Chương 2. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TÍCH HỢP NỘI
3.1. Thực nghiệm sư phạm
3.2.3. So sánh, đối chiếu kết quả thực nghiệm
3.2.3.1. Kiểm tra nội dung bài học sau lần thực nghiệm thứ 1
Bảng 3.3. Bảng kết quả học tập sau lần thực nghiệm thứ 1 của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (Phụ lục 4)
Nhóm lớp Tên lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu kém
SL % SL % SL % SL %
Thực nghiệm 10A2 46 17 37.0 20 43.5 9 19.6 0 0 Đối chứng 10A4 45 12 26.7 14 31.1 19 42.2 0 0
Bảng 3.4. Bảng kết quả học tập sau lần thực nghiệm thứ 1 của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (Phụ lục 4)
Nhóm lớp Tên lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu kém
SL % SL % SL % SL %
Thực nghiệm 11A1 42 15 35.7 19 45.2 8 19.0 0 0
Đối chứng 11A3 42 11 26.2 14 33.3 17 40.5 0 0
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Giỏi Khá Trung bình
Thực nghiệm Đối chứng
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập khối 10 sau lần thực nghiệm thứ 1 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 76 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Giỏi Khá Trung bình
Thực nghiệm Đối chứng
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập khối 11 sau lần thực nghiệm thứ 1 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
* Phân tích: Kết quả học tập sau lần thực nghiệm thứ nhất của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được thể hiện tại (bảng 3.3; 3.4) và biểu đồ (3.1; 3.2) cho thấy:
- Ở cả bốn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thuộc khối 10 và khối 11đều không có học sinh yếu kém.
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm cụ thể là:
Khối 10: Lớp đối chứng là 42.2% cao hơn lớp thực nghiệm là 19.6%
Khối 11: Lớp đối chứng là 40.5% cao hơn lớp thực nghiệm là 19.0%
- Tỉ lệ học sinh đạt khá ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm cụ thể là:
Khối 10: Lớp thực nghiệm là 43.5% cao hơn so với lớp đối chứng là 31.1%
Khối 11: Lớp thực nghiệm là 45.2% cao hơn so với lớp đối chứng là 33.3%
- Tỉ lệ học sinh đạt giỏi ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cụ thể là:
Khối 10: Lớp thực nghiệm là 37.0% cao hơn so với lớp đối chứng là 26.1%
Khối 11: Lớp thực nghiệm là 35.7% cao hơn so với lớp đối chứng là 26.2%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 77 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Như vậy, quá trình thực nghiệm lần 1 cho thấy kết quả khả quan do có sự đổi mới về phương pháp giảng dạy. Kết quả học tập và mức độ hứng thú tham gia xây dựng bài của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. Song để có cơ sở vững vàng và độ tin cậy cao, chúng tôi vẫn tiếp tục tiến hành lần thực nghiệm thứ 2 sau khi có sự đóng góp đánh giá của các thầy cô giáo và những phản hồi bước đầu từ phía học sinh. Đó là cơ sở để chúng tôi tiến hành thực nghiệm lần 2.
3.2.3.2. Kiểm tra nội dung bài học sau lần thực nghiệm thứ 2
Bảng 3.5. Bảng kết quả học tập sau thực nghiệm của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (phụ lục 4)
Nhóm lớp Tên
lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu kém
SL % SL % SL % SL %
Thực nghiệm 10A1 45 16 35.5 21 46.7 8 17.8 0 0 Đối chứng 10A3 46 11 23.9 17 37 18 39.1 0 0
Bảng 3.6. Bảng kết quả học tập sau thực nghiệm của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (phụ lục 4)
Nhóm lớp Tên
lớp Sĩ số
Giỏi Khá Trung bình Yếu kém
SL % SL % SL % SL %
Thực nghiệm 11A2 40 14 35.0 16 40.0 10 25.0 0 0 Đối chứng 11A4 43 11 25.6 14 32.5 18 41.9 0 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 78 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Giỏi Khá Trung bình
Thực nghiệm Đối chứng
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập khối 10 sau lần thực nghiệm thứ 2 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Giỏi Khá Trung bình
Thực nghiệm Đối chứng
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập khối 11 sau lần thực nghiệm thứ 2 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
* Phân tích: Sau quá trình thực nghiệm lần 1 hoàn tất được sự tham gia góp ý của giáo viên bộ môn và các thầy cô dự giờ cùng với sự phản hồi từ phía học sinh, chúng tôi rút ra được một số bài học cho lần thực nghiệm thứ 2.
Tiến trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá của lần thực nghiệm thứ 2 được thực hiện như lần 1. Kết quả được thể hiện như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 79 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- Ở cả bốn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thuộc khối 10 và khối 11 điểm yếu kém là không có học sinh nào.
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm cụ thể là:
Khối 10: Lớp đối chứng là 39.1% cao hơn lớp thực nghiệm là 17.8%
Khối 11: Lớp đối chứng là 41.9% cao hơn lớp thực nghiệm là 25%
- Tỉ lệ học sinh đạt khá ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm cụ thể là:
Khối 10: Lớp thực nghiệm là 46.7% cao hơn so với lớp đối chứng là 37%
Khối 11: Lớp thực nghiệm là 40.0% cao hơn so với lớp đối chứng là 32.5%
+ Tỉ lệ học sinh đạt giỏi ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cụ thể là:
Khối 10: Lớp thực nghiệm là 35.5% cao hơn so với lớp đối chứng là 23.9%
Khối 11: Lớp thực nghiệm là 35.0% cao hơn so với lớp đối chứng là 25.6%
Như vậy, ở cả hai khối lớp tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi ở lớp thực nghiệm tăng đáng kể so với lớp đối chứng, cụ thể là: Khối 10 có sự khác biệt giữa 35.5% và 23.9%; Khối 11 là 35.0% và 25.6%.
Điều này cho thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi ở lớp đối chứng lần thực nghiệm 2 không thay đổi gì nhiều so với lần 1. Nhưng tỉ lệ này lại tăng đáng kể ở lớp thực nghiệm lần thứ 2 so với lớp thực nghiệm lần 1.
Qua hai lần thực nghiệm đặc biệt lần thực nghiệm thứ 2 kết thúc chúng tôi nhận thấy tinh thần học tập của học sinh cả 4 nhóm - khối lớp thực nghiệm (khối 10 và 11) cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học đã phát huy tác dụng.
Đây chính là ưu điểm vượt trội của phương pháp dạy học hiện đại so với phương pháp thuyết trình truyền thống.
3.2.3.3. Kết quả tham khảo ý kiến sau thực nghiệm
Sau khi tiến hành 2 lần thực nghiệm,chúng tôi đã tiến hành thăm dò, trao đổi ý kiến về thái độ học tập của học sinh cả 2 nhóm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Tham khảo ý kiến học sinh xoay quanh nội dung bài học cũng như phương pháp giảng dạy của giáo viên thông qua hệ thống câu hỏi (xem phụ lục 3).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 80 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Bảng 3.7. Bảng thống kê ý kiến trả lời các câu hỏi của học sinh sau thực nghiệm
Nội dung câu hỏi và các phương án trả lời
Tổng hợp ý kiến Lớp thực
nghiệm
Lớp đối chứng 1. Mức độ hứng thú
của các em với bài học như thế nào?
Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Ít hứng thú Không hứng thú
76 68 10 10 9
45 39 45 25 22 2. Theo em những
lý do nào sau đây tạo cho em có hoặc không có hứng thú với nội dung bài học hôm nay? Vì sao?
Có vì:
Phương pháp dạy học cuốn hút Nội dung phong phú
Nội dung môn học thiết thực
Có những hình thức khích lệ học sinh Lý do khác
Không vì:
Giáo viên dạy không hấp dẫn Nội dung bài học khó hiểu
Không có những hình thức khích lệ học sinh Do không khí học tập của lớp
Lí do khác
105 46 15 31 9 4 68 15 5 18 23 7
72 12 20 25 10 5 104
52 5 30 13 4 3. Việc tích hợp giáo
dục truyền thống cách mạng cho học sinh THPT GDTX có vai trò như thế nào?
Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng
82 60 23 8
43 51 48 34
* Phân tích: Căn cứ vào bảng thống kê ý kiến trả lời câu hỏi điều tra học sinh của giáo viên cho thấy.
- Đối với câu hỏi thứ 1: Đa số học sinh trong lớp thực nghiệm có hứng thú hoặc rất hứng thú với bài học về tích hợp giáo dục đạo đức truyền thống cách mạng, không có học sinh nào tỏ ra không hứng thú với bài học. Còn lớp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 81 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
đối chứng, đa số học sinh tỏ ra bình thường, không thích thú cũng như không hào hứng với bài học. Điều đó chứng tỏ rằng phương pháp dạy học có tác động trực tiếp làm thay đổi quan niệm và sự say mê, hứng thú của người học với bài học. Ở cả lớp thực nghiệm và đối chứng chúng tôi tiến hành giảng dạy cùng một nội dung giống nhau, cùng giáo viên dạy chỉ khác nhau ở phương pháp dạy học. Chính sự hứng thú vào bài học cũng góp phần quan trọng trong việc phản ánh khả năng tiếp thu tri thức và chất lượng học tập của học sinh.
- Đối với câu hỏi thứ 2: Trong số 105/173 học sinh của lớp thực nghiệm có hứng thú với bài học thì đa số các em trả lời là do phương pháp giảng dạy của giáo viên không cuốn hút còn nhận thấy bài học còn mang nhiều ý nghĩa thiết thực gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Còn 72/176 học sinh lớp đối chứng có hứng thú với bài học thì lại trả lời phần đông là do nhận thấy bài học có nội dung gắn liền với cuộc sống, mang tính thiết thực cao. Có ít học sinh trong số này hứng thú với bài học là do phương pháp giảng dạy của giáo viên hấp dẫn các em. Ngược lại trong số 67/173 học sinh lớp thực nghiệm không có hứng thú với bài học thì đa số các em trả lời là do một số lý do khác, số các em trả lời phương pháp dạy học của giáo viên không có hứng thú là rất ít. Trong khi đó số học sinh lớp đối chứng không có hứng thú với bài học thì phần lớn các em cho rằng nguyên nhân là do phương pháp dạy học của giáo viên không hứng thú hay do không khí học tập của cả lớp là nguyên nhân khiến các em không có hứng thú với bài học. Điều này nói lên rằng phương pháp dạy học của giáo viên có tác dụng rất lớn trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Đối với câu hỏi thứ 3: Đa phần học sinh lớp thực nghiệm sau bài học cho biết việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh THPT hệ GDTX là quan trọng hoặc rất quan trọng, số học sinh cho rằng đây là việc bình thường tức là có cũng được, không có cũng được thì không nhiều. Trong khi đó số lượng học sinh lớp đối chứng cho rằng đây là việc làm không quan trọng hoặc ít quan trọng lại chiếm số lượng lớn. Đa số học sinh cho rằng vấn đề này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 82 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
là bình thường, trong khi số học sinh cho rằng đây là vấn đề quan trọng lại không nhiều. Từ kết quả trên cho thấy, nhận thức về tầm quan trọng của việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng. Các em có ý thức hơn trong việc tìm hiểu về vấn đề này.
Như vậy, qua kết quả điều tra ý kiến học sinh lớp thực nghiệm đã có nhiều chuyển biến rõ rệt khi thực nghiệm. Cụ thể, tỉ lệ học sinh có hứng thú với bài học tăng lên đáng kể và số học sinh ít hứng thú hoặc không có hứng thú với bài học giảm xuống. Từ đó cho thấy, đổi mới phương pháp dạy học đã phát huy tác dụng to lớn, tạo độ tin cậy để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện quy trình tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học ở Trung tâm GDNN - GDTX với các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập.