Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO HỌC SINH THPT HỆ GDTX HIỆN NAY
1.2. Tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
1.2.2. Tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
1.2.2.1. Chương trình tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong môn GDCD ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, tôi xin được đề xuất địa chỉ và nội dung cần tích hợp với học phần “Công dân với đạo đức” và học phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” được thể hiện như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 24 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung tích hợp Bài 14:
Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
(Sách giáo khoa lớp 10)
Mục 1:
+ Phần a: Lòng yêu nước là gì?
+ Phần b: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam Mục 2:
Trách nhiệm xây dựng tổ quốc Mục 3: Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
Về kiến thức:
+ Hiểu được thế nào là lòng yêu nước?
Thế nào là truyền thống cách mạng.
+ Nắm được giá trị và biểu hiện cơ bản của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam và truyền thống cách mạng.
+ Nắm được trách nhiệm của công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhất là lưu giữ được truyền thống cách mạng của cha ông ta.
Về kỹ năng:
+ Biết tham gia một số hoạt động cụ thể ở trường và địa phương thể hiện truyền thống cách mạng
Về thái độ:
+ Tự hào về quê hương, đất nước giàu truyền thống cách mạng, có ý thức học tập, rèn luyện góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
Bài 14:
Chính sách quốc phòng và an ninh
(Sách giáo khoa lớp 11)
Mục 1: Vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng - an ninh (đọc thêm) Mục 2: Phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng - an ninh
Mục 3: Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh
Về kiến thức:
+ Hiểu được nhiệm vụ và vai trò của quốc phòng và an ninh ở nước ta + Hiểu được phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh + Nắm được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh
Về kỹ năng:
+ Biết tuyên truyền và thực hiện tốt chính sách quốc phòng và an ninh nước ta hiện nay
Về thái độ:
+ Luôn tin tưởng và ủng hộ chính sách quốc phòng và an ninh
+ Sẵn sàng tham gia giữ gìn trật tự, an ninh và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt luôn luôn sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 25 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
1.2.2.2. Lựa chọn phương pháp dạy học tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong môn Giáo dục công dân ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Đại Từ
* Kết hợp phương pháp thuyết trình với các phương pháp dạy học hiện đại.
Để quá trình tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng đạt hiệu quả cao trong bài giảng, giáo viên phải sử dụng những phương pháp dạy học thích hợp.
Tích hợp là cách dạy học hiện đại, vì vậy khi truyền tải kiến thức tới người học giáo viên phải biết kết hợp thuyết trình với các phương pháp dạy học hiện đại khác, bao gồm:
Thứ nhất, sử dụng phương pháp đàm thoại: Đây là phương pháp được sử dụng dạy học phổ biến nhất. Phương pháp này có đặc trưng là việc truyền thụ và lĩnh hội tri thức mới được thực hiện thông qua việc giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời dưới sự gợi ý của giáo viên. Khi sử dụng phương pháp đàm thoại này người giáo viên cần thực hiện 3 bước sau:
Hoạt động 1: Đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi là một việc làm hết sức quan trọng để bài giảng thêm sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. Để có được câu hỏi phù hợp giáo viên cần nắm chắc những kiến thức của phần đó. Câu hỏi đặt ra cần phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, và quan trọng là phù hợp với kiến thức của học sinh.
Hoạt động 2: Học sinh suy nghĩ và trả lời
Muốn học sinh trả lời được những câu hỏi mà giáo viên đưa ra, giáo viên cần phải gợi ý, khích lệ, động viên các em để các em đưa ra câu trả lời đúng giúp các em hiểu được nội dung của bài.
Hoạt động 3: Kết luận
Học sinh trả lời câu hỏi xong, giáo viên đưa ra nhận xét, kết luận và bổ sung phần ý kiến trả lời của các em học sinh để thống nhất những nội dung, vấn đề được đưa ra. Đàm thoại trong phần này giúp học sinh điều chỉnh, bổ sung được rất nhiều kiến thức so với yêu cầu nội dung của bài học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 26 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Thứ 2, sử dụng phương pháp nêu vấn đề: Ở phần này giáo viên sẽ giúp học sinh xem xét, phân tích tình huống có vấn đề và xác định những cách giải quyết tình huống đó nhằm mục đích kích thích tư duy, khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh từ đó giúp học sinh tiếp thu được tri thức và rèn luyện được kỹ năng.
Hoạt động 1: Đặt vấn đề và đưa học sinh vào tình huống có vấn đề Khi sử dụng phương pháp này điều quan trọng nhất là giáo viên phải nêu ra được câu hỏi nhằm tạo ra tình huống có vấn đề trong nội dung bài học.
Nhưng câu hỏi phải khác với câu hỏi trong phương pháp đàm thoại đó là câu hỏi có vấn đề yêu cầu học sinh giải quyết. Lưu ý khi đặt câu hỏi ở phần này người giáo viên phải chú ý đến khả năng trả lời của học sinh, tránh đưa ra những câu hỏi quá dễ hoặc quá khó đối với nhận thức của học sinh.
Hoạt động 2: Nghiên cứu và giải quyết vấn đề
Muốn giải quyết được vấn đề, trước tiên giáo viên có thể trình bày ngắn gọn những yêu cầu đặt ra đối với học sinh, đưa ra những câu hỏi dẫn dắt học sinh hình dung ra vấn đề cần giải quyết. Sau đó giáo viên giúp học sinh lập kế hoạch giải quyết vấn đề và thực hiện kế hoạch đó. Việc giải quyết vấn đề cần phải có sự thống nhất giữa giáo viên và học sinh.
Hoạt động 3: Kết luận vấn đề
Khi học sinh đã giải quyết được vấn đề giáo viên cần tổ chức cho học sinh thảo luận, nhận xét, đánh giá cách giải quyết vấn đề của các em. Trong quá trình này giáo viên có thể cùng các em đánh giá, hoặc có thể giáo viên để học sinh tự đánh giá ý kiến của nhau.
Ví dụ: Khi dạy bài 10: Quan niệm về đạo đức để giúp học sinh hiểu rõ hơn về hành vi đạo đức giáo viên nêu tình huống.
Trước kia, một người lấy việc chặt củi đốt than trên rừng làm nghề sinh sống thì được coi là lương thiện. Ngày nay, nếu chặt củi, đốt than thì bị xã hội phê phán, cho rằng đó là kẻ phá hoại rừng, là người thiếu ý thức. Em hãy giải thích về vấn đề này?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 27 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Thứ 3, sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: Đây là một phương pháp dạy học tích cực, có ưu điểm nổi bật đó là giúp các em học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong việc giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung của bài học.
Hoạt động 1: Chuẩn bị nội dung thảo luận
Việc chuẩn bị nội dung thảo luận sẽ là khâu quan trọng nhất nó quyết định thành công của phương pháp này. Trước khi đưa ra vấn đề cho học sinh thảo luận giáo viên cần phải xem xét vấn đề đó có phù hợp với nội dung của bài học mà mình dạy không? Việc thảo luận có nhận được sự hưởng ứng tích cực của học sinh không? Nếu những vấn đề giáo viên đặt ra sẽ giải quyết được thì ta tiến hành thảo luận.
Hoạt động 2: Tổ chức thảo luận nhóm
Muốn quá trình thảo luận nhóm đạt hiệu quả cao thì giáo viên phải lựa chọn cách mở đầu hấp dẫn và thú vị để lôi cuốn học sinh.
Trước khi cho học sinh thảo luận nhóm, giáo viên cần phải chia nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. Trong quá trình học sinh thảo luận giáo viên cần có những gợi ý, định hướng giúp cho học sinh dễ hình dung vấn đề thảo luận. Khi các nhóm đã làm xong bài và cử đại diện trình bày phần nội dung của nhóm mình, giáo viên cho các nhóm khác nhận xét phần trả lời của nhóm vừa trả lời. Cuối cùng, giáo viên nhận xét, đánh giá và kết luận lại nội dung chính. Qua quá trình thảo luận như vậy sẽ giúp học sinh hình thành tinh thần đoàn kết làm việc tập thể.
Ví dụ: Khi dạy bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình. Phần 3, [Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên]. Giáo viên có thể chia lớp làm 4 nhóm để thảo luận.
* Nhóm 1: Gia đình là gì? Chức năng của gia đình ? Theo em, một gia đình Việt Nam nên có mấy con? Vì sao?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 28 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
* Nhóm 2: Gia đình em có tổ chức sản xuất, kinh doanh hoặc hoạt động dịch vụ gì không? Việc đó giúp gì cho gia đình em?
* Nhóm 3: Để góp phần xây dựng gia đình mình yên vui, hạnh phúc, em đã làm được gì?
* Nhóm 4: Có người cho rằng việc giáo dục trẻ em là việc của nhà trường. Em có nhận xét gì về ý kiến này?
Thứ tư, sử dụng phương pháp trực quan: Triết học Mác - Lênin đã khẳng định vai trò của trực quan, nó được coi là nguồn gốc, là cơ sở đầu tiên của nhận thức chân lý “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường nhận thức chân lý”. Và ngày nay, trong dạy học hiện đại thì phương pháp trực quan là một phương pháp mang lại hiệu quả cao. Đây là phương pháp giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học tác động trực tiếp đến cơ quan cảm giác của học sinh, qua đó giúp các em tiếp thu một cách nhẹ nhàng, sinh động, tránh gây sự nhàm chán cho học sinh. Để dạy học tốt phương pháp trực quan giáo viên cần thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị đồ dùng trực quan
Trong phương pháp dạy học trực quan thì khâu quan trọng nhất đó là chuẩn bị đồ dung trực quan . Muốn chuẩn bị tốt đồ dùng trực quan đòi hỏi giáo viên cần phải có sự đầu tư về thời gian, công sức, nếu khó khăn thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ của giáo viên khác. Đối với đồ dùng dễ làm thì giáo viên có thể giao cho học sinh chuẩn bị ở nhà.
+ Bước 2: Dạy học với đồ dùng trực quan
Khi dạy với đồ dùng trực quan, giáo viên cần đưa ra những hình ảnh trực quan đã chuẩn bị sẵn, những trực quan đó phải phù hợp với nội dung bài học và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cần thuyết trình, mô tả ý nghĩa của từng hình ảnh trực quan, qua đó giúp học sinh hiểu được nội dung của bài học một cách hiệu quả nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 29 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Ví dụ: Khi dạy về bài 14 (chương trình GDCD lớp 11): Chính sách quốc phòng và an ninh. Dạy phần “Trách nhiệm của công dân học sinh đối với chính sách quốc phòng và an ninh” giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh minh họa về học sinh rèn luyện sức khỏe, học tập lao động tốt, có lối sống lành mạnh. Tuyên truyền vận động người thân, bạn bè thực hiện tốt trách nhiệm của công dân. Tham gia các hoạt động giao lưu tình nguyện, thăm hỏi động viên, giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công với cách mạng.
Trên đây là một số phương pháp dạy học hiện đại mà chúng tôi sử dụng khi dạy học nội dung tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh.
Để nội dung bài học đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh đó giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt các kỹ thuật dạy học hiện đại.
* Kết hợp sử dụng những kỹ thuật dạy học hiện đại
Kỹ thuật dạy học hiện đại là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát huy tính tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, qua đó giúp các em hình thành năng lực tư duy sáng tạo và tinh thần hợp tác trong quá trình học tập. Một số kỹ thuật dạy học được phổ biến trong quá trình dạy học, cụ thể là:
Kỹ thuật XYZ: Đây là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là số phút dành cho mỗi người.
Ví dụ: Khi dạy bài 14 (Chương trình GDCD lớp 11): “Chính sách quốc phòng và an ninh”. Để học sinh hiểu rõ được trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi như sau: Là một công dân em có trách nhiệm gì đối với chính sách quốc phòng và an ninh?
Kỹ thuật động não: Động não là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được tham gia cổ vũ một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng sáng tạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 30 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Ví dụ: Khi dạy bài 11(Chương trình GDCD lớp 10): “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”. Phần 3: Nhân phẩm và danh dự. Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi như sau: Hãy nêu ví dụ chứng minh, mỗi người luôn có những phẩm chất nhất định, làm nên giá trị của mỗi cá nhân?
Với câu hỏi này học sinh có thể đưa ra rất nhiều câu trả lời khác nhau phù hợp với khả năng tư duy của mình.
Kỹ thuật tranh luận ủng hộ - phản đối: Đây là một kỹ thuật dùng trong thảo luận, trong đó có đề cập đến một vấn đề chứa đựng xung đột. Qua đó sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau và có những ý kiến đối lập nhau nhằm mục đích xem xét chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Mục tiêu của việc tranh luận không phải là nhằm “đánh bại” ý kiến đối lập mà là để xem xét chủ đề dưới nhiều hình thức và phương diện khác nhau.
Ví dụ: Khi dạy bài 12 (Chương trình GDCD lớp 10): “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” Giáo viên đưa ra câu hỏi: Trong xã hội hiện nay, chúng ta thấy nói rất nhiều về hiện tượng đồng tính, nhưng khi đó khái niệm
“tình yêu” lại viết: “Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới”. Em có đồng tình với khái niệm trên không? Vì sao?
Với câu hỏi như trên giáo viên có thể chia lớp thành hai tuyến đối lập, một tuyến đồng tình và một tuyến không đồng tình. Sau đó học sinh sẽ tranh luận và đưa ra kết luận cuối cùng.
Kỹ thuật tia chớp: Là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên trong lớp đối với câu hỏi nào đó, hoặc để thu thập thông tin phản hồi để cải thiện tình trạng giao tiếp và tạo không khí học tập trong lớp. Khi đó học sinh sẽ đưa ra các ý kiến nhanh gọn (như tia chớp) để trả lời câu hỏi mà giáo viên nêu ra.
Ví dụ: Khi dạy bài 11 (Chương trình GDCD lớp 10): “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”. Phần 4, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi như sau: Em hãy nêu một vài ví dụ về hạnh phúc cá nhân? Giáo viên có thể khuyến khích học sinh bằng cách cho điểm nếu các em trả lời đúng câu hỏi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 31 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
* Kiểm tra đánh giá trong dạy học tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh Trung tâm GDNN- GDTX.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong những khâu quan trọng và mang tính chất bắt buộc, nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, qua đó làm cho quá trình dạy học ngày càng được hoàn thiện và đạt kết quả cao. Qua việc kiểm tra đánh giá giáo viên sẽ biết được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh đến đâu và hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Khi tiến hành tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh chúng ta cần kiểm tra, đánh giá về khả năng, thái độ và hành động thực tế của các em. Thông qua đó giáo viên sẽ kịp thời nắm bắt và điều chỉnh phương pháp dạy của mình cho phù hợp hơn.
Bên cạnh việc kiểm tra, đánh giá truyền thống như kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết thì trong quá trình dạy học tích hợp người giáo viên cần đan xen những cách kiểm tra, đánh giá mới, tạo hứng thú cho học sinh.
Những hình thức kiểm tra, đánh giá giáo viên nên sử dụng trong dạy học tích hợp là: kiểm tra trắc nghiệm, đưa ra câu hỏi khuyến khích tư duy, các bài tập tình huống… Qua những cách kiểm tra, đánh giá như thế này giúp giáo viên không chỉ đánh giá được kiến thức của học sinh một cách toàn diện hơn, mà còn đánh giá được kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế của các em. Vì vậy, trong khuôn khổ bài tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng, tôi đã kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau.
Chương trình Giáo dục công dân nói chung, học phần “Công dân với đạo đức” và phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” là một trong những kiến thức hết sức gần gũi, thân thuộc với các em. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng có hứng thú với phần này. Chính vì vậy, khi dạy học tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng, muốn học sinh có sự sáng tạo và hứng thú học tập giáo viên cần phải kết hợp nhiều hình thức khác nhau. Do đó trong quá trình dạy học giáo viên cần kết hợp linh hoạt những hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau và ở những thời điểm khác nhau trong một tiết dạy.