Chương 2. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TÍCH HỢP NỘI
2.2. Một số biện pháp thực hiện dạy học tích hợp
Để dạy học tích hợp một cách có hiệu quả thì có thể áp dụng nhiều biện pháp và cần sự tham gia của nhiều phía. Ngoài sự tham gia tích cực của chủ thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 43 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
dạy và học là giáo viên và học sinh thì còn cần sự tham gia, chỉ đạo, khích lệ của lãnh đạo nhà trường, phụ huynh học sinh và các tổ chức đoàn thể khác.
Trong luận văn này, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp như sau:
2.2.1. Biện pháp đối với các cấp quản lý
Để việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh THPT hệ GDTX được thực hiện rộng rãi và có hiệu quả thì rất cần có những chính sách, chương trình hành động của các cấp quản lý. Về phía Bộ giáo dục nên có sự thay đổi về SGK, nên giảm bớt những kiến thức khó, trừu tượng. Nhà trường cũng cần có sự quan tâm và đề ra chủ trương, chính sách kịp thời để đưa nội dung tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng vào trong chương trình giảng dạy của môn giáo dục công dân. Nhà trường và các giáo viên bộ môn nên tổ chức bài học thành các chuyên đề, các giờ học ngoại khóa, cho học sinh đi tham quan thực tế để học sinh có cơ hội trải nghiệm tìm hiểu lịch sử và truyền thống cách mạng.
2.2.2. Biện pháp đối với học sinh
Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục công dân nói chung, phần "Công dân với đạo đức" và phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” nói riêng và đặc biệt là việc giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh có hiệu quả theo phương pháp tích hợp thì bên cạnh việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học của giáo viên, người học cần phải xác định những phương pháp học tập phù hợp cho riêng mình. Các em học sinh chính là đối tượng của quá trình dạy học, là người trực tiếp đánh giá, nhận xét hiệu quả việc giảng dạy của giáo viên. Vì thế về phía học sinh cần đảm bảo các điều kiện sau:
Thứ nhất, học sinh phải có ý thức tự giác, tích cực chủ động trong học tập, nghĩa là cần có thái độ sống tốt.
Thứ hai, học sinh cần ý thức được tầm quan trọng, vị trí và vai trò của việc học tích hợp các nội dung liên quan đến truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 44 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Thứ ba, các em học sinh cần thẩm thấu được (có khả năng hiểu và phân tích) những nội dung tích hợp trong bài giảng về đạo đức. Nếu một học sinh không có khả năng thẩm thấu cái hay của bài văn, bài thơ nào đó nói về truyền thống cách mạng thì việc tích hợp nội dung dạy về truyền thống cách mạng sẽ không hiệu quả.
2.2.3. Biện pháp đối với gia đình
Việc tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng chỉ đạt hiệu quả khi có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình là cái nôi giúp các em rèn luyện và tu dưỡng đạo đức tốt nhất vì các em được sinh ra và lớn lên và ở cùng gia đình nhiều hơn. Sự giáo dục từ phía gia đình là sự giáo dục thường xuyên, lâu dài nhất bởi các em có thời gian dài để tiếp xúc với ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em trong gia đình nhiều hơn là tiếp xúc với thầy, cô. Chính vì thế, biện pháp để dạy tích hợp tốt nhất đối với môn Giáo dục công dân nói chung và đối với phần giáo dục đạo đức nói riêng, rất cần sự đồng thuận của phụ huynh học sinh và nhà trường về nội dung giáo dục cũng như tài liệu giáo dục. Để thực hiện biện pháp này, giáo viên và phụ huynh học sinh cần có sự giao tiếp nhất định để trao đổi về nội dung dạy học.
2.2.4. Biện pháp đối với giáo viên
Để việc tích hợp giáo dục truyền thống cách mạng được thực hiện bằng các phương pháp dạy học hiện đại, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học thì đội ngũ giáo viên cần hội tụ những điều kiện sau:
* Giáo viên được đào tạo chính quy, đúng chuyên môn
Giáo viên phải được đào tạo đúng chuyên môn cũng như kỹ năng sư phạm. Bởi vì, nếu kiến thức cơ bản đội ngũ này còn chưa nắm vững thì không thể tích hợp đúng nội dung và phương pháp. Chỉ có giáo viên được đào tạo đúng chuyên môn mới có đủ kiến thức để đảm bảo cho yêu cầu giảng dạy bộ môn. Đối với những giáo viên được đào tạo đúng chuyên môn thì họ có thể khai thác và cập nhật thông tin ở các ngành khoa học khác để tích hợp vào bài giảng của mình được phong phú, sinh động hơn, và mang lại hiệu quả cao hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 45 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
* Giáo viên phải tâm huyết với nghề
Đối với mỗi chúng ta khi làm việc gì cũng cần có tâm huyết, và có lòng say mê công việc mà mình đã lựa chọn. Là người giáo viên cũng vậy cần phải có sự tâm huyết với nghề bởi vì nó có ý nghĩa vô cùng lớn lao với tất cả những ai quyết định theo đuổi sự nghiệp trồng người. Yêu nghề trước hết được thể hiện ở sự say mê nghiên cứu khoa học, tìm tòi khám phá những tri thức mới và chuyên môn giảng dạy. Đối với một giáo viên tâm huyết với nghề phải lấy thực tiễn làm cơ sở hành động và việc liên tục cập nhật thông tin mở rộng phát triển tri thức.
Quan trọng hơn hết là người giáo viên phải nắm được quy trình của việc dạy học tích hợp.