Tình yêu với đất nước

Một phần của tài liệu Tha hương trong thơ cao bá quát (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 2 THƠ THA HƯƠNG VÀ NHỮNG CẢM XÚC, SUY TƯ CỦA NHÂN VẬT TRỮ TÌNH

2.1. Thơ tha hương và những cảm xúc, suy tư về “quê” - “nhà”

2.1.1.1. Tình yêu với đất nước

Với tài năng, với tính cánh thẳng thắn của mình, Cao Bá Quát dễ làm cho mọi người hiểu nhầm là một con người nổi loạn nhưng bản thân ông lại rất yêu và quan tâm đến đất nước nơi mình sinh sống. Ông luôn khao khát cống hiến tài năng của mình góp phần nhỏ bé cho cuộc đời, cho đất nước. Cao Bá Quát thường lấy những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, kì vĩ để thể hiện con người mình:

Thiên địa hữu tư sơn Vạn cổ hữu tư tự

Phong cảnh dĩ kỳ tuyệt Nhi ngã diệc lai thử

(Trời đất có núi này Muôn thuở có chùa này Phong cảnh đã kỳ tuyệt Mà lại thêm có ta đến đây)

Qúa Dục Thúy sơn (233/696) Trái tim nhạy cảm cộng với tình yêu nồng cháy với đất nước tạo nên chất thơ đượm tình người. Đãtừng có lúc người ta nghĩông ngông nghênh, ngạo mạn với đời luôn, nhưng thực ra Cao Bá Quát muốn vượt qua những cái tầm thường của thực tại để vươn tới không gian cao rộng của đất trời. Nhà thơ cảm nhậ vẻ đẹp của thiên nhiên như thiếu nữ kiều diễm, say ngắm đến mức “không chịu về”:

Giang tự mỹ nhân thanh luyện đái Sơn như túy khách bích loa bôi

Tương khan phong nguyệt câu vô tận Chỉ khủng thi ông bất khẳng hồi (Sông như dải lụa xanh của cô gái đẹp

Núi như chiếc chén xà cừ của khách say

Xem ra trăng và gió đều là kho vô tận

Chỉ e nhà thơ không chịu về)

Ninh Bình đạo trung (195/604) Bài thơ là cảm nhận của thi nhân về những vẻđẹp của tổ quốc Việt Nam được ông yêu mến, muốn tái hiện lại để nhớ, để thương và không quên “cài”

hình ảnh của bản thân để lưu lại cùng non sông gấm vóc. Trong nhiều bài thơ khác viết khi tha hương, Cao Bá Quátcũng thể hiện tình yêu đất nước thông qua miêu tả những cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước:

Dao thảo khai tam đảo Quỳnh hoa tụy tập châu Tích đằng thiên phật tuyển Kim xứng liệt tiên du

(Cỏ dao phát triển trên ba hòn đảo

Hoa quỳnh nở rộ trên mười châu Xưa từng được tuyển trong số nghìn Phật

Nay xứng đáng giữa nhóm các vị tiên rong chơi)

Bồng Doanh đô xứng liệt tiên du (18/158) Hình ảnh cỏ dao là cỏ nơi cõi tiên. Ba hòn đảo thì Tam đảo cũng gọi là Tam thần sơn (núi ba thần) nơi thần tiên ở gồm Bồng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu đều ở ngoài biển khơi. Kết hợp hoa quỳnh là loài hoa quý hiếm cùng loại với hoa bát tiên, có lẽ vì tên hoa đồng loại mà hoa quỳnh được xếp vào hoa nơi tiên cảnh (nguyên văn, thập châu là mười khoảng đất ở giữa biển khơi, nơi cư trú của các thần tiên. Đông Phương Sóc đời Hán có sách Thập châu ký nói về những khoảng đất này trong đó có Doanh Châu). Còn nghìn Phật làở Phật giáo có Thiên

Phật danh kinh (Kinh ghi tên nghìn vị Phật). Cao Bá Quát tả nơi các vị tiên rong chơi rất đặc biệt và cảnh sắc thơ mộng cùng với cỏ dao, hoa quỳnh…

Qua cửa ải Hoành Sơn, nhà thơ ghi lại cảnh và cảm xúc của mình:

Địa biểu lập sàn nhan Liên phong đáo hải gian Bách niên khan cố lũy Thiên lý nhập trùng quan

(Những núi tiêu biểu của đất nước đứng cao chót vót

Từng dãy nối liền nhau đến sát tận bể

Kìa là tòa thành cũ xây tự trăm năm Đường dài nghìn dặm đi thẳng vào mấy lần cửa ải)

Hoành Sơn quan (151/497) Ải Hoành Sơn với từng dãy núi nối liền nhau đến sát tận bể. Tòa thành cũ là Thành Hời sau gọi là thành Ông Ninh, ở sườn Đèo Ngang. Từng vần thơ hiện ra với cảnh núi non đều rất hùng vĩ, gần gũi và chân thực. Nếu nhưải Hoành sơn gợi cho nhà thơấn tượng về những dãy núi trùng điệp thì bài thơ tiếp theo lại gieo vào lòng cảm xúc về vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo và phảng phất nỗi buồn của người lữ khách:

Bán kiều phân Lệ Thủy Nhất giản nhập Minh Linh Hiểu vụ quá xuân lập Vi phong yết lữ đình Y sao lâm diệp lục Hài trước dã hoa hinh Tỏng thử năng cao hứng

Hành ca muộn khả thinh

(Nửa chiếc cầu phân chia Lệ Thủy Một khe nước chảy vào Minh Linh Sương buổi sớm giăng qua chân núi Gió hiu hiu ngừng thổi lữ đình Áo chép lá rừng xanh màu lục Giày viết hoa dại thơm ngát hương

Từ đây chợt (trỗi niềm) cao hứng Vừa đi vừa hát nghe buồn tênh) Hiểu nhập Quảng Trị giới (144/481) Bài thơ là cảm xúc của nhà thơ khi “Buổi sớm vào ranh giới tỉnh Quảng Trị”, Cao Bá Quát nhắc các địa danh ở Quảng Trị như Lệ Thủy, Minh Linh…

Ông mở ra cả một không gian rộng lớn với chiếc cầu, khe nước, điểm thêm sương buổi sớm, gió hiu hiu. Nổi nhất làhình ảnh “áo chép lá rừng xanh màu lục”. Nó làm cho khu rừng trông thật khác biệt khi được bao phủ bằng màu lục kết hợp với hương hoa dại nhẹ nhàng. Đứng trước cảnh ấy, tâm trạng của tác giả

“nghe buồn tênh”. Cuộc sống không lường trước được điều gì, vận số khó đoán, nó khiến cho nhà thơ nhạy cảm với vạn vật, với chính cuộc đời của mình và nhẹ nhàng viết nên bài thơ này dù nỗi buồn trỗi dậy. Ở những vần thơ tiếp theo là sự hoài cổ:

Đệ nhất phồn hoa thử cựu kinh Nùng sơn, Nhị thủy tối cao thanh Thiên niên thành quách không kim cổ Thập lý nhai phường lão tử sinh

…..

Cố quốc tà dương địch sổ thanh

(Đây là kinh đô cũ, nơi phồn hoa bậc nhất xưa kia Núi Nùng, sông Nhị rất mực cao thanh

Nghìn năm thành quách, từng qua mấy độ cổ kim ? Mười dặm phố phường, nối tiếp bao lớp người sống thác

……

Sáo gợn hồn quê rợn bóng tà)

Long thành vãn lãm thắng hữu cảm (178/556) Cao Bá Quát tưởng nhớ lại những việc đã qua để thấy được hình ảnh thành Thăng Long xưa, núi Nùng, sống Nhị…. Ông nhận thấy những vẻđẹp xưa kia, đã từng tồn tại “qua mấy độ kim cổ”, nơi đã từng mệnh danh là phồn hoa bậc kiakinh thành. Cao Bá Quát là một thi nhân có tư tưởng ách tân, nhưng như nhiều tác giả thời trung đại, ông cũng mang tâm trạng hoài cổ, yêu chuộng cái đẹp và trân trọng những bản sắc xưa cũ.

Nhân đọc bài thơ “Về Lộc Môn ban đêm” của Mạnh Hạo Nhiên, ông Cao Bá Quát đã thể hiện tâm tư của mình.

Bắc khuyết thư hưu thướng Nam sơn nguyện vị vi

(Dâng thư xin hưu trí lên cửa Bắc

Chưa trái với lời nguyền về núi Nam)

Mạnh Hạo Nhiên dạ quy Lộc Môn thi (185/575) Thân là nam nhi bôn ba bốn phương,mang chí lớn,Cao Bá Quát muốn đem thân nàyphụng sự cho đất nước đểđem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Đường đời Cao Bá Quát không bằng phẳng và ngay từ béông đã bộc lộ là một ngườihơn đời, hơn người. Đđy lă lúc mẵng đê nếm đủ bụi trần, trải qua nhiều vinh nhục. Cho nên ông “dâng thơ cáo lão” để thực hiện “lời nguyền về núi Nam”. Bởi không một ai trong chúng ta khi phải xa đất nước mà không nhớvề quê. Cao Bá Quát cũng vậy, tình yêu đất nước càng sâu sắc, lớn lao khi phải đứng trên nước khác. Khoảng thời gian tha hương hình ảnh của đất nước nhưđộng lực giúp cho nhà thơ vươn lên vượt qua khókhăn thử thách.

Những vần thơ tha hương của Cao Bá Quát không những thể hiện tình cảm gắn bó với đất nước mà còn nói lên tình yêu sâu sắc với mảnh đất chôn rau, cắt rốn của nhà thơ - quê hương làng Phú Thị.

Một phần của tài liệu Tha hương trong thơ cao bá quát (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)