THIẾT KẾ TRẮC DỌC

Một phần của tài liệu sách giao thông đô thị (Trang 67 - 70)

Chương II: THIẾT KẾ MẶT CẮT NGANG, BÌNH ĐỒ VÀ TRẮC DỌC ĐƯỜNG PHỐ

2.5. THIẾT KẾ TRẮC DỌC

Đường đỏ của mặt cắt dọc đường phố là đường biểu thị cao độ thiết kế của mặt phần xe chạy qua mặt phẳng thẳng đứng dọc đường phố; thường được lấy theo tim phần xe chạy. Đây là trường hợp đơn giản chỉ thích hợp với đường phố có mặt cắt ngang đối xứng qua tim đường. Còn các trường hợp khác phải tuỳ vào điều kiện cụ thể để quy định:

- Khi đường phố có nhiều khối phần xe chạy hoặc phần xe chạy không đối xứng, mặt cắt dọc được thiết kế theo tim các phần xe chạy, hoặc mép mặt đường.

- Đường phố có đường sắt chung với đường ô tô thì cao độ đường đỏ được thiết kế theo đỉnh đường ray ngoài (phía giáp với phần giao thông ôtô).

- Đường đô thị gồm nhiều khối (nhiều bộ phận: các phần đường, phân cách...). Trong trường hợp đường đối xứng mặt cắt dọc có thể chỉ được thể hiện bằng mặt cắt dọc tim đường. Nếu không đối xứng. thiết kế mặt cắt dọc cho từng bộ phận.

2.5.2. Nguyên tắc và định hướng thiết kế

Mặt cắt dọc được thiết kế phải phù hợp với quy hoạch chiều đứng chung (quy hoạch thiết kế san nền) của đô thị để đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa các đường phố và các công trình xây dựng trong đô thị để đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa các đường phố và các công trình xây dựng trong đô thị, quy hoạch thoát nước chung của đô thị và sử dụng hợp lý địa hình thiên nhieenm giảm khối lượng đào đắp.

Thiết kế đường đỏ của mặt cắt dọc được tiến hành đồng thời với việc kiểm tra cao độ thiết kế trên mặt cắt ngang đường được vẽ cho mỗi cọc 100m hoặc 200m và tại các cọc trung gian đặc trưng để dự đoán được khối lượng đào đắp, mức độ sử dụng kết cấu mặt đường cũ, vấn đề thoát nước mưa từ các khu vực xây dựng chảy ra và việc bố trí hè đường...

Cao độ thiết kế đường đỏ phải tuân theo các cao độ xây dựng khống chế:

- Cao độ đã được xác định trong quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Cao độ khống chế tĩnh không các công trình ở trên cao hoặc các công trình ngầm ở dưới đường phố.

- Các yêu cầu khác về mặt kinh tế kỹ thuật, về kiến trúc cảnh quan đô thị và yêu cầu hợp lý của cơ quan quản lý đô thị...

Độ dốc dọc tối đa được xem xét dựa trên tốc độ thiết kế, loại đường, thành phần dòng xe và lưu lượng.

Bảng 2.13. Độ dốc dọc tối đa

Tốc độ thiết kế, km/h 100 80 70 60 50 40 30 20

Độ dốc dọc tối đa, % 4 5 5 6 6 7 8 9

Khi lựa chọn cần xem xét các chỉ dẫn sau :

- Đường trong khu dân cư, đường có nhiều xe đạp, độ dốc tối đa cho phép là 4%

- Trên đoạn có độ dốc ≤ 3%, hoạt động của xe con ít bị ảnh hưởng còn hoạt động của xe tải chỉ bị ảnh hưởng trên đoạn dốc dài.

- Trên đoạn dốc ≥5%, nói chung ít gây khó khăn đối với hiệu quả hoạt động của xe con nhưng xe tải sẽ bị giảm tốc độ đáng kể và có thể gặp khó khăn khi đường ướt, giảm khả năng thông hành.

- Trên đường có dải phân cách hoặc tách nền, trắc dọc độc lập cho mỗi hướng thì độ dốc tối đa đoạn xuống dốc có thể vượt quá 2% so với imax. ở địa hình vùng núi thì độ dốc tối đa trong bảng có thể tăng lên 2% nhưng không vượt quá 10%.

- Khi tuyến phố giao với đường sắt thì tại chỗ giao, dốc dọc không vượt quá 4%, trong phạm vi hành lang đường sắt độ dốc dọc đường không vượt quá 2,5% (không bao gồm đoạn giữa 2 ray).

Độ dốc dọc tối thiểu. Tiêu chuẩn độ dốc dọc tối thiểu cho đường phố và rãnh dọc được quy định trong bảng Bảng 2.14. Độ dốc dọc tối thiểu

Các yếu tố thiết kế Trị số độ dốc dọc, %

Độ dốc tối thiểu mong muốn Độ dốc tối thiểu

Đường phố có bó vỉa 0,5 0,3 (*)

Đường phố không có bó vỉa Áp dụng quy định của đường ô tô: TCVN-4054 hiện hành (*): Trường hợp rãnh dọc có lát đáy, thoát nước tốt có thể chiết giảm còn 0,1%

Trên đường phố có bó vỉa thì dốc dọc rãnh thoát nước được làm sát bó vỉa và thông thường dốc rãnh song song với dốc dọc đường. Trong trường hợp đặc biệt thì phải kiểm toán thuỷ văn để xác định những nơi nước có thể tràn sang làn bên cạnh. Ở vùng đồng bằng, nếu độ dốc tối thiểu mặt đường khó đảm bảo thì cần phải thiết kế độ dốc dọc rãnh biên dạng răng cưa dựa trên bản vẽ quy hoạch chiều cao đường phố bằng cách liên tục đổi dốc dọc của rãnh, thay đổi độ dốc ngang mặt đường ở phạm vi một dải rộng 1-1.5m tính từ mép rãnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG II 1. Bài giảng Đường phố và Giao thông đô thị của giảng viên phụ trách.

2. Bộ Xây dựng (2007), TCXDVN 104-2007, Đường đô thị, yêu cầu thiết kế.

3. Nguyễn Khải (2001), Đường và giao thông đô thị, NXB GTVT

4. Nguyễn Xuân Trục (2003), Nguyễn Quang Đạo, Sổ tay thiết kế đường ôtô T3, NXB Xây dựng 5. Nguyễn Xuân Trục (1998), Quy hoạch GTVT và TK đường đô thị, NXB Giáo dục.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II

1. Cấu tạo các yếu tố hình học của mặt cắt ngang đường đô thị, cách xác định?

2. Một số khái niệm về KNTH và ứng dụng?

3. Cách tính bề rộng phần xe chạy và bề rộng đường?

4. Trồng cây trong đường đô thị?

5. Nội dung thiết kế dải phân cách? Các loại phân cách, phạm vi áp dụng, cấu tạo, mở thông dải phân cách?

6. Nội dung thiết kế vỉa hè, phần bộ hành?

Một phần của tài liệu sách giao thông đô thị (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)