Các dạng sơ đồ

Một phần của tài liệu sách giao thông đô thị (Trang 32 - 38)

CHƯƠNG I: GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG PHỐ

1.3. MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG PHỐ

1.3.1. Các dạng sơ đồ

Sơ đồ vòng xuyên tâm

Sơ đồ ô bàn cờ Sơ đồ bàn cờ chéo

Sơ đồ nan quạt Sơ đồ hỗn hợp

Hình 1.5. Một số mạng lưới giao thông đô thị 1.3.1.1. Dạng đường xuyên tâm

Đây là dạng đặc trưng của các đô thị cũ, sự hình thành và phát triển của các đô thị này xuất phát từ một đầu mối giao thông đường bộ.

Ưu điểm: - Liên hệ nhanh giữa trung tâm và ngoại thành.

Nhược điểm: - Sự liên giữa các vùng ngoại ô với nhau sẽ khó khăn.

- Làm tăng lưu lượng giao thông tại khu vực trung tâm

Phạm vi áp dụng: Dạng sơ đồ này chỉ phù hợp với các đô thị có quy mô nhỏ và lưu lượng giao thông không lớn lắm như: Bắc Ninh, Hải Dương (cũ).

Hình 1.6. Mạng lưới đường bố dạng xuyên tâm – TP. Berlin (Đức) 1.3.1.2. Dạng vòng xuyên tâm:

Đây là hình thức phát triển của dạng đường xuyên tâm, dạng này thường gặp ở các đô thị đồng bằng. Ngoài các đường xuyên tâm, các đường vòng là những đường vành đai để nối liền các khu vực trong đô thị với nhau. Số lượng các đường vành đai tùy thuộc vào quy mô, kích thước của đô thị. Thường thấy ở các đô thị cổ châu Âu như Paris, Lyon, Matxcova…

Ưu điểm:

- Hệ số gãy nhỏ.

- Liên hệ giữa các khu vực vành đai đô thị và với đô thị được dễ dàng, nhanh hơn.

- Thuận lợi khi cần mở rộng quy mô thành phố mà cấu trúc của mạng lưới đường không bị phá vỡ.

Khuyết điểm:

- Các luồng giao thông tập trung vào trung tâm thành phố, gây ùn tắc vào các giờ cao điểm, đặc biệt là ở các thành phố lớn.

Hình 1.7. Sơ đồ mạng lưới đường dạng vòng xuyên tâm – Tp. London

Chú ý: Sơ đồ vòng xuyên tâm khi áp dụng cho các đô thị ven biển, ven sông, ven hồ được gọi là sơ đồ hình nan quạt. Tức là một nửa của sơ đồ vòng xuyên tâm nên mang tính chất của của sơ đồ đó.

Hình 1.8. Sơ đồ dạng nan quạt Tp.Matxcơva 1.3.1.3. Sơ đồ dạng ô cờ:

Đặc điểm:

Đây là loại mạng lưới đường đơn giản các đường phố được bố trí song song và vuông góc với nhau, chia khu đất đô thị thành những ô hình vuông hoặc chữ nhật. Loại mạng lưới này thường gặp ở các đô thị đồng bằng.

Ưu, nhược điểm:

- Mạng lưới này dễ tổ chức, quản lý giao thông qua các nút nhờ giao cắt vuông góc đơn giản, dễ phân tán giao thông khi có ùn tắc, dễ bố trí công trình kiến trúc trong các khu đất vuông vắn.

- Mạng lưới ô cờ làm tăng khoảng cách đi lại từ bốn góc về trung tâm.

- Đơn điệu trong quy hoạch nhất là với các đô thị lớn.

Hình 1.9. Sơ đồ dạng ô cờ 1.3.1.4. Sơ đồ dạng ô cờ có đường chéo

Ưu điểm:

- Khắc phục nhược điểm của sơ đồ bàn cờ khi mở thêm các tuyến đường chéo.

Khuyết điểm:

- Phân chia thành phố thành những ô tam giác, khó bố trí công trình, xuất hiên thêm các ngã 6, 7,8 gây khó khăn cho giao thông và tổ chức giao thông.

Hình 1.10. Sơ đồ dạng ô cờ chéo

1.3.1.5. Dạng lưới tam giác:

Đặc điểm: Các đường phố được bố trí song song và kết hợp với nhau chia các ô đất của đô thị thành hình tam giác.

Ưu điểm: Giảm thời gian đi lại trong đô thị.

Nhược điểm: Việc tổ chức giao thông và bố trí công trình kiến trúc trong khu đất gặp khó khăn do sự giao cắt của các đường phố tạo thành các góc nhọn.

Mạng lưới này ít được sử dụng rộng rãi.

Hình 1.11. Sơ đồ dạng tam giác 1.3.1.6. Dạng lưới lục giác:

Mạng lưới đường này chia khu đất thành phố thành các ô đất hình lục giác.

Ưu điểm: Dạng này khắc phục được những nhược điểm của mạng lưới đường tam giác về diện tích nhỏ của khu đất và các giao cắt của nút theo góc nhọn.

Đơn giản cho việc tổ chức giao thông, khu đất hình lục giác có diện tích đủ lớn đảm bảo xây dựng một cụm công trình kiến trúc hoàn chỉnh như đơn vị ở.

Mạng lưới này được sử dụng nhiều trong các khu ở mới của các đô thị châu Âu.

Hình 1.12. Sơ đồ dạng lục giác

1.3.1.7. Mạng lưới hỗn hợp:

Đặc điểm:

- Kết hợp nhiều dạng sơ đồ mạng lưới trong cùng một đô thị.

- Tại trung tâm đô thị dùng sơ đồ vòng xuyên tâm là chính, kết hợp với sơ đồ bàn cờ.

Mạng lưới này được áp dụng phổ biến cho các đô thị có quá trình phát triển lâu đời, trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, một khu vực của đô thị có một dạng sơ đồ riêng.

Hình 1.13. Sơ đồ dạng hỗn hợp 1.3.1.8. Sơ đồ tự do ( theo địa hình)

- Đặc điểm: Dạng lưới đường không theo một dạng sơ đồ cơ bản nào cả.

- Thường gặp ở các đô thị nghỉ ngơi, các đô thị trung du miền núi khi mạng lưới đường bám theo địa hình.

=> Ví dụ áp dụng: TP.Đà Lạt…

Hình 1.14. Sơ đồ dạng tự do

=> Để lựa chọn phương án tối ưu của sơ đồ mạng lưới giao thông cần căn cứ vào điều kiện cụ thể về địa hình, các yêu cầu quy hoạch chung, sự phân bố các khu chức năng: dân dụng, công nghiệp, trung tâm, nhà ga, bến cảng…

Một phần của tài liệu sách giao thông đô thị (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)