Chương 2. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TÍCH HỢP NỘI
2.3. Quy trình dạy học tích hợp
Thứ nhất: Lập kế hoạch tích hợp và xác định nội dung tích hợp
* Xác định bài dạy tích hợp - Xác định địa chỉ tích hợp
Địa chỉ tích hợp được xác định cụ thể là: Trong quá trình soạn giáo án, giáo viên xác định cho mình nội dung tích hợp có thể lồng ghép vào bài nào, nội dung nào cho phù hợp với không gian, thời gian với đặc điểm của học sinh và điều kiện dạy của nhà trường.
Xác định địa chỉ tích hợp sẽ giúp người dạy xác định được phương pháp, phương tiện và thiết kế được các hoạt động dạy - học để thực hiện mục tiêu bài học.
Vấn đề cần đặt ra khi xác định địa chỉ tích hợp là người giáo viên cần lựa chọn nội dung phù hợp với các em, phù hợp với mục tiêu của giờ học đã được đặt ra từ trước. Sau đó cần hệ thống hóa những kiến thức riêng lẻ đó thành một giờ học hoàn chỉnh và suy nghĩ về cách thức thực hiện giờ học nhằm tăng độ hứng thú học tập cho học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 46 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- Xác định nội dung tích hợp
Trước khi xây dựng mục tiêu, phương pháp, phương tiện và các hoạt động dạy học thì người giáo viên phải thiết kế được nội dung cần tích hợp với giáo dục truyền thống cách mạng. Đây là vấn đề cơ bản, cần thiết nhất để làm được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm tòi các nguồn thông tin, tài liệu có liên quan sau đó thống kê lại thành nội dung giáo dục truyền thống cách mạng. Khi đã có một hệ thống hoàn chỉnh, giáo viên cần có thao tác khái quát hóa, tìm ra các giá trị truyền thống cách mạng có ý nghĩa thiết thực với học sinh và cần được đặc biệt lưu giữ.
Thứ hai: Xây dựng giáo án tích hợp
Biên soạn giáo án tích hợp là khâu quan trọng nhất trong quy trình thực hiện tích hợp. Để biên soạn giáo án tích hợp được hoàn thiện tốt, giáo viên cần tiến hành theo các nội dung sau:
1. Xác định mục tiêu bài học 2. Xác định nội dung bài học
3. Xác định hoạt động dạy, học của giáo viên và học sinh 4. Xác định phương pháp, phương tiện dạy học
5. Xác định thời gian cho mỗi đơn vị kiến thức 6. Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án.
- Xác định mục tiêu bài học
Mục tiêu bài học là những gì học sinh có thể đạt được về kiến thức, về kỹ năng, về thái độ. Giáo viên phải căn cứ vào chuẩn kiến thức để xác định mức độ nhận biết cụ thể cho mỗi bài học (đặc biệt là chuẩn kiến thức, kỹ năng trong sách giáo khoa, sách tham khảo). Trong quá trình xác định mục tiêu bài học của giờ học tích hợp nội dung truyền thống cách mạng cho học sinh, giáo viên cần chú trọng vào những năng lực mà các em có thể hoàn thiện sau khi học bài này. Một giờ học tích hợp thành công là một giờ học phát huy được những năng lực cần thiết cho các em.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 47 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- Xác định nội dung bài học
Nội dung tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh không phải là phần kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa, mà là những kiến thức được lựa chọn từ nhiều bài học khác nhau trong chương trình. Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất khi xác định nội dung bài học là giáo viên phải nghiên cứu, lựa chọn nguồn tài liệu có liên quan đến giáo dục truyền thống cách mạng. Sau đó gắn kết chúng lại thành những kiến thức cần thiết cho các em.
- Xác định các hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh
Trong quá trình xác định hoạt động dạy và học trong giờ học tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh, giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:
+ Thứ nhất, vì phần kiến thức của bài học này đã được giáo viên khái quát lại và sắp xếp một cách có hệ thống. Vì vậy trong khi soạn giáo án cần chú ý phân biệt được các hoạt động của giáo viên và học sinh một cách chi tiết cụ thể, không nên tạo ra quá nhiều hoạt động trong một giờ học để đảm bảo học sinh có thể tiếp thu trọn vẹn kiến thức.
+ Thứ hai, với hoạt động của giáo viên: giáo viên cần phải đảm bảo hướng dẫn học sinh thực hiện những nội dung cụ thể, thiết thực.
+ Thứ ba, trong hoạt động học của học sinh, bên cạnh việc tiếp thu kiến thức theo lối truyền thụ một chiều như cách dạy truyền thống. Ở phần này học sinh có thể đặt ra những câu hỏi để giáo viên và học sinh cùng thống nhất cách giải quyết.
- Xác định phương pháp, phương tiện dạy học tích hợp
Việc xác định phương pháp, phương tiện dạy học trong quá trình tích hợp các nội dung giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh là khâu rất quan trọng. Đó là yếu tố quyết định hiệu quả của bài giảng.
Phương pháp: Để giảng dạy tích hợp các nội dung giáo dục truyền thống đạt hiệu quả cao, giáo viên cần lựa chọn các phương pháp dạy học tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 48 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
cực như: đàm thoại nêu vấn đề; Thảo luận nhóm; Sử dụng đồ dùng trực quan...
Trong đó giáo viên cần xác định phương pháp dạy học chủ đạo để việc thực hiện được chủ động và dễ dàng hơn.
Sử dụng phương pháp đàm thoại: Đây là phương pháp sử dụng phổ biến trong dạy học nhất là các môn xã hội.
Sử dụng phương pháp nêu vấn đề: Tức là nội dung kiến thức được trình bày dưới dạng câu hỏi nghi vấn nhằm tạo tình huống có vấn đề, kích thích tư duy và khả năng tìm tòi sáng tạo của người học.
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: Phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp có nhiều ưu điểm, góp phần tạo tính tự lập, tích cực học tập của học sinh. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trước hết giáo viên phải đưa ra câu hỏi, câu chuyện, tình huống hay một vấn đề nào đó cho học sinh tổ chức bàn bạc, trao đổi với nhau giúp mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình học tập.
Sử dụng phương pháp trực quan: Triết học Mác - Lênin đã đề cập và khẳng định vai trò của trực quan, nó được coi là cơ sở, là nguồn gốc đầu tiên của quá trình nhận thức “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến nhận thức chân lý, đó là con đường nhận thức chân lý”.
Trong hoạt động dạy học ngày nay, sử dụng phương pháp trực quan đã đem lại nhiều hiệu quả tốt, làm cho bài dạy sinh động, làm cho không khí lớp học có sự thay đổi đa dạng.
Phương tiện: Phương tiện dạy học được giáo viên sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho các phương pháp dạy học tích cực rất đa dạng, phong phú nhưng không phải nhà trường nào cũng trang bị đầy đủ những trang thiết bị cần thiết cho việc dạy học. Vì thế, trước khi tiến hành giảng dạy giáo viên cần xác định rõ ràng và chuẩn bị các phương tiện chu đáo, sử dụng các phương tiện dạy học để bài giảng đạt kết quả cao. Giáo viên cũng cần xem xét từng đối tượng học sinh, trình độ nhận thức của học sinh để có những phương tiện dạy học phù hợp nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 49 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án
Tích hợp giáo dục là hoạt động mới mẻ, chưa được nhiều giáo viên áp dụng vào thực tế. Những giáo án tích hợp cũng chưa được sắp xếp một khoa học, đầy đủ. Vì vậy, việc rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án là một phần quan trọng thể hiện rõ nét việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh.
Thứ ba: thực hiện bài dạy tích hợp
Đây là phần thiết kế từng bước bài giảng trên lớp của giáo viên, tức là thiết kế các hoạt động dạy học trên lớp (không bao gồm ổn định tổ chức lớp) cụ thể gồm các bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra bài cũ Bước 2: Giới thiệu bài mới Bước 3: Dạy bài mới
Sau phần giới thiệu bài mới, giáo viên bước ngay vào hoạt động dạy bài mới. Đây là phần rất quan trọng, giáo viên giúp học sinh lĩnh hội tri thức bài mới. Thông thường trong soạn giảng, giáo viên cần chia nội dung thành hai cột, thực hiện những nội dung như sau:
+ Hoạt động của thầy và trò:
Thực tế cho thấy, hoạt động của thầy và trò càng được chuẩn bị kỹ lưỡng, khoa học bao nhiêu thì hoạt động dạy học càng hiệu quả bấy nhiêu. Ở hoạt động này, giáo viên căn cứ vào nội dung bài học, mục tiêu dạy học...để hình thành phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp nhất. Đối với mỗi đơn vị kiến thức, giáo viên nên đặt ra những yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp để học sinh hiểu bài tốt nhất. Tóm lại, việc thiết kế bài giảng đảm bảo các yếu tố như sau: Thời gian thực hiện, phương pháp và phương tiện thực hiện, hoạt động của thầy và trò, dự kiến các tình huống có thể xảy ra. Mỗi yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất định trong quá trình giảng dạy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 50 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
+ Nội dung cần đạt:
Nội dung cần đạt là phần kiến thức trọng tâm của mỗi bài giảng. Nội dung này dựa trên những kiến thức trong SGK được giáo viên xác định trước đó, giáo viên chọn lọc trong bài học những kiến thức khái quát nhất. Nội dung bao gồm:
Thứ nhất, những nội dung cơ bản: Đó là những nội dung cốt lõi cần nhấn mạnh mà học sinh phải đạt được sau khi kết thúc giờ học. Những nội dung này được giáo viên chọn lọc trong các tài liệu và thực tiễn cuộc sống xung quanh.
Thứ hai, những nội dung tham khảo, bổ sung: Ngoài những nội dung cơ bản trên thì ở mỗi bài học cần có những nội dung cần bổ sung, làm phong phú thêm vốn hiểu biết của học sinh. Căn cứ vào từng nội dung kiến thức, mục tiêu học tập, đối tượng học tập và khả năng nhận thức của học sinh... Giáo viên có thể đưa ra những kiến thức cần bổ trợ, tham khảo yêu cầu người học phải thực hiện.
Bước 4: Củng cố và luyện tập
Sau khi kết thúc bài giảng, giáo viên nên sử dụng một chút thời gian để củng cố và luyện tập nhằm tái hiện lại toàn bộ kiến thức cho học sinh, đây là khâu rất cần thiết trong một tiết học.
Bước 5: Hướng dẫn học ở nhà
Đây là bước cuối cùng trong quá trình thiết kế nội dung bài học. Trước khi kết thúc bài học, giáo viên thường xem xét, dặn dò người học hoàn thành các bài tập ở nhà, cố gắng nhớ được những nội dung cơ bản của bài học. Qua việc hướng dẫn học ở nhà, học sinh một lần nữa có thể khắc sâu những kiến thức cơ bản.
Thứ tư: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong những khâu mang tính bắt buộc, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá, phân loại mức độ nhận thức của học sinh cũng như việc nâng cao chất lượng dạy và học, làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 51 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
cho quá trình dạy và học ngày càng được hoàn thiện hơn. Việc tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh THPT hệ GDTX rất cần kiểm tra, đánh giá, nhất là về kỹ năng, thái độ và hành động thực tế của các em.
Thông qua đó giáo viên kịp thời điều chỉnh, nhìn nhận lại phương pháp dạy học của mình đã thực sự phù hợp với các em chưa.