trình kiến trúc hoàn chỉnh, ít nhất là một đơn vị ở.
1.3.2.3. Mật độ diện tích đường phố ( ):
Là tỷ số giữa tổng diện tích của mạng lưới đường phố với diện tích của thành phố mà mạng lưới đường phục vụ.
. B L
F
Trong đó: L – chiều dài đường (km);
B – chiều rộng đường (km);
F – diện tích của thành phố mà mạng lưới đường phố phục vụ (km2).
Ở các nước phát triển, thường lấy =20 – 25%. Trong quy chuẩn XD Việt Nam, ở các thành phố lớn = 15 – 20% diện tích toàn thành phố.
Ngoài ra người ta còn sử dụng mật độ diện tích đường trên một người dân () để đánh giá rõ nét hơn về chất lượng của mạng lưới đường phố:
. B L
N
Trong đó: - mật độ diện tích đường phố tính trên đầu người (m2/người);
L – chiều dài đường phố (m);
B – chiều rộng đường (m);
N – dân số thành phố (người).
Ở các nước phát triển thường lấy = 25 – 30 m2/người.
Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu khác và hiện trạng mạng lưới giao thông đô thị
Chỉ tiêu Hiện trạng Yêu cầu
Tỷ lệ giao thông/đất đô thị 7 – 10% 22 – 25%
Tỷ lệ giao thông tĩnh/đất đô thị < 1% 3 – 4,5%
Mật độ đường Đạt 40% yêu cầu
Diện tích đất giao thông trên đầu người 4 – 6 m2 18 – 25m2 Số nút giao khác mức/tổng số nút < 1,5%
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG I 1. Bài giảng Đường phố và Giao thông đô thị của giảng viên phụ trách.
2. Bộ Xây dựng (2007), TCXDVN 104-2007, Đường đô thị, yêu cầu thiết kế.
3. Nguyễn Khải (2001), Đường và giao thông đô thị, NXB GTVT
4. Nguyễn Xuân Trục (2003), Nguyễn Quang Đạo, Sổ tay thiết kế đường ôtô T3, NXB Xây dựng 5. Nguyễn Xuân Trục (1998), Quy hoạch GTVT và TK đường đô thị, NXB Giáo dục.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I
1.Cấu trúc mạng lưới đường trong đô thị. Chức năng và yêu cầu cơ bản?
2.Đặc thù của đường đô thị. Phân tích những đặc thù trên mặt cắt ngang?
3.Cơ sở phân loại đường đô thị? Thống kê các loại đường đô thị trong khung phân loại?
4.Nêu đặc điểm và các giai đoạn thiết kế quy hoạch đường đô thị?