Thơ chữ Hán Cao Bá Quát có rất nhiều nỗi nhớ như nhớ quê hương, nhớ bạn bè, nhớ anh em, cũng là hiện hình của một nỗi lòng luôn thiết tha gắn bó với quê hương. Trong những năm tháng tha hương, nỗi nhớ đến với Cao Bá Quát luôn thường trực và dường như còn mang trong nó cảm giác bất lực của một ngày sắp hết với bóng chiều buồn thảm và sự mờ mịt của màn đêm:
Mạnh công du thưởng xứ Tịch chiếu mãn giang hồ Đối tửu tình hà cực Đề thi hứng dĩ vu Nơi ông Mạnh du lãm
Mặt trời chiều chiếu khắp sông hồ Trược rượu, tình bao xiết
Đề thơ, hứng tràn trề
Phong trần song quá khách
Bút lạc thiên sơn quyển Ngâm thành nhất điểu cô Hà tâm liên mộ thủy U hưởng nhập bình vu Hồi vọng hương quan viễn Yên hà tỉnh thức ngô
(Phú đắc cô dữ cộng đề thi) Gió, bụi là hai khách qua đường Một nhà nho nhàn tản giữa đất trời Hạ bút, văn mạch cuốn nghìn non Ngâm xong, một cánh chim côi cút Lòng vời vợi hòa cũng nước chiều hôm Tiếng u trầm phổ vào vạt cỏ um tùm Ngoảnh đầu ngóng về quê hương xa tít Chốn yên hà, nhận biết ra mình
(Phú đắc “đảo chơ vơ cùng đề thơ”)
Có khi bóng tối tạm thời bị đẩy lùi bởi vầng trăng tròn tỏa sáng, nhưng cảm xúc u buồn, nhớ nhung thì không hề thay đổi, con người vẫn cứ trong trạng thái cô đơn ôm tấm lòng nhớ quê hương:
Cưỡng niêm tôn tửu ủy phương triêu
Giang quốc Đoan dương chính tịch liêu Mạc mạc gia hương lưỡng thân cách Thê thê ky hoạn nhất huynh diêu Cát y vị tứ niên không trưởng Hao ngải trùng lai mộng ám tiêu Dục điếu Tương luy hà xứ vấn Lữ hồn phiêu bạc định thùy chiêu
(Gượng cấm chén rượu an ủi một buổi sáng tốt lành Nơi sông nước tiết Đoan dương thật là hiu quạnh Quê nhà xa xôi vời vợi, ly biệt song thân
Chức quan vướng víu bận bịu, xa cách một anh Áo mát mùa hè chưa ban, thời gian cứ trôi Hao ngải lại tới, ngầm tan giấc mộng
Muốn viếng Khuất Nguyên, biết hỏi nơi đâu?
Hồn lữ thứ phiêu bạt, ai là người chiêu mời
?
(Đoan Dương) Nhớ cố hương, ông nhớ đến những người thân thích, càng nhớ lại càng thấy u sầu dâng cao không sao gỡ nổi khi tất cả chỉ còn lại là mấy hàng thư dưới đèn. Thời gian tha hương lưu lạc, Cao Bá Quát là kẻ cô độc kiếm tìm tri âm, khát khao sẻ chia nhưng đó chỉ là ước mơ xa vời. Già yếu không ngủ được lại càng hay nghĩ
ngợi miên man và điểm đến cuối cũng của những suy nghĩ ấy luôn luôn là quê hương. Đọc thơ Cao Bá Quát ta luôn có cảm tưởng, đêm tối và nỗi nhớ dường như có mỗi liên hệ qua lại với nhau. Đêm tối cô đơn nên nỗi nhớ quê hương trăm mối sầu tích tụ không thể sẻ chia nên đêm dường như dài dằng dặc.
Thời gian chiều và tối tưởng như vô tình nhưng lại rất hữu ý với con người, nó khiến nỗi nhớ cố hương trở nên da diết và sự tìm về càng trở nên day dứt hơn. Ở quê người, Cao Bá Quát nhìn vầng trăng quê mình, thế giới mới biết tình yêu quê hương trong lòng thi nhân sâu nặng đến mức nào khi hình ảnh quê hương luôn luôn hiện hữu trong tâm tưởng ông dù ở bất cứ nơi đâu:
Cứ ngô tiêu tán tự trường ca Sấu cốt chi ly ủng mấn hoa Lão khứ văn chương tri kỷ thiểu Bần lai khẩu phúc lụy nhân đa Hương viên mộng trở tam thu lạo Nhi nữ sầu liên bạc mộ nha
Thùy đạo Mao khanh thành lục lục
(Phờ phạc ngồi ghế tựa, những nghêu ngao hoài Nắm xương gầy rời rạc mang mái đầu hoa râm Về già, văn chương ít được gặp người tri kỷ
Khi túng, cái mồm, cái bụng làm rầy người ta nhiều Bình Nguyên môn hạ cánh sa đà
Mối sầu thương con day dứt trong tiếng quạ chiều hôm Ai ngờ chàng Mao Toại mà ra người tầm thường
Cứ lần lữa mãi dưới của nhà Bình Nguyên Quân)
Thương Sơn công hữu sở quỹ vật kiêm trí hảo thi, bộc phương nhiều vu thất tử chi thích, cảm thê giao khẩn tình hiện hồ) Đọc thơ chữ Hán, ta có cảm giác giấc ngủ không đến với người đất khách, cụ thể hơn là không thể đến với những kẻ tha hương nặng tình quê hương lại dễ xúc cảm như Cao Bá Quát. Đi suốt các tập thơ đều thấy xuất hiện hình ảnh thi nhân không ngủ, đối bóng cô đơn trong đêm khuya. Nỗi niềm tha hương của Cao Bá Quát như vết thương không lành, càng không thể chia sẻ thì vết thương ấy càng nhức nhối. Trong đêm khuya cô độc, ông không thể xóa hình ảnh quê hương ra khỏi tâm trí mình, nhớ đến quê hương mà cõi lòng tràn ngập mối sầu bi:
Chỉ xích thiên uy vọng đồ nhân Phúc đường bồ bặc khap cô thần Cầu nhân vị đắc thành chiêu họa, Đồng bệnh tương liên khước lụy nhân Cầu điều nhân chưa được thành gây họa
Tứ bích đao sang hoán quỷ bạn Ngũ canh phong vũ Dạ xoa lân
(Trong tấc gang oai phong của nhà vua ngóng về phía thành ngoài
Bề tôi lẻ loi lăn lóc trong nhà giam Cùng bệnh thương nhau lại làm lụy đến người
Đao thương trên bốn vách (ta) làm bạn ma quỷ
Mưa gió suốt năm canh (ta) ở gần quỷ Dạ Xoa
Cố hương hữu mộng cao đường úy nhị thân?
Quê nhà trong mộng biết bao giờ về đến
Nào ai người an ủi mẹ cha?)
(Cửu nguyệt sơ thất nhật dĩ trường sự hạ Trấn Phủ ngục) Trên hành trình tha hương xa quê vạn dặm lại quá nhiều mối u sầu không thể gỡ, nhớ về quê hương thể hiện khát vọng được trở về, được sống những tháng ngày yên bình chốn quê.
3.2.2.Thời gian tuần hoàn của tạo hóa
Vần theo tạo hóa mọi vật sinh ra đều có “sinh - lão - bệnh - tử” và dòng thời gian của con người cũng không nằm ngoài quy luật đó. Các thi nhân xưa đã cụ thể hóa cái vô hình của thời gian bằng cái hữu hình của dòng nước. Dòng nước trên sông cũng như dòng thời gian trong vũ trụ, liên tục không bao giờ ngừng nghỉ và các thi nhân muôn đời vẫn cứ đau lòng với tính chất vận động một chiều đó của thời gian. Trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát, thời gian qua kéo theo cả sự thay đổi của cảnh vật và con người mà không gì cưỡng lại được:
Tây du kế lộ kỷ do tuần?
Vạn hộc Long nhương viễn sấn xuân Qui mộng dĩ tiêu hồng hạnh vũ Lữ sầu ninh trước tố ý trần
Khai phàm chuyển giác phong ba tiện Xuất hiểm bình khan vũ trụ tân
Thùy hướng Tôn gia truyền diệu bút?
(Cuộc tây du tính đường đã mấy “do tuần”
Chiếc thuyền “Long nhương” muôn học xa lướt trong cảnh xuân Giấc mộng quê đã qua mùa “ mưa hồng hạnh”
Mối sầu lữ thứ , há chịu mặc mãi cái áo trắng bám bụi Giương cánh buồm, bỗng thấy sóng gió thuận tiện Khỏi chỗ hiểm, xem như vũ trụ đổi mới
Ai thử đến nhà họ Tôn học lấy nét bút vẽ khéo Trên đầu ngọn sóng, vẽ thêm một người ngâm thơ)
(Trần Ngộ Hiên nhục hữu sở thị tẩu bút họa chi) Khi sống trong nỗi buồn, thông thường cảm nhận về thời gian của con người dường như bị kéo dài ra, những khoảnh khắc có thể kéo dài hàng giờ thậm chí lâu hơn nữa, nhưng trong cảm nhận của Cao Bá Quát thì khác, ông thấy nó trôi nhanh hơn lẽ thường, mọi sự biến đổi của vạn vật cũng diễn ra nhanh chóng đi kèm với nó là sự tàn phá đối với mọi thứ, mọi giá trị. Bao trùm lên tất cả là cảm thức về sự tàn tạ phôi pha của cảnh vật trước dòng thời gian và khi nhận biết được điều này lại càng thấy cảm thương cho kiếp sống của mình. Nhận thức được dòng thời gian trôi qua cũng là lúc nhận thức được thời gian luân lạc kéo dài, ngày tháng xa quê dường như được đo đếm từng ngày từng giờ cùng với đó là nhận thức về những tháng ngày đẹp đẽ mà ngắn ngủi bên người thân đã không còn:
Xuân lai tâm lực lưỡng kham tăng Tổn tận yêu vi sấu bất thăng
Khán thư song nhãn vạn niên đăng Chuyết thê ỷ chẩm sơ bồng mấn Trĩ tử khiên y tạ khúc quăng Nhất tiếu na tri nhàn vị đắc Tiểu lô tiên mính đạm ư tăng
Từ sang xuân đến nay, cảm thấy tâm, lực cả hai đều đáng phàn nàn Vòng lưng sút đi, gầy không kể xiết
Vào đời, chiếc thân như con ngựa chạy nghìn dặm Xem sách, đôi mắt là ngọn đèn muôn năm
Bà vợ vụng về, tựa vào gối chải tóc rối
Con trẻ ngây thơ, kéo áo đòi khoanh tay để gối đầu Cười xòa một tiếng: biết đâu rằng muốn nhàn chưa được Nhóm chiếc lò nhỏ pha chè uống, thanh đạm hơn nhà sưa
(Bệnh trung) Con người phải chia cách bởi quê hương và trong con mắt của kẻ chưa từng giảm đi nỗi sầu tha hương thì vạn vật theo thời gian cũng vận động để đi vào quá khứ, ngay cả con người cũng không có ngoại lệ. Giữa dòng chảy của thời gian, số kiếp con người cũng chỉ ngắn ngủi như chiếc lá khiến cho thi nhân khi nhận thấy đã không thể không diễn tả cảm xúc của mình. Thời gian chảy trôi đi là không trở lại.
Tháng ngày làm khách quê người khiến cho Cao Bá Quát thấm thía hiểu ý nghĩa của cuộc sống vô thường. Nhiều lần trên đường đời tấp nập đã khiến bước chân
mạnh mẽ. Nhưng nỗi đau khi không thực hiện được lại đau gấp nhiều lần hơn khi không thể thành hiện thực. Thời gian của vạn vật tuần hoàn trôi qua không chỉ làm mất đi vẻ đẹp tươi của thiên nhiên mà con thay đổi cả con người. Dòng thời gian chảy trôi không quên hằn vết thời gian lên tác giả là hiện tượng của mái tóc bạc và đớn đau bởi khiếp tha hương. Cả quãng thời gian thanh xuân đẹp đẽ, lí tưởng của tuổi trẻ đã qua đi trong đau khổ xót xa, trong bế tắc tuyệt vọng khi niềm vui không đến với người khách tha hương. Những ước mơ bình dị của con người cũng bị hoàn cảnh và dòng thời gian lấp đi một cách vô tình trong sự bất lực đáng thương của nhà thơ:
Thất niên tương thức tối tương thân Hành chỉ tâm kỳ cửu hứa chân
(Bảy năm quen nhau rồi rất thân nhau Mọi việc tiến lui đều lấy chân tâm mà hẹn ước
Đồng tuế khước vi đồng bệnh khách Nại nhàn câu thị nại quy nhân
Bế môn tự giác tăng sơ lãn
Huých thế phương tri kiệm tiếu tần Tạc dạ thu phong chuyển dao lạc Lậu trường ngâm khổ bất kham văn
Bạn cũng tuổi lại vừa là khách cùng bệnh
Người thích cảnh nhàn đều là người thích về vườn
Đóng chặt cửa tự hiểu mình (lại) càng thêm lười nhác
Bất mãn với đời mới hay mình cười gượng
Đêm qua gió thu chuyển, làm cây lá rụng xào xạc
Suốt đêm ngâm sầu (nên) chẳng nghe thấy gì
(Tặng Di Xuân)
Khoảng thời gian ít ỏi được gắn bó với quê nhà là thời gian mà hạnh phúc nhất cuộc đời Cao Bá Quát, vì điều đó nên mỗi hành động, mỗi ý nghĩ đều vì mục đích ấy mà ra khiến ông càng buồn thêm.
Không phải ngẫu nhiên dòng thời gian chảy trôi trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát lại xuất hiện nhiều hình ảnh dòng sông đến vậy. Bởi vì dòng sông cũng như dòng thời gian, có lúc nhanh, lúc chậm, lúc lửng lơ nhưng đều không bao giờ quay trở lại. Sau đó những gì của hiện tại sẽ bị đẩy lui về quá khứ, cảnh đẹp hôm nay cũng tàn phai theo năm tháng, lòng người mong nhớ cứ chồng chất lên cao. Ngắm nhìn dòng nước chảy qua để định vị thời gian đang quay, để gợi lại cảm xúc muốn thoát ra của kẻ tha hương cô độc. Ngày, lại ngày trôi qua, thân phận cũng như dòng sông kia lênh đênh chưa biết đâu là bờ bến.
Khi đi xứ Hạ Châu nhận thức của Cao Bá Quát không bao giờ thay đổi.
Những gì đẹp đẽ nhất muốn giữ lại cũng không được bởi nó cũng bị dòng thời gian cuốn phăng đi không thương tiếc, đẩy dần vào sự lãng quên của quá khứ. Cao Bá Quát tiếc thương cho quá khứ nhưng chính dòng thời gian cũng nhấn chìm luôn cả tác giả trong sự đau xót không thốt nên lời. Thời gian là cỗ máy có sức phá hủy lớn lao nhất của vạn vật làm tiêu tan đi chí khí, khát vọng của con người. Ước mơ một thời trai trẻ đã là dĩ vãng. Đi hết chiều dài cuộc đời mái tóc đã nhuốm màu trắng, ý chí đã lung lay, khát vọng, đam mê dâng hiến cho đời nay chỉ còn là sự thất vọng chán ngán trước chốn quan trường.
Suốt một đời tha hương dường như khi gần nhất chạm đến đích của hạnh phúc thì bi kịch đau khổ nhất lại xảy ra, lần này sự việc đã vượt ra khỏi ngoài tầm kiểm soát khi Cao Bá Quát tham gia khởi nghĩa ở Mỹ Lương thất bại khiến cho gia đình ông bị “tru di tam tộc”, riêng Cao Bá Quát có cái chết không toàn thây. Hạnh phúc gia đình giống như giấc mơ tiêu tan kéo theo thảm kịch đẫm máu xảy ra. Đây là một kết cục đau thương dành cho ông và gia đình mà ít người muốn nhắc tới.
thôi. Vì vậy mà thơ văn của ông đã bị thiêu hủy hết, những bài xót lại chủ yếu được gom góp ít nhiều bởi những người yêu mến, vì cảm tấm lòng của ông.
3.2.3.Thời gian hồi tưởng
Hiện tại được nhắc đến như chứng minh cho những điều trông thấy thì dòng thời gian của quá khứ có lẽ được nhắc nhiều hơn cả. Thực tại phũ phàng, tương lai mờ mịt, cuộc đời đầy rẫy những thay đổi bất trắc, ai cũng sẽ tìm về hạnh phúc của quá khứ để bấu víu tinh thần và để sẻ chia khi không giãi bày được cũng ai. Trong quãng thời gian tha hương Cao Bá Quát luôn thấy buồn trước thân phận và số kiếp người. Ông hướng về quá khứ để tránh thực tại phũ phàng và tìm đến chốn bình yên cho nhẹ mình. Ông thương nhớ lại những chuyện cũ, nơi cũ, vật cũ, người cũ, bạn cũ… và nhất là hình ảnh quê hương ông luôn muốn quay về là Phú Thị.
Không chỉ riêng ông mà trước đó đã có nhiều tác giả dành trọn yêu thương cho quá khứ để khỏa lấp chút ít hiện thực đau buồn. Về với quá khứ để tìm bình yên, tìm lại chính con người mình, tìm lại hạnh phúc thực sự đang đợi mình phía trước. Trong lăng kính của kẻ tha hương dù thời gian có xa mấy cũng chỉ muốn nhớ về nơi ấy mới gọi là tình yêu đích thực:
Thích khúc ngâm thành đản tự bi Thôi tê khởi liệu nhập niên kỳ?
Bất kham trọng vọng Kinh tương đạo Ký đắc tương tòng trấn phủ ty
Đàn chỉ khứ lai câu định mệnh
(Vắt óc làm xong thơ chỉ thấy buồn cho mình
Sự trông chờ qua mười năm đèn sách có ngờ đâu lại dun dủi như thế này
Ghi được là sẽ theo các chức ở dinh trấn phủ, tuần phủ thôi Trong chốc lát, quá khứ, tương lai đều do định mệnh)
(Dạ thoại thị Phan Hành Phủ) Không chỉ hiện tại tha hương mà ngay cả khi hồi tưởng về quá khứ, nỗi niềm ấy vẫn hiện hữu. Thời gian quá khứ không chỉ không chỉ có cảnh đẹp mà bên cạnh đó cũng có những điều khiến ông nhớ mãi không nguôi là những lần “lều chõng đi thi”, nhớ da diết những người thân thuộc đến đau lòng.
Đa bệnh cánh trì khu Hải viễn giang qui cấp Thiên hàn nguyệt xuất cô Cứ bôi thời tự vấn
(Thân hay ốm đau vẫn cứ ngược xuôi Bể xa sông chảy về càng xiết
Trời lạnh mặt trăng mọc trông lẻ loi Thường có lúc cất chén tự hỏi:
Quyện mã thượng trường đồ
Ngựa đã mỏi, đường còn dài, tính sao?)
(Đáp Trần Ngộ Hiên) Cuộc đời phiêu bạt, nếm trải biết bao sóng gió, tuổi trẻ còn ôm ấp bao hoài bão lớn lao. Vì vậy ông hay tưởng tượng, nhớ mong quá khứ của mình. Hướng về quá khứ để trốn tránh thực tại, để cởi mở lòng mình, để thanh thản vơi bớt nhớ mong, để vượt qua nỗi đau thân phận lưu lạc nơi đất khách quê người.
Xa quê hương, thời gian quá khứ đánh dấu những bước đường đời của ông.
Sơn ngoại thanh sơn vạn lý trình Sơn biên dã thảo tống nhân hành
Há sơn phản giác đăng sơn khổ Tự thán du du ủy tục tình