Giáo án dạy ngoại khoá

Một phần của tài liệu Tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn giáo dục công dân tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 73)

Chương 2. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TÍCH HỢP NỘI

2.4. Thiết kế giáo án (Dạy chính khóa)

2.4.1. Giáo án dạy ngoại khoá

Ở bài dạy này giáo viên sẽ cho học sinh đi tham quan thực tế tại Khu di tích lịch sử 27/7. Giáo viên cho học sinh tham quan và tìm hiểu lịch sử về Khu di tích 27/7 sau đó sẽ cho học sinh tham gia trò chơi:

Chủ đề: Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

* Thời gian tiến hành: Vào cuối học kỳ 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 61 http://www. lrc.tnu.edu.vn/

* Địa điểm tổ chức: Khu di tích lịch sử 27/7 thuộc Xóm Bàn Cờ - Thị Trấn Hùng Sơn - Đại Từ - Thái Nguyên

* Đối tượng: Toàn bộ học sinh lớp 10A1.

* Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi hái hoa dân chủ để tìm hiểu về gia đình, nơi ở của Bác Hồ thời thơ ấu.

- Giáo viên: đưa ra câu hỏi sau:

1. Em hãy cho biết Bác Hồ sinh ra ở đâu?

2. Khi còn nhỏ Bác Hồ có tên là gì?

- Học sinh: tham gia hái hoa dân chủ, nếu bốc phải câu hỏi nào thì trả lời câu hỏi đó. Khi học sinh bốc được câu hỏi: Em hãy cho biết Bác Hồ sinh ra ở đâu? Học sinh trả lời Bác Hồ sinh ra ở Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 1 học sinh khác lên tham gia trò chơi chọn được câu hỏi: Khi còn nhỏ Bác Hồ có tên là gì? Học sinh đã trả lời đúng: Bác Hồ còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung. Và những học sinh trả lời đúng câu hỏi đã nhận được 1 phần quà từ phía ban tổ chức.

Hoạt động 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ô chữ để tìm hiểu về quá trình hoạt động của Bác Hồ.

- GV: Nêu dữ kiện, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời và chiếu hàng ô chữ lên bảng.

Đây là ô chữ gồm có 12 ô, chỉ địa danh nơi mà các cán bộ, bộ đội được nghe công bố bức thư của Bác Hồ gửi anh em thương bệnh binh trong cả nước, ghi nhận ngày thương binh liệt sĩ ở nước ta.

Khi đưa ra câu hỏi ô chữ bí mật học sinh tỏ ra rất thích thú, sôi nổi, khoảng 90% học sinh dơ tay để giành quyền trả lời câu hỏi. Giáo viên gọi học sinh đứng dạy trả lời và học sinh đã trả lời đúng ô chữ bí mật đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 62 http://www. lrc.tnu.edu.vn/

Địa danh “Khu di tích lịch sử 27/7” mà cách đây 70 năm (ngày 27 tháng 7 năm 1947) các cán bộ, bộ đội được nghe công bố bức thư của Bác Hồ gửi anh em thương bệnh binh trong cả nước, ghi nhận ngày thương binh liệt sĩ ở nước ta.

K H U D I T I C H L I C H S U 2 7 7 Hoạt động 3: GV tổ chức cho học sinh tham gia hát hoặc đọc thơ, hoặc kể chuyện về chủ đề Bác Hồ. Khi đưa ra trò chơi này học sinh tham gia rất nhiệt tình, hào hứng, 80% giơ tay muốn tham dự phần trò chơi này. Học sinh tham gia hát, đọc thơ, kể chuyện về Bác như: hát “Người về thăm quê”, đọc bài thơ “Theo chân Bác”, hát Thăm bến Nhà Rồng”...

Cuối cùng giáo viên cho tất cả học sinh cùng hát vang bài “Thanh niên làm theo lời Bác”. Sau khi buổi tham quan, trải nghiệm kết thúc học sinh cảm thấy rất thích thú, hào hứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 63 http://www. lrc.tnu.edu.vn/

Tiểu kết chương 2

Với mong muốn việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh THPT hệ GDTX được thực hiện thành công và mang lại hiệu quả cao và có tính thiết thực. Trước hết giáo viên cần nghiên cứu kỹ và khẳng định được giá trị truyền thống cách mạng của dân tộc ta. Muốn làm được điều đó, người giáo viên phải đầu tư thời gian, công sức, luôn luôn phải trau dồi những kiến thức cho bản thân. Sau đó, giáo viên phải xác định được mục tiêu, nội dung bài giảng tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng là điều quan trọng nhất. Phải xác định được phương pháp và phương tiện dạy học cho phù hợp với từng đơn vị kiến thức, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường. Phương pháp kiểm tra đánh giá cũng có sự khác biệt so với các bài giảng truyền thống nên đòi hỏi giáo viên cần phải có sự đổi mới linh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả của việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng.

Bên cạnh đó, cần xác định rõ những biện pháp cho việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh. Đó là những biện pháp đối với ngành giáo dục, các cấp quản lý, với gia đình và nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 64 http://www. lrc.tnu.edu.vn/

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD Ở TRUNG TÂM GDNN - GDTX ĐẠI TỪ, TỈNH

THÁI NGUYÊN

Ở chương 2, luận văn đã giải quyết được 2 bước trong quy trình dạy học tích hợp đó là xác định được nội dung và thiết kế giáo án. Trong chương 3 này, luận văn sẽ tập trung vào 3 bước còn lại của quá trình đó là: 1) Thực nghiệm sư phạm.2) Đánh giá, so sánh, đối chiếu kết quả thực nghiệm và 3) Đề xuất một số về giải pháp về dạy học tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn GDCD ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng trong dạy học môn giáo dục công dân tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)