Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO HỌC SINH THPT HỆ GDTX HIỆN NAY
1.2. Tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
1.3.3. Ưu điểm và hạn chế của việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ hiện nay
1.3.3.1. Ưu điểm của dạy học tích hợp tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Trung tâm GDNN - GDTX tuy mới sát nhập nhưng Ban Giám đốc trung tâm đã xác định rõ ràng được hướng hoạt động của Trung tâm theo mô hình đào tạo nghề và hoạt động dạy học giáo dục thường xuyên trung học phổ thông.
Để việc dạy học tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng đạt hiệu quả cao nhất, cần có sự phối hợp đồng hành từ Ban giám đốc Trung tâm, các thầy cô giáo và sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các em học sinh.
Về phía Trung tâm: Trung tâm luôn tạo điều kiện cho các môn học trong đó có môn Giáo dục công dân có thời khóa biểu chính khóa và được dạy học trong điều kiện cơ sở vật chất được trang bị khá tốt (phòng học có máy chiếu, máy ảnh, máy ghi âm) để phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên.
Thuận lợi về phía giáo viên: Hiện nay giáo viên tham gia giảng dạy môn Giáo dục công dân đều là những người được đào tạo đúng chuyên ngành, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh nhiều lần được Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên công nhận. Qua quá trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 37 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
dạy học tại Trung tâm các thầy cô luôn tâm huyết với bài giảng, luôn nghiên cứu tìm tòi những tri thức mới để đáp ứng nhu cầu học tập cho học viên. Điều mà mỗi giáo viên dạy môn GDCD luôn quan tâm đó là cập nhật những thông tin về vấn đề chính trị - xã hội cập nhật để đưa vào bài học, làm tăng thêm tính hấp dẫn cho mỗi tiết dạy, khắc phục dần tư tưởng sợ học, chán học GDCD của một số học sinh.
Ưu điểm của học sinh: Về môn học, không học nhiều môn như học sinh phổ thông, mà chỉ học có 8 môn bắt buộc bao gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Văn, Sinh học, Lịch sử, Địa lý; GDCD. Tổng số tiết học các môn này trong tuần từ 14 đến 18 tiết, được chia làm 5 buổi/tuần. Như vậy sẽ không chiếm nhiều thời gian và học sinh có thể sử dụng thời gian nghỉ để tự học hoặc học thêm nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức được vững chắc hơn, hoặc có thể đi làm, học nghề. Hiện nay, có rất nhiều học sinh có ý thức và tinh thần học tập tốt. Đây chính là một động lực quan trọng để thầy cô không ngừng cống hiến và tâm huyết với công việc giảng dạy.
1.3.3.2. Hạn chế của dạy học tích hợp tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Tích hợp là một quan điểm dạy học hiện đại, có những ưu điểm nhất định trong việc tư duy học sinh. Tuy nhiên dạy học tích hợp ở Việt Nam ta vẫn còn khá mới mẻ, chưa mang tính định hướng rõ ràng. Nhất là đối với học sinh của Trung tâm trong quá trình dạy học tích hợp không tránh khỏi những hạn chế, khó khăn.
Về phía Trung tâm: Với đặc thù của Trung tâm là vừa đào tạo nghề hướng nghiệp vừa dạy học văn hóa. Song song với việc học văn hóa thì đào tạo nghề cũng luôn là một trọng trách rất lớn đối với Trung tâm. Đây cũng là một nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với Ban giám đốc. Chính vì vậy mà Trung tâm chưa có điều kiện để quan tâm một cách chu đáo và sát sao tới các môn không chuyên trong đó có môn GDCD. Một trong những khó khăn mà đến nay vẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 38 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
chưa được khắc phục đó là chương trình sách giáo khoa môn GDCD còn mang nặng trừu tượng, lí luận. Trong nội dung chương trình còn mang nặng tính sách vở, chưa sát với thực tiễn. Do vậy, không tạo được sự hấp dẫn với học sinh. Có những phần kiến thức trừu tượng, khó hiểu so với khả năng tư duy của học sinh điển hình là kiến thức triết học và kinh tế chính trị. Qua quá trình giảng dạy thực tế tôi nhận thấy phần: “Công dân với đạo đức” phần kiến thức hết sức quan trọng đối với việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức của học sinh nhưng chủ yếu dạy nội hàm các khái niệm, chuẩn mực đạo đức mà thiếu đi các tấm gương đạo đức, các tình huống thực tế để học sinh vận dụng. Vì vậy, quá trình dạy học chỉ mang tính truyền tải kiến thức đơn thuần, khiến các em nhàm chán không muốn học.
Về phía học sinh: Đa phần các em coi đây là môn phụ, chưa nhận thức được tính khoa học và sự cần thiết của môn học này. Việc “học lệch”, chỉ coi trọng các môn chính, xem thường các môn phụ là một trong những khó khăn lớn nhất trong việc giáo dục truyền thống, lòng tự hào dân tộc, giáo dục đạo đức cách mạng dù nội dung giáo dục truyền thống cách mạng được đề cập ở rất nhiều môn học khác nhau trong đó có môn GDCD. Đặc thù của học sinh Trung tâm rất khác so với học sinh THPT, học sinh Trung tâm đa phần các em có hoàn cảnh rất khó khăn, nhận thức của các em không được tốt so với học sinh THPT. Một số học sinh không thích học môn này, không hứng thứ học tập vì các em không tích cực, chủ động trong nhận thức, không chịu suy nghĩ tìm tòi các phương pháp học hiệu quả. Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy việc vận dụng giữa lí luận và thực tiễn của học sinh còn có vấn đề, học chưa đi đôi với hành, lí luận chưa gắn với thực tiễn. Một số học sinh sau khi học xong bài chỉ nắm được kiến thức thông thường, đơn giản nhất.
Khi được hỏi đa phần các em đều cho rằng việc dạy tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng là rất cần thiết trong bối cảnh đất nước như hiện nay và nhận thức về truyền thống của các em còn rất hạn chế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 39 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
1.3.3.3. Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do mặt trái của cơ chế thị trường, một số người chạy theo lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, làm ăn phi pháp, coi nhẹ tình người. Mọi người lao vào kiếm tiền bằng nhiều cách: cha mẹ cố gắng làm ra nhiều tiền, nhà trường tổ chức nhiều buổi học thêm để thu được nhiều tiền, các cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh để tạo ra nhiều tiền. Tình hình đó làm cho một số thanh niên lao vào kiếm tiền bất chấp đạo lý, bất chấp thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Một bộ phận khác lại có sẵn tiền (do bố mẹ chu cấp) tiêu xài xa xỉ, lãng phí, lao vào các tệ nạn xã hội.
Thứ hai, trong hoàn cảnh quốc tế hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa cơ hội với đủ mọi màu sắc không ngừng tiến hành những âm mưu thâm độc nhằm đầu độc, tước vũ khí tư tưởng của thanh niên, đánh lạc hướng cuộc đấu tranh của thế hệ trẻ, bôi nhọ quá khứ vẻ vang của dân tộc cũng như các vị anh hùng tiền bối, kích động tinh thần dân tộc hẹp hòi nhằm chia rẽ dân tộc, tôn giáo. Chúng dùng mọi thủ đoạn để tiêm nhiễm thanh niên xa rời lý tưởng, sống không có mục đích, phương hướng, chúng làm xấu đi hình ảnh quê hương Việt Nam đối với du khách, chúng đang thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” mà đối tượng chính chúng nhằm vào thanh niên.
Thứ ba, sự tác động mạnh mẽ của yếu tố thời đại đang diễn ra xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực, chính sách mở cửa đã làm cho lối sống phương tây, những văn hoá phẩm đồi trụy, phản động ào ạt tràn vào nước ta bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó có văn hoá mạng. Do sự bồng bột chưa chín chắn, chưa từng trải, thiếu kinh nghiệm, thích cái mới, cái lạ của thanh niên trong đó chủ yếu là thanh niên học sinh đã nhanh chóng tiếp thu cái xấu, cái dở hơn là cái hay cái đẹp làm cho giá trị truyền thống bị lãng quên.
* Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, với những đặc điểm tâm sinh lý của thế hệ trẻ, trong đó có thanh niên học sinh, lứa tuổi chưa có độ chín chắn về mặt nhận thức, dễ bị sa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 40 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
ngã, lạc hướng. Đại Từ là một huyện gần thành phố Thái Nguyên, có sự giao lưu về kinh tế - văn hóa - xã hội trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển, cái tốt cũng dễ phát huy, cái xấu cũng dễ bị tiêm nhiễm đối với thanh niên. Vì vậy, nếu được định hướng tốt, có sự chỉ dẫn đúng đắn, nhiệt tình của ông bà, cha mẹ thì những mặt mạnh, ưu thế của tuổi trẻ được khẳng định, củng cố và ngày càng được phát huy, có tác dụng khống chế hoặc triệt tiêu những mặt tiêu cực, vì thế họ nhận thức được truyền thống dân tộc là nền tảng, là hành trang cần thiết, không thể thiếu được nếu họ bước vào đời. Còn nếu không được giáo dục tốt thì những mặt mạnh của thế hệ trẻ sẽ bị thui chột và trở nên phản tác dụng, những mặt yếu, hạn chế kia sẽ có đất dụng võ, phát triển lấn át những mặt mạnh và như thế thanh niên dễ đi đến coi thường, thậm chí phủ định sạch trơn quá khứ hào hùng của dân tộc.
Thứ hai, việc đào tạo, giáo dục chưa được chuẩn bị tốt cho thanh niên học sinh bước vào cơ chế mới và cho tương lai, nhiều cấp uỷ Đảng và đảng viên tiếp cận và đánh giá thanh niên theo lối cũ: quan liêu, bảo thủ, chưa tin tưởng vào thế hệ trẻ. Một số trường học ở trên địa bàn huyện Đại Từ tuy đã có nhà truyền thống nhưng ít mở cửa, chưa phát huy được tác dụng và nội dung còn nghèo nên chưa thu hút được thanh niên học sinh tham quan. Do kinh phí còn hạn hẹp nên nhà trường và các tổ chức đoàn thể chưa có điều kiện để thực hiện các hoạt động cũng như các sân chơi bổ ích nhằm thu hút học sinh dẫn đến các em dễ dàng sa vào các trò chơi không lành mạnh ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Các ngày lễ lớn của dân tộc chưa được tổ chức hoặc có tổ chức nhưng quá sơ sài, chiếu lệ... dẫn đến thực trạng thanh niên học sinh ít quan tâm đến vấn đề lịch sử, dân tộc.
Thứ ba, là ở hầu hết các Trung tâm chưa có một chủ trương hay một chương trình cụ thể nào nhằm tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh. Thậm chí ở một số nơi còn chưa đưa môn GDCD vào làm môn học chính của Trung tâm vì thế chưa đưa ra được nội dung giáo dục phù hợp với yêu cầu này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 41 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Tiểu kết chương 1
Như vậy trong phạm vi chương 1, chúng tôi đã tập trung đi sâu vào phân tích và làm rõ các khái niệm đóng vai trò là cơ sở lý luận của đề tài như: Tích hợp và dạy học tích hợp, truyền thống và giáo dục truyền thống cách mạng.
Tuy nhiên để việc dạy học tích hợp các giá trị truyền thống cách mạng đạt hiệu quả cao, chúng tôi cũng đề xuất một số yêu cầu, thực trạng và giải pháp của việc tích hợp truyền thống và giáo dục truyền thống cách mạng trong giảng dạy. Việc làm này có ý nghĩa vô cùng to lớn giúp cho mỗi giáo viên có thể hiểu sâu sắc vấn đề và đưa ra những phương pháp thích hợp để triển khai các nội dung của việc tích hợp, giúp cho hoạt động giảng dạy của giáo viên mang lại hiệu quả như mong muốn.
Qua quá trình giảng dạy thực tế tại Trung tâm GDNN - GDTX Đại Từ cho thấy: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản về đội ngũ giáo viên, sự quan tâm sát sao của Ban giám đốc thì chúng tôi cũng nhận thấy một số hạn chế nhất định đó là: Do nội dung tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng là một nội dung mới, chưa được thực hiện một cách đại trà.
Về phía học sinh do tinh thần tự giác, tính tích cực học tập của các em chưa cao. Sự quan tâm, từ phía gia đình cũng như sự quan tâm của các cấp quản lý tới môn học chưa mang tính thường xuyên học sinh vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn GDCD, vẫn coi đây là môn học phụ, ít quan tâm, đầu tư cho việc học tập môn này, dẫn tới tâm lý học tập mang tính đối phó, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 42 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Chương 2