Chương 2. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TÍCH HỢP NỘI
3.1. Thực nghiệm sư phạm
3.1.2. Nội dung thực nghiệm
3.1.2.1. Điều tra kết quả đầu vào của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Kết quả học tập học kì I của năm học 2014-2015 môn Giáo dục công dân ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Bảng 3.1. Bảng kết quả học tập học kỳ I năm học 2014-2015 môn Giáo dục công dân lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (khối 10) Nhóm lớp Tên
lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu - kém
SL % SL % SL % SL %
Thực nghiệm
10A1 45 5 11.1 15 33.3 21 46.7 4 8.9 10A2 46 7 15.2 17 36.9 18 39.1 4 8.7 Tổng 91 12 13.2 32 35.2 39 42.9 8 8.7 Đối chứng 10A3 43 2 4.7 14 32.6 24 55.8 3 6.9 10A4 45 3 6.7 15 33.3 23 51.1 4 8.9 Tổng 88 5 5.7 29 32.9 47 53.4 7 8.0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 66 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Bảng 3.2. Bảng kết quả học tập học kỳ I năm học 2014-2015 môn Giáo dục công dân lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (khối 11)
Nhóm lớp Tên
lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu - kém
SL % SL % SL % SL %
Thực nghiệm
11A1 42 5 11.9 13 31 20 47.6 4 9.5
11A2 40 7 17.5 15 37.5 16 40.0 2 5.0 Tổng 82 12 14.6 28 34.1 36 44.0 6 7.3
Đối chứng
11A3 42 3 7.1 13 31 23 54.8 3 7.1
11A4 43 4 9.3 13 30.2 23 53.5 3 7.0 Tổng 85 7 8.2 26 30.6 46 54.1 6 7.1
Như vậy nhìn vào bảng kết quả học tập kì I năm học 2014-2015 môn GDCD giữa các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho thấy trình độ nhận thức của học sinh các nhóm lớp có độ chênh lệch nhau không lớn. Đây là cơ sở để chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm thu được kết quả chính xác nhất.
3.1.2.2. Giáo án dạy các lớp thực nghiệm (dạy chính khóa)
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Chương trình lớp 10) ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tôi đã sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau để làm rõ nội dung tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng.
Đầu tiên, giáo viên và học sinh cùng tìm hiểu đơn vị kiến thức thứ nhất, đó là: Lòng yêu nước - một tình cảm tự nhiên, một phẩm chất đạo đức của công dân đối với Tổ quốc. Tôi đặt câu hỏi: “Theo em lòng yêu nước được hiểu như thế nào?” Để hướng sự chú ý của học sinh vào khái niệm
“Lòng yêu nước”.
Hoạt động 1: Khi dạy khái niệm Lòng yêu nước ở lớp đối chứng, giáo viên đã nêu rõ yêu nước là tình yêu quê hương đất nước, và tinh thần đem hết khả năng của mình để phục vụ lợi ích của Tổ quốc và giáo viên hướng dẫn học sinh lấy ví dụ trong chiến đấu và trong giai đoạn hiện nay. Qua đó giáo viên nhấn mạnh, lòng yêu nước là một tình cảm tự nhiên nhưng rất thiêng liêng trong con người, lòng yêu nước tạo nên sức mạnh to lớn trong quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 67 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Đối với lớp thực nghiệm, giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn thơ trích trong bài thơ “Sao chiến thắng” của Chế Lan Viên.
Sau đó học sinh cả lớp nhận xét tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn thơ trên. Cả lớp sẽ thảo luận và đưa ra ý kiến của mình về nội dung đoạn thơ đó. Từ đó giáo viên đi tới kết luận: Đối với Chế Lan Viên, yêu nước cũng giống như yêu chính bản thân mình, vì tình yêu đối với quê hương, đất nước với Tổ quốc mà ai cũng có thể sẵn sàng chiến đấu, hi sinh tính mạng của mình để bảo vệ quê hương đất nước, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Đó cũng chính là truyền thống yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay và từ đó nó lớn mạnh lên thành truyền thống cách mạng.
Muốn khai thác nội dung nguồn gốc hình thành lòng yêu nước, ở lớp đối chứng giáo viên khẳng định lòng yêu nước hình thành từ những tình cảm bình dị, gần gũi đối với mỗi con người đó là tình yêu gia đình, yêu người thân, yêu quê hương, yêu xóm làng...
Hoạt động 2: Tích hợp kiến thức âm nhạc:
Để hiểu rõ hơn về lòng yêu nước giáo viên cho học sinh nghe bài hát
“Quê hương” sau đó sử dụng phương pháp vấn đáp đặt câu hỏi đối với học sinh cả lớp: “ Em hãy cho biết những hình ảnh thân thương, gần gũi nào được nhắc tới trong bài hát trên?” Có khoảng 65% học sinh nhớ được hình ảnh thân thương trong bài hát đó là: chùm khế ngọt, con đò nhỏ, cánh diều, con đường đi học, nón lá... Khi đó giáo viên cần có lời khen ngợi đối với khả năng ghi nhớ tốt của học sinh.
Đây là một cách thức tích hợp kiến thức âm nhạc và kiến thức môn Ngữ văn từ một ví dụ rất cụ thể, giáo viên cùng học sinh khái quát lên nguồn gốc hình thành lòng yêu nước: đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu xóm làng...
Như vậy, lòng yêu nước của người dân Việt Nam là một tình cảm tự nhiên tồn tại trong mỗi người. Tình cảm ấy cũng được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử từ thời các Vua Hùng. Bác Hồ đã từng nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Truyền thống tốt đẹp đó đã có từ xa xưa và được lưu giữ đến tận ngày nay - đó là truyền thống cách mạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 68 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Hoạt động 3: giáo viên có thể dẫn dắt học sinh vào đơn vị kiến thức thứ 2:
Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
Ở phần này, giáo viên dạy lớp đối chứng đã vận dụng triệt để phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề và tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý và giáo dục quốc phòng để làm rõ truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Giáo viên khẳng định: yêu nước là một truyền thống cao quý và thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Sau đó giáo viên lấy một số ví dụ về những người anh hùng đã có nhiều đóng góp trong lịch sử dân tộc và đưa ra những hiểu biết về những anh hùng trên.
Giáo viên và học sinh đi tới khẳng định: Lòng yêu nước là truyền thống cao quý và thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
Để chứng minh cho truyền thống cao quý, thiêng liêng đó giáo viên đặt câu hỏi đối với học sinh: “Em hãy kể tên các vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc qua các thời kì mà em biết?” Câu hỏi này đã tạo ra không khí học tập sôi nổi, tạo hứng thú cho các em. Qua đó các em có thể vận dụng kiến thức lịch sử của mình để trả lời câu hỏi. Sau khi các em phát biểu ý kiến, giáo viên sẽ nhận xét và kết luận. Đa phần các em nhắc tới các vị anh hùng như: Lê Lợi, Quang Trung; Chủ tịch Hồ Chí Minh,... Một số học sinh trong lớp nhắc tới các vị anh hùng tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như: Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Phan Đình Giót... Đây là cách giáo viên vận dụng tích hợp kiến thức lịch sử trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng của ông cha ta từ ngàn xưa. Như vậy, giáo viên đã khích lệ tinh thần học tập của các em bằng những lời khen ngợi và những tràng vỗ tay.
Không những tích hợp kiến thức lịch sử mà giáo viên có thể tích hợp cả kiến thức môn Ngữ Văn và kiến thức về âm nhạc bằng cách đặt câu hỏi: “Bằng kiến thức của mình em hãy cho biết một số bài thơ, bài hát ca ngợi sự chiến đấu và hi sinh dũng cảm của các chiến sĩ trong các cuộc kháng chiến?”60% các em nhắc đến bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”. Bài hát “Kim Đồng” sáng tác của nhạc sĩ Phong Nhã ca ngợi anh Kim Đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 69 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Một số em nhắc đến hình ảnh chị Trần Thị Lý trong bài thơ “Người con gái Việt Nam” của tác giả Tố Hữu, hình ảnh Lượm trong bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu. Một số học sinh còn nhắc tới sự hy sinh anh dũng, gan dạ của anh Nguyễn Văn Trỗi: Qua bài thơ:“Hãy nhớ lấy lời tôi” của tác giả Tố Hữu.
Giáo viên cũng chỉ rõ cho học sinh thấy rằng lòng yêu nước, truyền thống cách mạng của dân tộc ta là cội nguồn hình thành hàng loạt các giá trị truyền thống khác nhau như: Truyền thống hiếu học, truyền thống nhân nghĩa...
Hoạt động 4: GV đưa ra câu hỏi: Các em hãy trình bày những biểu hiện của truyền thống yêu nước? Ở phần này hầu hết các em đều trả lời biểu hiện của truyền thống yêu nước: Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước; Tình yêu thương đối với giống nòi, dân tộc; Lòng tự hào dân tộc; Đoàn kết kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm; Cần cù, sáng tạo trong lao động
Giáo viên nêu câu hỏi: “Em hãy nêu những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn,... nói về lòng yêu nước?”Các em đưa ra các câu ca dao, tục ngữ như sau: - Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn; - Tận trung với nước, tận hiếu với dân; - Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh; Giáo viên liệt kê ý kiến lên bảng phụ... Sau đó giáo viên nhận xét, tổng hợp ý kiến của học sinh.
Bản thân mỗi người có thể thể hiện lòng yêu nước bằng nhiều cách khác nhau, ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, nhưng quan trọng nhất đối với các em học sinh hiện nay là phải học tập cho thật tốt để góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Hoạt động 5: Giáo viên dẵn dắt, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường mỗi chúng ta cần phải làm gì để phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của dân tộc và góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung tiếp theo của bài: Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ở lớp đối chứng giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình và đàm thoại với học sinh để đưa ra được nội dung về trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 70 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Ở lớp thực nghiệm giáo viên cho học sinh các nhóm xem những hình ảnh lịch sử về Thủ đô kháng chiến Việt Bắc, Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Sau đó giáo viên cho học sinh xem phóng sự về thành tựu xây dựng đất nước ta trong thời kì đổi mới. Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, chia lớp làm 3 nhóm, giao câu hỏi cho các nhóm. Nhóm 1: Hai phóng sự trên giúp em hiểu được điều gì? Suy nghĩ của em về điều đó? Nhóm 2: Nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta hiện nay là gì? Vì sao trong điều kiện thời bình vẫn phải thực hiện cả hai nhiệm vụ? Nhóm 3: Trách nhiệm của thanh niên học sinh chúng ta là gì? Em sẽ làm gì để xứng đáng với công lao của ông cha chúng ta? 100% học sinh tham gia thảo luận nhóm, các em rất hào hứng, nhiệt tình đưa ra các ý kiến của mình.
Nhóm 1: Tinh thần đấu tranh giải phóng đất nước - sự kế thừa truyền thống yêu nước của ông cha ta từ bao đời nay. Khí thế hào hùng quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ.
Nhóm 2: Hiện nay chúng ta cần thực hiện hai nhiệm vụ đó là: Xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc.Vì: Xây dựng đất nước để đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh.
Nhóm 3: Thanh niên học sinh chúng ta phải có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một học sinh.
Hoạt động 6: Giáo viên tích hợp luật nghĩa vụ quân sự. Giáo viên đặt câu hỏi: “Theo em Luật nghĩa vụ quân sự quy định tuổi nhập ngũ của thanh niên Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?” Đa phần học sinh của cả 2 lớp đối chứng và thực nghiệm đều trả lời được là: tuổi nhập ngũ của thanh niên Việt Nam hiện nay là từ đủ 18 đến hết 25 tuổi. Khi học sinh trả lời được ý này giáo viên đã thưởng điểm cho học sinh để khích lệ tinh thần học tập và hăng hái phát biểu xây dựng bài của học sinh.
Hoạt động 7: Giáo viên đặt câu hỏi: “Tại sao khi đất nước hòa bình rồi chúng ta vẫn phải thực hiện song song hai nhiệm vụ: Vừa xây dựng - vừa bảo vệ Tổ quốc?”. Cả lớp trao đổi và trả lời: vì đó là nhiệm vụ trọng tâm của đất nước ta hiện nay vì thực hiện nhiệm vụ này vừa phát triển về mặt kinh tế, vừa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 71 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
bảo vệ được chủ quyền của đất nước ta. Giáo viên nhận xét học sinh trả lời rất tốt và có lời khen ngợi đối với học sinh.
Đối với bài 14 “Chính sách quốc phòng và an ninh” (chương trình GDCD lớp 11)
Hoạt động 1: Trước tiên chúng ta đi tìm hiểu nội dung thứ nhất: Vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh. Phần này trong chương trình đã giảm tải là phần đọc thêm. Ở lớp đối chứng giáo viên cho học sinh về nhà đọc phần này. Còn đối với lớp thực nghiệm giáo viên yêu cầu học sinh đọc kiến thức tại lớp trong vòng 5- 7 phút, sau đó nhấn mạnh một số nội dung cơ bản.
Để giúp các em có nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh giáo viên có thể đưa ra một số ví dụ thực tế qua các thời kì kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Qua đó, giáo viên tổ chức cho học sinh lớp thực nghiệm thảo luận về tình huống sau: khi nói đến tầm quan trọng của quốc phòng và an ninh trong điều kiện hiện nay, bạn N cho rằng: “trong điều kiện hiện nay thì nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mới là quan trọng và nó giữ vai trò quyết định.
Nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh chỉ là đánh đuổi kẻ thù khi chúng đến nước ta xâm lược. Vì vậy, quốc phòng và an ninh chỉ quan trọng khi đất nước có chiến tranh”.
Giáo viên đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về tình huống trên? Khi đưa ra tình huống này học sinh cả lớp rất hào hứng, và thảo luận rất sôi nổi. 70% các em không đồng ý với ý kiến của bạn N bởi vì hiện nay đất nước ta tuy đã hòa bình người dân đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhưng chúng ta vẫn phải luôn luôn cảnh giác trước các thể lực thù địch trong và ngoài nước. 30% các em có ý kiến khác.
Hoạt động 2: Phần này giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại ở lớp đối chứng, còn đối với lớp thực nghiệm giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại và thảo luận nhóm và tích hợp kiến thức môn Lịch sử:
Giáo viên đặt câu hỏi: Trước sức mạnh của quân Nguyên Mông, quân dân nhà Trần đã tổ chức những hội nghị lớn nào? Em hãy nêu ý nghĩa của những hội nghị đó? Đưa ra câu hỏi này thì 60% học sinh trong lớp trả lời là đó chính là hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 72 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
nghị Diên Hồng (1284) và hội nghị Bình Than (1282) để trưng cầu ý kiến của các tướng lĩnh và nhân dân nhà Trần về chủ trương nên đánh hay hòa.
Sau đó giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Hình ảnh nào trong hội nghị làm em xúc động nhất? Đối với câu hỏi này thì 70% học sinh trả lời đó là hình ảnh
“Bóp nát quả cam” của Trần Quốc Tuấn. Qua ý kiến phát biểu của học sinh giáo viên kết luận và đưa ra phương hướng thứ nhất.
Giáo viên cho học sinh lấy một số ví dụ thực tiễn trong lịch sử dân tộc để chứng minh cho sức mạnh vô địch của tinh thần đoàn kết. 70% học sinh trả lời đó là nhân dân ta đã đoàn kết một lòng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc.
Giáo viên đưa ra câu hỏi: Em hãy cho biết những câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự quyết tâm đánh giặc giành độc lập dân tộc? Ở câu hỏi này 35% học sinh trong lớp nhắc đến lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước:
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm,10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Hoạt động 3: Khi nói đến phương hướng thứ hai của chính sách quốc phòng và an ninh.
Giáo viên đưa ra thông tin: “Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm của Nga, 5 Chiếc đã được đưa về bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2014, dự kiến chiếc cuối cùng về Việt Nam là năm 2019”. Và đưa ra câu hỏi:theo em thông tin này đã phản ánh phương hướng nào trong chính sách quốc phòng và an ninh? Với câu hỏi này 80% học sinh trả lời là: Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên nhận xét và kết luận nội dung.
Để phát huy hiểu biết của học sinh, giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy cho biết trong thời gian gần đây có sự kiện nào thể hiện rõ nét sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại? Đối với câu hỏi này 65% học sinh trả lời đó là sự kiện tranh chấp Biển Đông.