CHƯƠNG 2 THƠ THA HƯƠNG VÀ NHỮNG CẢM XÚC, SUY TƯ CỦA NHÂN VẬT TRỮ TÌNH
2.2. Thơ tha hương và những cảm xúc, suy tư về thân phận
2.2.2. Thân phận lưu lạc, lưu đầy
Cao Bá Quát tài năng nhưng sinh ra không đúng thời và tài năng không được trọng dụng dùng đúng chỗ, khiến cho ông hay than phiền:
Phận ủy cô phi bồng Tội phế tín ngã sở
(Thân phận đành như sợi cỏ bồng phiêu bạt
Đã là người tội lỗi bị bỏ rơi, thì đâu chẳng là nhà?)
Chinh nguyệt nhị thập nhất nhật di tống thừa thiên ngục tỏa cấm (30/194) Tự nhận mình là “cỏ bồng phiêu bạt”, biết mình “là người tội lỗi bị bỏ rơi”
nên tha hương xa xứ “đâu chẳng là nhà”, một sự chấp nhận nghiệt ngã cho số phận của mình, luôn nhận lỗi về mình và luôn đối đầu với sự thật là con người của Cao Bá Quát. Một ngọn cỏ bồng tự do tự tại phiêu bạt muôn nơi là thân phận của ông.
Kiếp tha hương đồng hành cũng cuộc đời xa gia đình làmột trongđiều bất công nhất mà Cao Bá Quátphải chịu đựng. Trong những vần thơ tha hương,ông hay nhận mình là khách:
Cô hoa đới khách sầu Hành tang thiên tải ý Văn tự thiếu niên mưu Vãng sự kim dao lạc Yên trần hựu nhất thu
(Hoa lẻ loi mang nỗi buồn của khách Việc xuất xử là ý nghìn năm rồi Chuyện chữ nghĩa là mưu tính của tuổi trẻ
Việc đã qua nay lay rụng
Khói bụi lại thêm một mùa thu) Mộ ý (190/589) Tần suất từ khách xuất hiện dày đặc chiếm 12,1% (Xin xem phụ lục III), nói lên nỗi lòng của kẻ tha hương xa quê. Cao Bá Quáttự biến mình thành những vị khách bất đắc chí. Nhiều khi ông có cảm giác tha hương trên chính quê hương của mình. Con đường đi thui thủi một mình trải dài khắp nơi, thiếu vắng điểm đến bình yên. Thời gian thấm thoát thoi đưa, vị khách quen lại đi thêm một mua thu nữa mà tâm trạng thì cứ già theo thời gian.
Vì cô độc nên một mình cứ độc bước gian nan suốt nhiều năm ròng. Kiếp tha hương không tránh được,ông nhớ về với quê hương, những lúc nhớ mong, những lúc bùi ngùi lại nhận mình là khách:
Tha hương thành độc dạ Hà xứ cộng tình thu Ngọc lộ xâm bôi hạ Ngân hà phất hạm lưu Tòng lai nan ngộ hợp Sở khách bất câm sầu
(Chốn tha hương một mìnhđêm quạnh
Ở nơi nào cũng thấu cảnh tình thu Móc trắng rơi vào chén
Dòng sông Ngân nước chảy xuôi Xưa nay khó mà hội ngộ
Lòng khách xiết bao ngậm ngùi) Đông lâu thất tịch Đồng Minh Trọng tác (236/491)T2 Con người khi ở một mình trong đêm lại đau xiết buốt tim, kẻ tha hương nơi xa mà cứ ngẫm về việc cũ, đi rồi lại nhớ, lòng ông như không yên lúc nào.
Dẫu biết là “xưa nay khó mà hội ngộ”, lòng “khách” lại ngậm ngùi nhớ quê hương, ông là khách của quê người, mà lạicó khi làm kháchngay chính trên quê hươngmình. “Thân khách lòng quê” như muốn được chập làm một cho vơi đi nỗi nhớ “bình yên quê nhà”. Cao Bá Quát tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, muốn ổn định về quê, muốn nhàn nhã mà không được, muốn cống hiến cũng không xong.
Trong thơ tha hương, ta bắt gặp một Cao Bá Quát sống trong thân phận lạc loài.Thân phận lạc loài là thân phận bơ vơ, không có chỗ dựa, do bị sống tách khỏi thân thích đồng loại. Khi bị lưu lạc, lưu đày, Cao Bá Quátđã sống những tháng ngày như thế. Sự tương phản giữa nghị lực phi thường của cá nhân và sức ép xã hội tàn nhẫn, giữa mộng ước cao xa và thực tếđiêu tàn đã tạo nên một bản ca thơtha hương chữ Hán kì lạ. Nó làđiệp khúc tuyệt vọng của một con người biết mình thất bại trước gông xiềng nhưng vẫn kiên quyết chống chọi đến cùng.
Lạc loài giữa bể người xa lạ tóc đã đổi màu “bạc”. Cung đường gian nan của kẻ tha hương mang tội “kiếp sống lạc loài” không ngày nào yên.
Chốn lao tù cũng không quản được vị “khách nương náu nhà giam”, tinh thần vượt lên tất cả. Dù lạc loài nhưng luôn hướng về phía trước nên Cao Bá Quátđã chọn một hướng đi cho riêng mình. Trong bài “Mộ đắc xá huynh quán dạ giam thư kiến ký” (chiều tối tiếp được bức thư viết đêm trong quán trọ của anh gửi cho) ông tự nhận mình cả đời này thân ông chỉ là một “khách trên đường”, “trăm năm thân chỉ là khách”. Tần suất ông tự nhận mình là khách xuất hiện rất cao (chiếm 12,1%) với quá khách, khách thoại, khách phân ly, khách đăng trình, cửu khách, khách sầu, lộ khách, khách tâm, dị khách, trục khách...
Cao Bá Quát dụng ý khi sử dụng từ khách nhiều hơn so với từ “cố nhân” (chiếm 2%) (Xin xem phụ lục V), so với từ “tha hương” (chiếm 1%) (Xin xem phụ lục VI), nhằm nói lên tâm trạng, vị trí của mình nhiều hơn và nỗi nhớ gia đình nặng dần trên đường tha hương. Cao Bá Quátdùngtừ khách trong khói sóng vạn dặm (vạn lý yên ba do tác khách), khách giữa đường trong giá rét (hàn trung lộ khách). Lúc nào cũng nhớ thân phận mình là khách, hiếm khi quên thân phận đó:
“ tọa cửu bất tri thân thị khách” (ngồi lâu không nhận ra thân mình là khách), “ tùy ngộ bất tri thân nhị khách” (tùy duyên quên mất mình đang là khách), “ khách cư hành dĩ biền” (người ở mãi nơi đất kháchgầnnhưđãquen.
Ngẫm mình là khách phương xa nghe chuyện xảy ra với gia đình lại càng đau đớn tuột cùng.Nhiều khi ông giễu cợt tình trạng lang thang cô độc của mình:
Dục tá đại quan tiêu lữ mộng
Khước tu tuyền thạch hướng nhân trào
(Muốn mượn cả vũ trụ để làm khuây mối sầu lữ thứ
Nhưng lại sợ dòng suối mỏm đá chế giễu cho)
Và là vị khách tha hương trong tim mang bao hình ảnh “cố hương tình”. Do đó trong thơ Cao Bá Quát cũng luôn xuất hiện những cụm từ:
cố hương mộng hay hương mộng, mộng nhiễu gia hương, mạc mạc gia hương, hương sầu… Thơ Cao Bá
Quát luôn khiến cho người đọc có cảm giác theo vần quay của cuộc đời ông, di chuyển. Có khi Cao Bá Quát ví mình là “phận ủy cô bồng” (một ngọn cỏ bồng lẻ loi phiêu bạt. Khi thì ví thân mình như một “ngạnh phiếm”
(cành cây trôi dạt
Hay có khi ông lại tự nhận mình giống như một con thuyền nhẹ lênh đênh đi mãi không về như trong bài “Du Hồ Tây bát tuyệt V” (Tám bài tứ tuyệt chơi Hồ Tây, kỳ ngũ):
Phiếm phiếm khinh chu khứ vị hoàn Cô vân trú xứ thi cô san
Cao lang chỉ tự mai hoa xấu Xuân tứ hồn như bệnh hạc nhàn
(Lênh đênh con thuyền nhẹ, đi chưa trở lại Nơi có đám mây lẻ loi kia là ngọn núi lẻ loi Chàng Cao gầy gò giống hệt cành mai Tứ xuân tựa như con hạc bị bệnh mới khỏi
)
Cả cuộc đời phiêu bạt như con ngựa tha hương :
Xuân lai tâm lực lưỡng kham tăng Tổn tận yêu vi xấu bất thăng Nhập thế chích than thiên lý mã Khán thư song nhãn vạn niên đăng
(Từ sang xuân đến nay, cảm thấy tâm, lực cả hai đều đáng phàn nàn Vòng lưng sút đi, gầy không kể xiết Vào đời, chiếc thân như con ngựa chạy nghìn dặm
Xem sách, là ngọn đèn muôn năm) (Bệnh trung) Rồi cũng có lúc ông mệt mỏi tự hỏi: “Du nhân quy bất quy” (Kẻ lãng du có quay trở về hay không?). Con người lúc nào cũng trong tâm thế sẵn sang chuyển dịch, không ai bên cạnh nên rất cô đơn. Cho nên trong thơ ông sự cô đơn bao trùm trên con đường tha hương nhiều khiđến rợn ngợp như nhất khinh âu (một cánh hải âu nhẹ), cô phàm (cánh buồm côi), cô mộng (giấc mộng côi), cô khách (khách lẻ), cô ảnh, cô bồng, cô vân viễn, cô thần, cô san, cô đăng, cô nguyệt, cô quán, cô hạc, cô phong, cô miên, cô các, cô hoa...
Cao Bá Quát, một thân phận côđơn “mang kiếp lạc loài” nhưng chỉ mong muốn mang những điều tốt đẹp nhất đến cho quê hương, đất nước mà thôi.
2.3. Thơ tha hương và những cảm xúc, suy tư về quê người
Cao Bá Quát sống trên quê người trong thời gian “dương trình hiệu lực”
gian nan. Ông nhìn thấy những con người khổ cực và số phận của họ cũng bi đát
nhưông, vì vậy nhà thơi có niềm đồng cảm sâu sắc. Cao Bá Quát thấy những con người “ bần cùng, đau khổ” đểrồi chia sẻ, trân trọng và yêu thương họ. Những con người ấy được nhà thơ miêu tả khá cụ thể:
Trung liễm thời phương cấp Phiêu lưu nhữ hạt cô
Bất tài diệc nhân dã Nhi nữ mạc khiêu du
(Việc thu thuế đương lúc khẩn cấp
Nhà ngươi phiêu bạt như thế, nào có tội gì?
Dù hèn nhưng cũng là người Các trẻ em đừng nên trêu chọc)
Cái tử (19/163) Việc thu thuếđang trong lúc gấp rút nhìn thấy người ăn xin mà Cao Bá Quát không cầm được lòng, ông cũng hiểu rằng không phải ngẫu nhiên ai đó lâm vào bước đường cũng và không ai mong mình trở thành người hành khất cả. Họ cũng giống nhưông là phải đi xa xứ phiêu bạt khắp nơi. Với cái nhìn tinh tếông nhận ra cảnh ngộ của người ăn xin và ở anh ta còn chút long tự trọng. Cao Bá Quát tôn trọng đã là con người ai cũng như ai nên ông còn căn dặn “Các trẻ em đừng trêu trọc”. Thân phận của các “thầy lang” đa năng nhà nghèo làm thuốc và coi bói cũng không khá hơn:
Gia bần nghiệp y bốc Ngã lai tẩu Trường An Trường An vô bệnh nhân Quần y như khâu san Linh đinh vọng qui lộ
Cực mục vân man man Nhị nhật điển không khiếp Tam nhật xuyết ung xan Phùng nhân đãn ngộ hỉ Dục ngôn thanh lũ can
(Nhà nghèo, làm thuốc và coi bói Lên sinh sống ở Kinh kỳ
Kinh kỳ chẳng có ai ốm
Các thầy lang đầy rẫy như núi gò Bơ vơ nhìn con đường về
Hết tầm mắt, chỉ thấy mây che mờ mịt Ngày thứ hai, đem cầm cố cái tráp không Ngày thứ ba, nhịn cả hai bữa
Gặp người chỉ mừng hụt
Muốn nói nhưng tiếng đã khan)
Đạo phùng ngã phu (81/320) Họ cũng có một số phận khó khăn nên nghĩ lên Kinh sẽ tốt cho việc thầy lang, nhưng nào ngờ ai cũng nghĩ như vậy nên “thầy lang đầy như núi gò” trong khi “chẳng có ai ốm”. Ngày thứ nhất lên kinh “chỉ thấy mây che mờ”, ngày thứ hai là “đem cầm cố cái tráp không”, ngày thứ ba là “nhịn cả hai bữa”. Bằng con mắt sắc sảo Cao Bá Quát tô đậm bi kịch của những con người khốn khổ mà mình bắt gặp trên đường đi. Bản thân ông không có gì nhiều nhưng ông thương họ như thương chính cuộc đời mình vậy. Nhìn họ mẵng ước ao lăm được điều gì đó cho họ mà không được. Cao Bá Quát còn thấy nhiều cảnh đời làm ông không kìm được lòng:
Khứ thử dục hà thích?
Tô trái nhật dĩ cửu Dong tiền dư sổ mân Triêu lai tý tửu tịch Ngộ phá lưu ly tôn
(Muốn bỏđi, còn biết đi đâu?
Nợ thuế để đã lâu ngày
Tiền công làm mướn để dành được mấy quan Chẳng may, sáng nay dọn tiệc rượu
Lại lỡ tay đánh vỡ mất cái bình bằng ngọc lưu ly (của ông chủ)
Phụ tương tử (223/663) Cảnh ngộ của người ăn xin, của thầy lang cũng giống như người vác hòm muốn bỏđi mà không biết đi vềđâu. Hình ảnh người vác hòm cho thấy sự tha hóa của một người nông dân, từ chỗ có đến mười mẫu ruộng đến chỗ phải đi tha phương cầu thực vì mất mùa, đói khổ. Nhưng khổ hơn là bị sự tha hóa bám riết khi anh trở về bị đám chức dịch xúm lại bắt nộp thuế cho mười mẫu ruộng hoang mà ruộng thì không bán được. Rơi vào hoàn cảnh túng thiếu, anh đành phải đi ở cho một nhà buôn, ngày ngày bị đánh mắng và chịu những điều ngang trái mà trước đây anh chưa bao giờ nếm trải. Vàđáng nói hơn là một lối thoát cho anh cũng hoàn toàn không có “Nợ thuế tích đã lâu ngày/ Tiền công làm mướn để dành được mấy quan” mà “Lỡ tay đánh vỡ mất cái bình ngọc lưu ly của ông chủ”. Cao Bá Quátđã khắc họa thành công một người nông dân bị tha hóa đến
“cùng đường” trong xã hội đương thời, không khác gì sự “cùng đường” về tinh thần của bộ phận trí thức trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”.
Kỳ mãn vô nhân tứ truy trục
Huyện quan phụ mẫu phất ngã sát,
….
Thủ thường cựu ngạch ngô dĩ nan Lệ phục chiếu tăng ngô tử hỹ?
Ngô chi lục thập hựu tăng nhất Hà huống số ngoại tăng phục tăng Tăng tận hậu niên hà tòng suất?
Ngô ngũ thập ngũ tăng nhất suất
(Hết hạn không có ai, thì người ta lung bắt tứ tung
Quan huyện là cha mẹ của dân đã chẳng xét cho, nha sai lại còn đánh dập dân như chém tre
….
Cứ bắt nộp thuế theo ngạch cũ đã khó khăn cho tôi rồi
Lại còn chiếu lệ tăng thêm, thì tôi đến chết mất
Năm tôi năm mươi nhăm tuổi đã tăng một xuất rồi
Năm tôi sáu mươi lại tăng thêm xuất nữa
Huống chi ngoài sổ thuế ra, các khoản khác cũng cứ tăng mãi
Tăng đến kỳ cũng thì sang năm còn đào đâu ra)
Phúc Lâm lão (224/668) Cảnh đói khổ thiếu thốn ở khắp nơi hàng ngày làm Cao Bá Quát day dứt và cố tìm ra cách giải quyết. Chế độ phong kiến hà khắc, vua quan ngày càng lộ rõ vẻ bất tài và nguy cơ mất nước đã khiến ông căm thù triều đình nhà Nguyễn. Ban đầu ông phế phán và phản kháng nó, sau ông đứng lên nổi dậy đánh đổ nó. Với trí thông minh vàđôi mắt nhìn thấu suốt,ông đã tìm ra nguyên nhân của đói khổ.
Cho nên cùng với việc tái hiện hình ảnh người dân đói khổ là tiếng nói tố cáo phê phán lên án chế độ chính trị hà khắc. Cao Bá Quát hiểu rằng mỗi con người đều có một cảnh ngộ nhưng ai cũng đều đáng được trân quý và yêu thương như nhau. Vì vậy ông cảm thông với họ và thương họ vô cùng, dù hoàn cảnh của ông không hơn họ là bao, ông luôn sẵn sàng giúp đỡ họ, nếu có thể là cả về vật chất và tinh thần. Cao Bá Quát đồng cảm với những mất mát, đau thương của những con người khốn khổấy và luôn bênh vực họ.
2.4. Giá trị nhân văn của thơ tha hương Cao Bá Quát
Cao Bá Quát là hậu duệ của những giá trị nhân đạo, nhân văn của thế kỉ XIX trong văn học Bắc Hà.Cao Bá Quát luôn tỏ rõ khí phách, bản lĩnh của mình trước cuộc đời, trước một triều Nguyễn độc đoán, chuyên chế, tàn bạo, lạc hậu. Vẻ đẹp của ông được thể hiện qua chính bản thân ông, qua những vần thơ. Đó là vẻ đẹp của tinh thần tự do, của hành động dám nghĩ dám làm. Chất khí phách là sức mạnh tinh thần thể hiện qua hành động. Ông hành động trên một tinh thần tự do đầy bản lĩnh nên trong thơ ông hình tượng con người tự do được xuyên suốt theo hành trình đi tìm lẽ sống ở đời, vẻ đẹp trong thơ. Con người trong thơ ông khẳng định:
Thiếu niên tâm tích tảo thanh cuồng Dĩ bả thành khuy tính lưỡng vương (vong)
Từ thuở trẻ tính nết đã phóng khoáng rồi Đôi đường thành hay bại đều không để trí nhớ
(Cấm sở cảm sự, túng bút ngẫu thư) Mỗi vần thơ ông đều thể hiện sự tự do của mình ngay cả khi bản thân mất tự do. Đó là những tháng năm ông bị cầm tù “vụ trường thi”, ông vẫn sảng khoái viết:
Dư sinh nhất dã mã, phiêu chuyển tùy thiên phong Đời ta như một luồng hơi di chuyển tùy theo gió trời
(Chinh nguyệt nhị thập nhất di tống Thừa Thiên ngục tỏa cấm) Tinh thần tự do của ông không bị bó buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện sống và giới hạn nào cả. Tinh thần tự do, khát vọng đó đã thực sự làm cho Cao Bá Quát lớn
hơn cả vũ trụ: Hoành Sơn, Bàn Thạch, Động Tiên Lữ… non nước này sao mà nhỏ thế. Không đầy một vốc tay chỉ bằng một nắm tay, chỉ nhìn trong khóe mắt.
Triệu đăng Hoành Sơn lập Mộ há Bàn kính dục
Huề tảu lưỡng phiến thạch Giang sơn bất doanh cúc
(Sớm lên đứng trên núi Hoành Sơn Chiều xuống tắm ở dòng khe Bàn Thạch
Nhặt lấy mỗi nơi một viên đá
Cả non sông không đầy một vốc tay (Dục Bàn Thạch kính) Cao Bá Quát muốn làm chủ thiên hạ, vũ trụ, muốn thâu tóm đất trời, muốn chấp đôi cánh thơ bay bổng khắp đất trời này. Con người tự do muốn làm những việc có ích cho đất nước, muốn làm những việc phi thường đôi khi vượt quá sức mình. Ông muốn ném hột mai trên núi để sau này mọi người được thưởng thức bức tranh đẹp, muốn biến đổi, dịch chuyển thiên nhiên theo ý thích của mình, góp phần tạo mỹ quan cho đất nước. Ông là người dám nghĩ, dám làm, ông tỏ thái độ phản kháng tố cáo kẻ cầm quyền. Ông hai lần khẳng định chẳng còn mấy kẻ tài giỏi trong triều đình (bài phạm kinh doãn mục quý hải vật, bệnh vị đáp bái hột trị phong vũ, cảm sự thư hoài nhân Phạm Công Kiêm trí bỉ ý). Ông phê phán nhà vua không biết dùng kẻ sĩ, như hạt châu báu đáng giá bị ném vào bóng tối, lại phê phán sự xa hoa của kẻ tự xưng là “con trời” thay trời hành đạo mà lại sống phung phí trên nỗi xác xơ xủa dân nghèo. Bên cạnh đó ông cũng tự phê phán trách cứ mình:
Nhất danh cơ bạn trường như thử Ô hô ! Nhất danh cơ bạn trùng như thử!
(Một chút danh cứ rằng buộc mãi thế này