Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO HỌC SINH THPT HỆ GDTX HIỆN NAY
1.2. Tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
1.3.1. Vài nét về Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và thực trạng nhận thức của học sinh về truyền thống cách mạng
* Vài nét về Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Trung tâm GDNN - GDTX Đại Từ được thành lập ngày 01/09/2016 trên cơ sở sát nhập giữa Trung tâm dạy nghề của huyện Đại Từ và Trung tâm Giáo dục thường xuyên thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên.
Hiện nay, Trung tâm đã chính thức làm việc và học tập tại trụ sở mới thuộc xóm Đồng Mạc, xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm có 7 phòng học văn hóa, 1 phòng máy vi tính, trụ sở làm việc 2 tầng với 7 phòng làm việc, xưởng thực hành 500m2, hội trường trên 300 chỗ ngồi có phương tiện, máy móc tiếp quản từ hai Trung tâm phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp và thực hành nghề cho học viên.
Nội dung hoạt động của Trung tâm bao gồm đào tạo nghề nghiệp ở trình độ dưới 3 tháng, hoạt động giáo dục thường xuyên, hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Dự kiến Trung tâm tiếp tục mở thêm 4 lớp trung cấp nghề mới theo nhu cầu, nguyện vọng của học viên. Hiện nay, Trung tâm có 11 lớp THPT hệ GDTX với trên 400 học viên. Trung tâm liên kết các trường cao đẳng trong tỉnh Thái Nguyên tổ chức 05 lớp trung cấp nghề bao gồm: nghề điện; nghề ô tô;
nghề Tin học; nghề Chế biến món ăn; nghề Quản lý nhà hàng khách sạn cho học viên vừa học văn hóa, vừa học nghề. Trung tâm hiện nay đã có 36 cán bộ, giáo viên, trong đó có 26 cán bộ, giáo viên biên chế và 10 cán bộ, giáo viên hợp đồng. Với thời gian hoạt động chưa dài ở trụ sở mới nhưng qua quan sát, tìm hiểu đa số phụ huynh và học viên phấn khởi, nhân dân ủng hộ, học sinh hào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 33 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
hứng đến lớp, minh chứng cho thấy có những học viên bỏ học nay xin trở lại học tập, có học viên mới xin vào học tại Trung tâm. Trung tâm có thêm các đối tác mong muốn đầu tư liên kết đào tạo lâu dài.
Xây dựng và phát triển Trung tâm là sự nghiệp chung của nhiều người, nhiều thế hệ, vì thế phải duy trì được sự đoàn kết, làm tốt vai trò tập hợp, tạo điều kiện để phát huy hết khả năng, tâm huyết của tất cả mọi thành viên trong Trung tâm để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược.
Những năm tiếp theo trước yêu cầu mới, Trung tâm tăng cường công tác quản lý, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đội ngũ nhà giáo và người lao động. Duy trì tốt quy mô giáo dục hiện có, tăng cường công tác dạy nghề nông thôn, tăng cường các hoạt động tại các Trung tâm học tập cộng đồng, nâng cao chất lượng dạy học văn hóa THPT hệ GDTX hơn nữa.
Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp “công nghiệp hóa - hiện đại hóa” đất nước Trung tâm sẽ luôn luôn tiếp tục đổi mới về phương pháp giảng dạy, nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên, hoàn thiện dần cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Phấn đấu để Trung tâm đi vào hoạt động theo hướng thiết thực, có hiệu quả.
* Thực trạng nhận thức của học sinh về truyền thống cách mạng trước khi dạy học tích hợp.
Trước xu thế hội nhập và phát triển đi lên, Trung tâm GDNN - GDTX Đại Từ cũng như tất cả các trung tâm khác và các trường THPT trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thực hiện nhiệm vụ: Giáo dục tri thức, giáo dục phẩm chất đạo đực, lối sống và bước đầu định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Trong những năm qua thầy và trò Trung tâm GDNN - GDTX Đại Từ đã thực hiện tốt những nhiệm vụ đó.
Cũng giống như học sinh trên cả nước, do tác động của tình hình thế giới, cũng như mặt trái của cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, đã tác động không nhỏ đến quá trình nhận thức của học sinh Trung tâm GDNN - GDTX
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 34 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Đại Từ. Phần lớn các em có nhận thức đúng đắn về xã hội, có ý thức trong học tập và lao động, nguyện cống hiến sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó một số ít học sinh còn mơ hồ về chính trị và cho rằng đất nước đã hòa bình thì không còn kẻ thù nên chưa có ý thức giác ngộ cách mạng.
Các em không thích học các môn khoa học xã hội, không thích tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội. Một số ít thích hưởng thụ, lười học tập, lười lao động, sa vào các tệ nạn xã hội như trốn học, nghiện chơi game, đánh nhau, nói dối cha mẹ, thầy cô...
Hiện nay còn một số học sinh không quan tâm hoặc hiểu biết mơ hồ về vấn đề dân tộc nói chung và truyền thống cách mạng nói riêng. Các vị anh hùng dân tộc, các di tích lịch sử văn hoá, các cuộc cách mạng trong lịch sử có rất nhiều học sinh không biết hoặc nhầm lẫn giữa sự kiện này với sự kiện khác.
Qua khảo sát 39 học sinh lớp 12 năm học 2015 -2016 tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên về nhận biết các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì có 24/39 em trả lời đúng các di tích (chiếm 61,5%), 18/39 em trả lời sai tên các di tích (chiếm 46,1%) trong đó có em trả lời sai tên di tích lịch sử trên địa bàn huyện Đại Từ.
Qua khảo sát 36 em học sinh lớp 11 về kể tên các chiến sĩ cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước thì có 16/36 em trả lời đúng (44,4%). Trong số những em trả lời sai phần lớn là không có tên các chiến sỹ có trong thực tế, một số khác là sai ở thời đại (8/36).
Hiện nay, còn có một số học sinh chưa thuộc lời bài hát “Quốc ca” hay
“Đoàn ca”, các bài hát truyền thống cách mạng chưa được học sinh quan tâm.
Qua khảo sát 40 em học sinh khối 11 tại Trung tâm về thuộc lời bài hát “Quốc ca” thì có 34/40 em trả lời thuộc (85%), 6/40 em trả lời không thuộc (15%).
Còn về thuộc bài hát “Đoàn ca” thì chỉ có 19/40 học sinh trả lời thuộc (47,5%), có tới 21/40 em trả lời không thuộc (52,5%).
Bàn về những hạn chế của thanh niên nói chung và thanh niên học sinh nói riêng hiện nay, Đảng ta đã chỉ rõ: “Thế hệ trẻ hiện nay, bên cạnh những ưu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 35 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
điểm đang có những biểu hiện phức tạp và những chiều hướng phát triển đáng lo ngại. Việc phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với chính trị, chạy theo lối sống thực dụng tầm thường, tỷ lệ thanh thiếu niên trong những người mắc các tệ nạn xã hội tăng nhanh,... tình trạng thiếu việc làm trong thanh niên khá trầm trọng”
[12, tr.259].
Do vậy việc giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh là một việc làm cần thiết và cấp bách. Nhất là tinh thần yêu nước, yêu CNXH, đóng góp sức mình vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.