Nhóm giải pháp đối với giáo viên

Một phần của tài liệu Tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn giáo dục công dân tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 105)

Chương 2. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TÍCH HỢP NỘI

3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn GDCD cho học sinh

3.2.4. Nhóm giải pháp đối với giáo viên

- Mạnh dạn đưa nội dung tích hợp truyền thống cách mạng cho học sinh vào giảng dạy trong thực tế.

Để có sự thay đổi cách nhìn nhận từ phía các cấp quản lý và nhà trường thì bản thân giáo viên phải nhận thấy đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng và mạnh dạn đưa vào giảng dạy, trước hết là trong các giờ ngoại khóa. Một khi đem lại hiệu quả cao thì sẽ được sự ủng hộ của các đồng nghiệp và BGĐ Trung tâm cũng như toàn xã hội. Muốn được cộng đồng xã hội nhìn nhận một cách đúng mức thì bản thân giáo viên phải có sự nỗ lực hết mình, khẳng định vị thế của môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 86 http://www. lrc.tnu.edu.vn/

- Tích cực đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng môn học.

Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy và là người chịu trách nhiệm về chất lượng dạy và học. Đối với mỗi giáo viên giảng dạy môn GDCD phải luôn luôn tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả phù hợp với nội dung mới, như vậy họ mới tự tin vào bản thân mình, vào chính môn học mà họ giảng dạy và muốn khẳng định giá trị đích thực của môn học. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là điều cần thiết nhằm khơi dậy tính sáng tạo, tinh thần học tập độc lập, tự giác của học sinh, giúp họ chủ động lĩnh hội kiến thức. Từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như kết quả học tập.

Ở một bộ phận giáo viên hiện nay việc vẫn còn có tâm lý môn GDCD của mình là môn phụ nên giáo viên chưa có sự đầu tư về bài giảng, giáo án khi lên lớp. Bên cạnh đó việc thiếu những dẫn chứng minh họa cụ thể trên thực tế như thiếu đồ dùng trực quan, thiếu tranh ảnh minh họa. Vẫn còn tình trạng đọc chép, dạy chay, thuyết trình, độc thoại, phụ thuộc vào sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn, không mang tính sáng tạo. Chính từ những vấn đề đó dẫn đến việc các em học sinh cảm thấy mệt mỏi, thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.

Hiện nay, có rất nhiều hình thức dạy học có thể lôi cuốn, hấp dẫn học sinh ví dụ như: sử dụng phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm, hay cho học sinh xem những video clip điều đó sẽ mang lại cho các em hứng thú học tập, tạo sự hào hứng cho các em. Ngoài ra, giáo viên cũng nên đưa ra những tình huống trong thực tế để các em nhận xét, xử lý vấn đề, sau mỗi tình huống giáo viên chỉ ra cho các em thấy vấn đề đúng, sai trong mỗi một giờ học. Qua đó phần nào chúng ta góp phần giáo dục kỹ năng sống cho các em.

Việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh là một trong những khâu quan trọng mang tính bắt buộc, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ nhận thức của học sinh trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.

Nhưng trên thực tế việc làm đó chưa được thường xuyên và rõ nét, trong các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 87 http://www. lrc.tnu.edu.vn/

giờ kiểm tra, đánh giá tại Trung tâm còn nặng về hình thức, phổ biến là kiểm tra kiến thức, chưa chú trọng kiểm tra đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh.

3.2.5. Nhóm giải pháp đối với nhà trường

- Cần xóa bỏ quan niệm môn chính, môn phụ, nhận thức rõ về ý nghĩa của việc tích hợp giá trị đạo đức gia đình cho học sinh và khuyến khích tạo điều kiện cho giáo viên đưa nội dung vào bài giảng. Không riêng gì Trung tâm GDNN - GDTX Đại Từ mà nhiều những Trung tâm khác, thậm chí cả các trường THPT cũng như nhiều giáo viên bộ môn khác coi GDCD là môn phụ.

Chính vì vậy mà coi thường môn học, không có sự quan tâm đúng mức tới chất lượng dạy và học môn GDCD.

- Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường và giáo viên bộ môn tổ chức bài học thành các chuyên đề, ngoại khóa có thể mời các bác cựu chiến binh, các anh hùng lực lượng vũ trang, các tấm gương điển hình tiên tiến về nói chuyện nhân chủ đề 22/12; 03/02; 30/4; Có thể đưa học sinh đi tham quan, trải nghiệm thực tế tại các đền thờ các vị anh hùng qua các thời kì, tới các khu di tích lịch sử để học ngoại khóa tích hợp giữa các môn: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục quốc phòng... để giúp các em tìm hiểu rõ hơn về lịch sử, việc đi tham quan thực tế giúp các em cảm thấy thoải mái tinh thần sau mỗi giờ học căng thẳng ở trên lớp. Qua đó sẽ giúp các em tiếp thu được kiến thức một cách có hiệu quả, gần gũi với môi trường, thân thiện với bạn bè và thầy cô hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 88 http://www. lrc.tnu.edu.vn/

Kết luận chương 3

Để tiến hành tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh THPT hệ GDTX được thực hiện thành công và mang lại hiệu quả cao bằng việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, trước tiên người giáo viên phải nghiên cứu kĩ truyền thống cách mạng của dân tộc ta, phải khẳng định được giá trị truyền thống đáng tự hào đó và chúng ta phải giữ gìn và phát huy những truyền thống đó. Muốn làm được điều đó giáo viên phải nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu, đầu tư công sức, kết hợp vốn hiểu biết của mình. Qua đó, người giáo viên phải xác định được mục tiêu, nội dung bài giảng tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng, xác định được phương pháp dạy học và phương tiện dạy học cho phù hợp với từng đơn vị kiến thức, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và điều kiện của nhà trường.

Để tiến hành thực nghiệm tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học phần "công dân với đạo đức" (chương trình GDCD lớp 10) và phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” (Chương trình GDCD lớp 11) được diễn ra một cách thuận lợi, chúng tôi bắt đầu từ việc xây dựng giả thuyết thực nghiệm, chọn địa điểm thực nghiệm, chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Nội dung thực nghiệm được chúng tôi tiến hành giống nhau ở cả hai nhóm lớp nhưng việc giảng dạy ở hai nhóm lớp này lại khác nhau về phương pháp. Cụ thể, với lớp đối chứng chúng tôi giảng dạy bằng phương pháp thuyết trình truyền thống, có kết hợp đàm thoại gợi mở. Còn đối với lớp thực nghiệm, chúng tôi sử dụng đa dạng, linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực mà trong đó chủ đạo là: Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm. Sau khi tiến hành kiểm tra mức độ nhận thức và mức độ hứng thú của học sinh với bài học được tiến hành ở cả hai lớp chúng tôi nhận thấy: Trình độ nhận thức và mức độ hứng thú của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn hẳn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 89 http://www. lrc.tnu.edu.vn/

lớp đối chứng. Trong quá trình giảng dạy học sinh lớp thực nghiệm cũng tỏ ra khá hào hứng, tham gia tích cực, chủ động hơn so với lớp đối chứng.

Từ kết quả của việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn giáo dục công dân bằng những phương pháp dạy học tích cực thay cho việc sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống trước kia. Đây là cơ sở khách quan để chúng tôi tiến hành triển khai một cách đại trà ở các lớp khác cũng như các trung tâm khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 90 http://www. lrc.tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh THPT hệ GDTX có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện nếu giáo viên tiến hành đổi mới nội dung cũng như phương pháp dạy học sẽ khẳng định được vị trí, vai trò đích thực của mình. Bởi vì trong quá trình vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ phát huy được tinh thần học tập tự giác, sáng tạo của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. Điều này đã được kiểm chứng thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm mà chúng tôi tiến hành ở chương III. Cho nên việc vận dụng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học tích cực trong việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh là việc làm cần thiết.

Tóm lại, trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, mặc dù còn nhiều khó khăn và thiếu sót những chúng tôi đã hoàn thành được những nội dung cơ bản sau đây:

- Bước đầu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh THPT hệ GDTX nói chung và học sinh Trung tâm GDNN- GDTX Đại Từ nói riêng.

- Xuất phát từ cơ sở khoa học đã được làm sáng tỏ, chúng tôi tiến hành thiết kế bài giảng và tiến hành thực nghiệm sư phạm với học sinh của 8 lớp:

10A1; 10A2; 11A1; 11A2 (lớp thực nghiệm) và 10A3; 10A4; 11A3; 11A4 (lớp đối chứng). Kết quả thu được cho thấy cho thấy phù hợp với giả thuyết khoa học mà chúng tối đã xác định trước khi tiến hành thực nghiệm. Đó chính là căn cứ để chúng tôi đề xuất quy trình thực hiện tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh nói chung, cùng những giải pháp giúp việc thực hiện quy trình được tiến hành trên thực tế đạt hiệu quả, chất lượng cao như ý tưởng ban đầu chúng tôi xây dựng.

2.2. Kiến nghị

Để dạy học tích hợp đạt hiệu quả cao, giáo án tích hợp là thành phần quan trọng nhất. Giáo viên cần lưu ý vận dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 91 http://www. lrc.tnu.edu.vn/

học tích cực, song dù thế nào cũng cần xác định phương pháp dạy học giữ vai trò chủ đạo. Phải đảm bảo sao cho các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung tích hợp, và việc vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống. Việc thực hiện tích hợp cũng cần phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và điều kiện cụ thể của từng trường. Đó là những việc làm cần thiết, có vai trò quan trọng.

Qua quá trình giảng dạy nội dung này với những đối tượng học sinh khác nhau, trong môi trường giáo dục khác nhau nhưng tôi nhận thấy hiệu quả mang lại là rất tích cực, việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh bằng việc đổi mới nội dung cũng như phương pháp dạy học sẽ đem lại hiệu quả như mong đợi. Vì vậy, chúng tôi rất mong ngành giáo dục và các cấp quản lý, mỗi nhà trường và các thầy cô giáo nhiệt tình ủng hộ để luận văn được triển khai rộng rãi trong thực tế.

Dưới mái ấm gia đình vào những ngày nghỉ, ngày lễ lớn trong năm, những kì nghỉ hè các em được xum vầy bên gia đình thân yêu của mình. Qua đó ông, bà, cha, mẹ, có thể kể cho ta nghe những truyền thống cách mạng của dân tộc của ông cha ta xưa đến nay. Có những gia đình vào những dịp lễ, tết, nghỉ hè đã đưa các em đi chơi đến những nơi di tích lịch sử vừa là để tham quan, trải nghiệm vừa là để ôn lại cho các em những kiến thức lịch sử. Đó chính là cách giáo dục truyền thống cách mạng cho các em một cách hiệu quả nhất, bởi các cụ ta có câu: “Trăm nghe không bằng một thấy”.

Bên cạnh đó, còn có một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến con cái mình. Họ còn mải mê kiếm tiền ít quan tâm đến con em mình, phó mặc hết cho nhà trường. Nhưng trên thực tế các em ở trường rất ít mà chương trình học lại nặng nên nhà trường chỉ trang bị những kiến thức cho các em chứ không có nhiều thời gian để giáo dục truyền thống cho các em. Ở một số gia đình, cha mẹ còn có tư tưởng coi thường môn GDCD chỉ định hướng cho con em mình tập trung vào các môn tự nhiên, các môn thi đại học mà không chú ý tới việc môn GDCD chính là môn giáo dục truyền thống và kĩ năng sống cho con mình. Một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 92 http://www. lrc.tnu.edu.vn/

số gia đình thì có tư tưởng sai lệch, vi phạm pháp luật, có lối sống không lành mạnh, quan hệ vợ chồng không tốt đẹp... Chính những biểu hiện ấy đã tác động trực tiếp đến nhân cách của các em học sinh.

Do vậy, con cái có nên người hay không thì điều trước hết và quan trọng nhất là sự giáo dục của cha mẹ, sau đó mới đến nhà trường và các tổ chức xã hội. Chính vì vậy việc cha mẹ thường xuyên tham dự đầy đủ các cuộc họp phụ huynh do nhà trường tổ chức qua đó sẽ kịp thời nắm bắt được tình hình của các em ở trường, cũng như có sự hỗ trợ của đoàn thanh niên thì các em sẽ có một môi trường lành mạnh để học tập và phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 93 http://www. lrc.tnu.edu.vn/

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Lan Anh (2014), Tích hợp giáo dục đạo đức gia đình trong dạy học môn GDCd cho học sinh trường THPT Việt Trì - Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ Triết học.

2. Vũ Đình Bảy (2011), Học và thực hành theo chuẩn kiến thức, kỹ năng GDCD 10, Nxb Giáo dục Việt Nam.

3. Vũ Đình Bảy (2011), Học và thực hành theo chuẩn kiến thức, kỹ năng GDCD 11, Nxb Giáo dục Việt Nam.

4. Vũ Đình Bảy (2012), “Lý luận dạy học môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Chính phủ (2015), Đề án đổi mới chương trình GDPT Việt Nam.

6. Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), “Tích hợp trong dạy Sinh học”, Nxb Đại học Thái Nguyên.

7. Dương Tự Đam (2008), “Tuổi trẻ Việt Nam với chủ nghĩa yêu nước trong lịch sử dân tộc”, Nxb Thanh Niên.

8. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, hội nghị trung ương 8 (khóa XI) ngày 4/11/2013 thông qua tạp chí xây dựng đảng giới thiệu toàn văn nghị quyết.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị BCHTW lần thứ V (khóa VIII), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đại hội IV, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội IX, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội IX, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 94 http://www. lrc.tnu.edu.vn/

13. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2007), “Nâng cao chất lượng tổ chức đoàn, tăng cường bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp, xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, Báo Tiền phong, số 288, ngày 15/10/2007.

14. Trần Văn Giàu (1980),“Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.

15. Giselle O. Martin - Kniep, cuốn “Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi” Lê Văn Canh (biên dịch), Nxb Giáo dục Việt Nam.

16. Bùi Thị Hảo, “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ ở huyện Nho Quan Ninh Bình trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học.

17. Nguyễn Thị Hiền (2009), “Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo dục các giá trị truyền thống của dân tộc trong môn GDCD ở trường THPT”,luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.

18. Nguyễn Văn Khải, Tạp chí Giáo dục số 26/2003, Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, Nxb Giáo dục.

19. Hoàng Thúc Lân (2007), “Nâng cao đạo đức cách mạng cho sinh viên thông qua giảng dạy môn CNXH khoa học”, Tạp chí Giáo dục, số 166/2007.

20. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, T4, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

21. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, T9, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

22. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, T12, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

23. Tô Thị Nhung,“Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh hóa hiện nay”, Luận văn thạc sĩ triết học tại học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

24. Phạm Đình Nghiệp (2004), Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay, Nxb Thanh niên.

25. Từ điển Chính trị vắn tắt, Nxb Sự thật Hà Nội, 1988.

26. Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1997.

27. Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội,1977.

Một phần của tài liệu Tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn giáo dục công dân tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)