Không gian ảo và cảm xúc tha hương của Cao Bá Quát

Một phần của tài liệu Tha hương trong thơ cao bá quát (Trang 77 - 83)

Theo từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê (chủ biên) – Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội 2009, tr 10 được hiểu theo hai nghĩa sau: ảo là giống như thật nhưng không có thật. Ảo là hiện tượng thấy người hay sự việc hiện ra như thật trong giấc ngủ gọi là gặp nhau trong mộng, giấc mộng. Hai là điều luôn luôn được hình dung, tưởng tượng tới và mong muốn trở thành sự thật đó là ôm mộng văn chương, người yêu trong mộng, vỡ mộng. Với cả hai khái niệm trên thì đều phù hợp khi sử dụng cho văn chương của Cao Bá Quát.

Ảo là đối lập với thực, là cái ta không có nên luôn luôn theo đuổi nó và trong cuộc đời mỗi con người ít nhất là sẽ trải qua một giấc mộng. Mộng là một hiện tượng tâm lý được xảy ra khi ngủ và được hình thành bởi một loại hình ảnh, sự kiện diễn biến của chúng rất khó nắm bắt và không lần nào giống lần nào. Khi tỉnh dậy ta có thể nhớ mang máng hoặc không nhớ bất cứ điều gì. Thơ chữ Hán Cao Bá Quát cũng thường có nhắc tới mộng. Khoảng thời gian tha hương Cao Bá Quát luôn sống trong tâm trạng bất an của kẻ làm khách lạ chốn quê người, ông chưa từng cảm thấy hạnh phúc và bình yên ở bất cứ nơi đâu ngoài Phú Thị. Cao Bá Quát buồn biết bao khi cuộc đời vốn không bao giờ theo ý muốn người khác, cuộc đời thăng trầm khiến ông phải rời xa quê hương. Và khoảng thời gian lang thang khắp chốn nhiều hơn ở nơi ông yêu nhất là Phú Thị. Tâm trạng của con người khi tha hương là cảm giác buồn chán, bế tắc, cô đơn tận trong lòng tác giả. Đó là tâm trạng chung của mọi kiếp người khi phải xa quê hương để “tha hương”. Không thể trở về

quê hương trong thực tại, ông tìm đến những giấc mộng để giải thoát cho chính trong tận đáy lòng chỉ trực tuôn ra ngay.

Nỗi buồn chất chứa cứ lặng im, chỉ đợi có thời cơ mọi lúc mọi nơi sẽ đến.

Điều này có thể do ảnh hưởng của tâm trạng muốn trốn chạy vào cõi mộng. Trong hoàn cảnh ấy giấc mộng thôi thúc nhất là được trở về:

Giang đầu hiểu nhật trạo ca mang Giang biên tà nhật địch thanh trường Địch thanh nhiễu chẩm tế như ngữ Khách tử mộng trung quy cố hương (Văn địch)

Đầu sông, sớm mai, ca chèo tuôn Bên sông, chiều xuống, sáo ngân buồn Tiếng sáo quẩn quanh bên gối như giọng tỉ tê

Trong mơ khách trở về quê nhà (Nghe tiếng sáo)

Ước mơ được trở về được ôm trọn quê hương là một sự thật hiển nhiên của những người xa quê. Nỗi nhớ ấy lớn đến nỗi khi nghe một tiếng sáo ông lại nhớ quê hương da diết. Hòa theo khúc ca tâm trạng là “bên sông, chiều xuống, sáo ngân buồn” tạo nên một bức tranh đẹp như Nguyễn Du viết “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Quả đúng là như vậy, đặc biệt hơn cả là ông lại nhận mình là “khách”

nghe sao mà xa xôi, cách trở hơn nhiều. Đó là “trong mơ khách trở về quê nhà’.

Một vị khách đặc biệt thả cả tình yêu thương, nỗi nhớ về quê nhà. Quê nhà thân yêu cho nên mỗi khi có dịp lễ Tết lớn, nhỏ gì mọi gia đình quay quần bên nhau là lòng ông còn đau gấp bội phần:

Bắc vọng thiên dư lý, Nam lai ngũ lục niên.

Khách tâm kinh tuế nguyệt, Quy mộng trở sơn xuyên.

Tư lan dã tự nghiên.

Tương tỳ uổng tri thức, Tiết nhật cánh lưu liên

(Trông về bắc (xa) hơn nghìn dặm Đến miền nam (đã) năm sáu năm

Lòng khách kinh sợ năm tháng (trôi qua) Giấc mộng về (quê nhà) cách trở núi sông Ru ngủ chỉ nên say khướt

Chồi lan đương độ tươi xinh Gom góp tri thức chỉ uổng phí

Ngày Tết lại càng mê chơi quên quê nhà)

(Đoan Ngọ) Ông thổ lộ rất thật khi phải xa quê đã mấy năm nay, trông về quê nhà mà xa xôi quá và sợ năm tháng trôi qua khi không được gần bên gia đình của mình. Trong dịp Tết Đoan Ngọ niềm cảm hoài không giấu nổi. Với kẻ tha hương, quê hương là món quà vô giá, là kỉ niệm, là tình yêu, là nỗi nhớ mong chỉ một chút gợn lên càng nhớ tha thiết. Tha hương lâu nên mùi vị quê nhà nó gần gũi, thèm khát, mong muốn vô cùng và nhớ vô cũng “chồi lan” tươi xinh và cả thú chơi quê nhà những dịp lễ Tết đông đủ mọi người mới vui sướng làm sao. Vô hình bị cách trở bởi thời gian và núi sông. Với tâm trạng của vị “khách tha hương” đau lòng luôn tự ti, luôn có cảm giác ngăn chặn tình yêu to lớn trở về Bắc xa xôi quá. Tâm trạng rất quan trọng nó khiến cho ta có tất cả và cũng làm cho ta không có gì. Vì khi hết mộng mọi thứ bỗng hóa hư không trở về với thực tại chênh vênh. Lúc đó cho ta cảm giác chính là cô đơn, khổ đau nhiều lần, càng nhớ thì các vần thơ càng khao khát:

Đoản ảnh thôi tàn nhật Hàn thanh yết vãn triều

Man ca phi trạo cấp Thú hỏa tụ sơn diêu Tiểu lập tùng sơ tiễu Cô ngâm trấn tịch liêu Dục miên hoàn phạ đạo Hương mộng tổn xuân tiêu

(Tiểu lập) Bóng ngắn dục này tàn

Âm thanh lạnh như nuốt sóng giữa trời chiều Tiếng chèo gấp bay theo giọng ca man dại

Lửa đồn thú bập bùng ở núi xa Đứng chốc lát chỗ núi thưa

Một mình cất tiếng ngâm phá tan sự vắng lặng Muốn ngủ còn sợ trộm

Mơ quê làm tổn hại đến đêm xuân

(Đứng chốc lát) Không gian ảo trong thơ chữ Hán là sự phản chiếu chân thực, sâu sắc, tư tưởng của Cao Bá Quát, ở đó ông mới là chính mình. Quyện theo không gian để nghe rõ “tiếng chèo”, “giọng ca man dại”, “lửa bập bùng” để rồi “mơ quê làm tổn hại đến đêm xuân”. Một đêm xuân lại thao thức nhớ mong, bồi hồi thổn thức trong

quê vẫn trước mắt tác ông. Quê hương là một chốn bình yên trong tâm hồn con người, nó có thể ẩn sâu ở một góc khuất nào đó và được đánh thức khi gợi lại bóng dáng quen thuộc. Càng nhớ tình yêu càng giục giã và không chỉ một lần Cao Bá Quát nhắc đến mà nó là thường trực trong lòng nhà thơ và nó lặn vào sâu tiềm thức con người. Vì thế không gian mộng ngập tràn những hình ảnh quê hương

Hà xứ không minh nguyệt, Thiên chu độc dạ khan.

Nơi nào thiếu trăng sáng?

Trên chiếc thuyền con mỗi mình ngắm trong đêm Uỷ ba vô định ảnh,

Trước lộ bất thăng hàn.

Ỷ trạo cô vân viễn,

Thôi bồng bích thuỷ khoan.

Cố hương ưng hữu mộng, Hải tế thị Trường An

(Ánh trăng đẩy đưa theo sóng không có bóng hình ổn định Sương đêm thấm lạnh xiết bao !

Tựa mái chèo (trông) chòm mây lẻ trôi xa

Xua đám cỏ bồng cho vùng nước biếc thêm rộng Mọi giấc mơ luôn là (hình ảnh) quê hương

Nơi xa xôi cách biệt này lại là chốn kinh thành (ở Huế)

(Chu trung đối nguyệt)

Càng nhớ càng thương càng yêu muốn trở về nhà nhanh nhất để giảm đi nỗi đau của thời cuộc. Khi cuộc đời chỉ là giấc mộng, công danh cũng là giấc mộng phù du, đều không được như ý nguyện. Và cuộc đời lưu lạc, đày ải đau thương, mỗi bước cất đi là khoảng cách trở về nhà là mộng. Mọi giấc mộng đều mang tên “quê hương”. Tình yêu thường trực dù nơi đâu cũng thấy quê khi ẩn trong thuyền để nhìn trăng thì lại chạm trúng nó. Những khát vọng chưa thực hiện được thì luôn day dứt, luôn giằng xé và mang tâm trạng u uất suốt quãng thời gian xa quê.

Không gian ảo mộng còn tràn ngập những ký ức đẹp, những thời khắc đáng nhớ để phần nào quên đi nỗi nhớ trong khiếp sống tha hương, long đong:

Hốt hốt niên tương tận Yêm yêm dạ độc trì

Tục tình phương hiến táo Bắc khách dục mai thi Phong vật quá thời dị Gia hương tác mộng nghi Mãn thành hoa tự phát Xuân vũ cánh vô ty (tư)

(Mau chóng, năm sắp hết Chầm chậm, riêng đêm từ từ

Theo thói tục đang cúng đưa ông táo Khách Bắc muốn chôn thơ

Phong vật trải thời gian đã khác Mộng quê nhà ngẩn ngơ

Khắp thành hoa cứ nở Mưa xuân không thiên vị ai

(Trừ dạ) Theo lẽ thường cuối năm là dịp yên vui, cùng nhau lao động, cùng nhau vui chơi, cùng nhau hưởng hạnh phúc của mỗi gia đình người Việt. Một năm qua đi là lúc chia tay những điều kém may mắn ở năm cũ, chào đón một năm mới thành công hơn, cả nhà hạnh phúc sum vầy bên nhau. Nếu như mọi nhà đang an vui thì riêng năm hết tết đến với Cao Bá Quát “Mau chóng, năm sắp hết/ Chầm chậm,

ngẩn ngơ”. Cao Bá Quát muốn lắm cảm giác về quê, ngắm hoa nở, ngắm mưa xuân bên gia đình. Mùa xuân yêu thương không đâu có thể thay thế được quê hương trong trái tim Cao Bá Quát.

Thực vẫn là thực, mà ảo không thể thành thực được Cao Bá Quát chỉ có thể gửi gắm tâm tình ấy qua lời thơ đau đáu của mình. Không gian mộng tràn ngập hình ảnh quê hương là những ngày tháng bình yên bên cha mẹ, bên vợ con, bạn bè;

là những cuộc họa vần, hí tặng thơ bên người than bên cảnh đẹp quê hương đất nước như Hồ Tây…. Mộng là không gian của tâm hồn, là một niềm nhớ riêng, là niềm ước vọng, là niềm an ủi Cao Bá Quát cũng là cách để quên đi chút thực tại buồn đau khi mãi lưu lạc xứ người.

Một phần của tài liệu Tha hương trong thơ cao bá quát (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)