3.1.2.1.Sử dụng hình ảnh trăng để nói lên cảm xúc của tác giả
Trăng là hình ảnh biểu tượng dễ chạm vào cảm xúc của con người nhất. Vì vậy các thi nhân từ xưa đến nay đã sử dụng rất nhiều ở những cách gợi khác nhau, tư duy khác nhau, cảm xúc đem lại cho chúng ta vô vàn đáp án khác nhau về
“trăng”. Cuộc đời Cao Bá Quát là bản tình ca bi kịch chồng chất bi kịch và hoàn cảnh đã khiến ông phải tha hương xa nơi mà mình yêu và trân quý nhất. Con người ai cũng có phần xác và phần hồn, với ông hồn ở với quê hương và phần xác vẫn tiếp tục thực hiện cuộc hành trình đày ải bắt buộc của mình. Những gì lắng sâu và cô đúc nhất đều được Cao Bá Quát gửi trong thơ chữ Hán của mình. Con người cần được sẻ chia, an ủi, kể cho nhau nghe cho vơi đi nỗi buồn đau. Trong cái nhìn đầy đau thương, khổ hận bao trùm nhà thơ đã mượn trăng, gió để chia sẻ nỗi lòng mình.
Vì thế khi trăng, gió xuất hiện trong thơ ông thì không gian ngập tràn cảm xúc.
Riêng trăng được chia từ hai không gian khác nhau của hai miền kí ức là hiện tại gắn với không gian thực tại và hai là quá khứ gắn với không gian hoài niệm.
Trong hành trình tha hương Cao Bá Quát luôn chìm trong cô đơn và nỗi niềm sầu
to lớn không biết nên chia sẻ cùng ai và trăng là hình ảnh quen thuộc gần gũi được ông miêu tả:
Bả kính Sương Nga trắc nhãn khuy Tự liên u độc, tự kiều si
Khởi tri bắc quách cô ngâm dạ Cánh thị tây song ngưỡng diện thì
(Nhị thập tam dạ khán nguyệt hoạ Phan Hành Phủ (nhị thủ) - kỳ nhất) Chị Hằng góa bụa, cầm gương ghé mắt nhìn
Tự thương mình âm thầm hiu quạnh mà sinh ra bẽn lẽn Biết đâu cái đêm ở thành bắc (có người) ngâm nga một mình Lại là lúc (người khác) ở cửa sổ phía tây đang ngẩng đầu lên
(Đêm hai mươi ba trông trăng họa thơ Phan Hành Phủ (bài 1)) Bốn câu thơ đậm chất trữ tình là sự đồng cảm đã khiến Cao Bá Quát có thể thâm nhập vào thế giới nội tâm phong phú của con người ở những cảnh ngộ, tâm trạng khác nhau. Không gian nghệ thuật trong bài thơ được mở ra bất ngờ. Lẽ thường chị Hằng sẽ có chú Cuội nhưng ở đây lại là hình ảnh độc đáo như trêu ngươi “Chị Hằng góa bụa”. Ba con người ở ba phương trời khác nhau nhưng lại gặp nhau, giống nhau ở tâm trạng lẻ loi thương nhớ. Chị Hằng của Cao Bá Quát thật đặc biệt và cũng cô đơn, không có đôi có cặp để tạo nên bộ ba cô đơn buồn đến vậy. Trăng là người bạn tri kỷ, tri ân, là đối tượng gửi gắm những nỗi niềm sâu kín, nơi chất chứa những cung bậc tình cảm khó mà phân định được rạch ròi.
Trong quá trình tha hương, lưu lạc Cao Bá Quát đều có sự xuất hiện của
hương. Vầng trăng đêm nay cũng giống vầng trăng ở quê hương xưa. Trăng vẫn hiền hòa , sâu lắng, thấu hiểu và tâm tình với Cao Bá Quát coi trăng như người bạn, như tri kỉ không cần giấu giếm điều gì mà nói ra để vơi bớt nỗi buồn xua đi, nỗi nhớ ngày đêm mong mỏi:
Minh nguyệt nhập tiền hiên Cô ảnh khuy thanh tôn
U nhân ái dạ tọa Tương đối diệc vong ngôn
Khởi lập miện không vũ Nhân chi thiệp nhàn viên
Tức tức hậu trùng ngữ Thu thu giang điểu huyên
Minh cư đạm độc thích U thưởng diệu tự luân Bạc chước sấn lương dạ
Úy ngã cơ lưu hồn
Vầng trăng sáng rọi vào hiên trước Bóng lẻ loi nhòm bình rượu trong Người buồn vẫn thích ngồi khuya Nhìn trăng, cả hai đều không nói Bỗng đứng lên ra ngắm vòm trời Tiện bước dạo chơi vườn nắng
Chim ngoài sông kêu vang Ở trong tối, đạm bạc càng vừa ý
Thưởng ngoạn cảnh u tĩnh tự mình suy xét càng thấy hay Nhân lúc đêm thanh nhắp qua chén rượu
Để an ủi cái tâm hồn bị trói buộc của mình
(Thu dạ độc tọa tức sự) Ánh trăng xưa và nay vẫn dịu dàng, tình cảm soi rọi mọi tâm sự của kẻ tha hương. Trăng lúc ẩn lúc hiện cũng như lòng người lúc tỏ lúc tối, dưới ánh trăng trong trẻo cảnh vật trở nên huyền ảo là lúc con người nhạy cảm nhất. Không gian thơ mộng trữ tình càng gợi cảm xúc nhất là khi con người xa quê, cô đơn chỉ có gió trăng bầu bạn, chứng kiến như một phép màu quay lại để gọi tình yêu của hương của đời mình hãy đợi cho tôi về chuyến tàu quê hương đang giục giã trong tim.
Vầng trăng khắc sâu nỗi nhớ và với một vầng trăng có kẻ buồn người vui, kẻ khóc người cười tất cả đều phụ thuộc vào tâm trạng, hoàn cảnh con người. Trong cảnh tha hương như Cao Bá Quát thì tìm đâu thấy niềm vui. Có những vầng trăng là nơi dốc bầu tâm sự kéo ta lại gần hơn với cánh cửa quê hương. Hình ảnh ánh sáng của vầng trăng rọi chiếu xuống cả sân nhà làm cho Cao Bá Quát thích ngồi khuya, cả hai như những người bạn tri kỉ ngồi với nhau cùng nhau hàn huyên, cùng nhau thưởng vẻ đẹp của bầu trời đêm có trăng. Nhưng nó đẹp bao nhiêu thì nỗi lòng thống thiết của Cao Bá Quát lại dâng lên bấy nhiêu. Cao Bá Quát càng nhớ lại càng cảm nhận được tinh tế mọi sự thay đổi với những âm thanh bình dị, thân thuộc mà nhỏ bé vô cùng “sâu rỉ ran”, “chim kêu”… Sự cô đơn đến tột độ làm cho ông chạm đến nỗi lòng của các sinh vật nhỏ bé đó. Nỗi niềm tha hương lưu lạc cứ chất đầy lên làm cho ông càng nghẹn ngào quên đi cái tâm hồn bị trói buộc của mình. Một mình giao hòa với thiên nhiên “có ánh trăng, có bản nhạc tâm tình của sâu và chim,
mộng. Thực tế xa xa trong tâm hồn của kẻ tha hương nước mắt lại lặn vào trong theo những giọt rượu cay cho ta cảm giác lâng lâng quên đi thực tại để “tự mình suy xét càng thấy hay”. Cao Bá Quát mượn rượu mượn trăng để lột tả hết nỗi lòng xa quê của một người con tha hương, lưu lạc. Dường như cảm giác ấy rất khó để quên đi dù một giây ngắn ngủi trong cuộc đời. Kẻ tha hương xa nhà, xa quê như chim bị mất cánh, vì vậy mà ông không thể bay về nhà lúc nào cũng được, để được yêu thương, vỗ về, yên bình.Trăng trên trời cô độc, con người cũng lẻ loi cô đơn, hai cảnh ngộ tương đồng khiến ngưi và trăng dễ dàng hòa nhập. Nỗi niềm chứa nhiều tâm sự gợi ra cả một không gian rộng lớn:
Kim dạ sầu lai nguyệt Tô giang định Đức giang Tùy ba tri đích đích Đối ảnh chính song song Chỉ ích thiêm hương lệ Hưu tu bàng khách giang Bằng tương vô hạn ý Phân chiếu ỷ la song
Đêm nay trăng đưa buồn tới Từ sông Tô hay từ sông Đức đây Theo sóng biết rằng lấp lánh Cùng với bóng thành một đôi
Chỉ tăng thêm nước mắt nhớ quê nhà Không cần phải dựa vào gông nơi đất khách
Ngồi tựa, ý tứ vô cùng Chia rọi đến cửa sổ the
( Phúc đường đối nguyệt) Lần này trăng lại “đưa buồn tới” và không biết ngọn nguồn là từ sông Tô hay sông Đức làm cho bậc quân tử như Cao Bá Quát phải “tăng thêm nước mắt nhớ quê nhà”. Một con người khí phách hiên ngang giữa đời lại rơi lệ, điều đó khẳng định rằng tình yêu quá cao cả, quá lớn lao “không cần phải dựa vào gông nơi đất khách”.
Việc trông trăng ở Phúc Đường cũng thể hiện rằng dù thân phận có đang bị lưu lạc, đày đọa ra sao thì tình yêu, nỗi nhớ quê, khao khát về với quê là không thể nhạt đi.
Trăng là người bạn của các thi nhân chỉ riêng trăng xuất hiện đã có sức ám ảnh lớn lao, lại có thêm các yếu tố kết hợp thì nỗi nhớ quê nhà đều được bung ra.
Nhiều khi Cao Bá Quát tìm đến trăng làm điểm tựa hồi tưởng về quá khứ, không gian trăng vì thế được mở rộng về quá khứ để nuối tiếc những gì đã qua thấy được sự thay đổi của hiện tại, ông so sánh hiện tại và quá khứ để trong mong điều gì đó sẽ xảy ra:
Lục thảm hồng xuân hựu trửu Ly hoài trành xúc ý đa vi Nhất ban phong nguyệt nhân hà tại?
Thiên lý quan san sự dĩ phi Trường đoạn thùy bi tùng diệp lạc
Tâm xuy dục trục liễu hoa phi Tiêu trai tận nhật tăng trù trướng
Nhạn diểu ngư trầm tín cửu hy
(Màu lục trông thảm, màu đỏ trông rầu, xuân lại trôi qua Động đến nỗi buồn chia ly ý nhiều cách xa
Gió trăng vẫn thế, còn người ở đâu ? Nơi quan san nghìn dặm việc đã sai rồi
Ai buồn dứt ruột khi lá thông rụng ? Lòng nóng nảy muốn giục hoa liễu bay
Phòng văn suốt ngày càng thêm buồn Từ lâu tin tức đã như bóng chim tăm cá vắng bặt)
Khung cảnh xưa như rõ mồn một gợi lại hình ảnh thân thuộc của gia đình, của quê hương được Cao Bá Quát gom lại ẩn đi giờ lại hiện ra trước mắt. Gió trăng vẫn vậy không thay đổi nhưng người đã phải di chuyển vị trí xa hơn quê nhà rất nhiều “nghìn dặm” đường xa như vạn dặn tình. Nỗi buồn xa xăm động đến lại thổn thức không nguôi, nỗi nhớ người thân da diết và càng buồn hơn khi thông tin về họ lâu nay như “bóng chim tăm cá vắng bặt”.
Nỗi đau ấy lộ ra “màu lục trông thảm ,màu đỏ trông rầu, xuân lại trôi qua”, nỗi nhớ quê nhà đau đáu, mong chờ đến ngày được trở về nơi hạnh phúc nhất.
Trong khi ngày xuân đem lại cho con người những cảm xúc non tươi, vui vẻ thì Cao Bá Quát lại đi ngược lại. Bởi vì tình cảm ấy thắm thiết vô cùng, tình cảm ấy chính là ánh sáng soi đường chỉ lối cho Cao Bá Quát khi phải lưu lạc, tha hương khắp nơi. Kẻ tha hương chỉ có thể bấu víu vào quá khứ an lành cho vơi đi nỗi buồn thời cuộc lấy bấy giờ vì “nghìn dặm việc sai đã sai rồi”. Mọi chuyển đã qua giờ đã là dĩ vãng chỉ có trái tim yêu thương là không bao giờ thay đổi và sẽ cố gắng tìm liên lạc:
Khứ tuế trung thu nguyệt tối thanh Nam lai tân đái biệt ly tình
Như kim vọng hậu phương khan nguyệt Huống thị thu thâm chuyển ức huynh Phong vũ cố hương kiêm dạ phát Quan san tiền lộ tống nhân hành Âm thư hoạch lạc tri hà đáo
Hưu chiếu Hương giang vạn lý thành
(Trung thu năm ngoái trăng còn rất trong Vào nam mới mang theo tình ly biệt Năm nay sau rằm mới xem trăng
Cảnh huống đêm thu (khiến em) lại nhớ anh Mưa gió chốn quê nhà nhiều đêm nổi dậy
Quan ải núi non nơi con đường phía trước tiễn người đi Thư từ thất lạc không biết bao giờ đến
Chỉ thấy thành quách trập trùng soi bóng xuống sông Hương
(Thập lục dạ vọng nguyệt thời dư bình nhân nam phỏng xá huynh nhân hữu thử tác) Ở một nơi xa xôi sự quan tâm đùm bọc trong tâm tưởng vẫn luôn thường trực. Lúc khi viết bài thơ này mới xa nhà được một năm vì năm ngoái còn được ngắm trăng trung thu với anh trai, trăng vẫn còn rất trong in trong nỗi nhớ vô hình. Khi vào nam mang theo cả tâm tình ở đó, đã xa quê nhà mà không sao quên nổi “lúc mưa gió chốn quê”. Tất cả những gì là của gia đình, quê hương là hành trang vô hình to lớn, vĩ đại nhất mà Cao Bá Quát mang theo dù là nhỏ nhặt nhất như con mưa cũng hiện lên khi kí ức ùa về như mưa lòng mãi tuôn. Cao Bá Quát là một con người nặng tình với quê hương, bạn bè, hàng xóm và ngay cả những người ông mới chỉ chớm gặp. Vì thế việc ngắm trăng sau đêm rằm cũng đầy bi lụy, nó hiện lên cả một con đường li biệt xa xăm, một tình yêu bất diệt với quê nhà. Theo lẽ thường một năm mới có một lần trung thu là dịp để cho trẻ nhỏ, gia đình, bạn bè xum họp ca vui, thế mà Cao Bá Quát biến nó thành nỗi nhớ chia ly. Không gian đó làm cho ông lại lần nữa gửi gắm , dốc hết tin yêu giãi bày với trăng. Dường như đường xa cách trở
ở bên ông chỉ mong gia đình bình an, chỉ mong đón được tin tức từ đó. Đó mới chính là hạnh phúc của một kẻ tha hương quan tâm đến. Ở nhiều bài thơ ánh trăng đã theo kẻ tha hương đi mọi nơi nó đã vượt qua mọi biên giới của nước mình - nước ngoài, của thời gian và quá khứ.
Bên cạnh hình ảnh trăng trong trẻo, yêu thương thì Cao Bá Quát cũng gửi qua gió, nhờ gió mang yêu thương qua đây mỗi khi cần. Gió và trăng đều là biểu tượng động, có tâm hồn và cảm xúc, gió có thể cảm nhận bằng xúc giác và thính giác. Trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát không gian của gió thường đi kèm với “mưa” và “mùa thu”càng tô đậm sự lạnh lẽo cô đơn, chênh vênh, u buồn để nhấn mạnh hoàn cảnh của Cao Bá Quát:
Vũ thấp phàm nhưng trọng Phong hồi đĩnh khước lưu Khách trình do vạn lý Hương tứ kịch tam thu Phù thế thùy thanh nhãn Kinh ba tự bạch đầu Tiếu tương trì mộ ý Phi tả hướng đông lưu
(Mưa ướt cánh buồm thêm nặng Gió quẩn thuyền phải đậu lại Bước đường xa lạ, còn cách hàng muôn dặm
Lòng nhớ quê hương một ngày tưởng ba thu
Cuộc đời trôi nổi, biết ai là người mắt xanh?
Ngọn sóng càng dữ dội, tự nhiên cứ bạc đầu
Mỉm cười muốn đem nông nỗi chậm chạp lại
Viết ra mà bày tỏ với dòng nước chảy về đông
Kẻ tha hương hiện lên trước gió thật xót xa khi mà “ngọn sóng càng dữ dội, tự nhiên cứ bạc đầu”. Dường như cả thể xác và tâm hồn đều bị tiều tụy, tàn tạ đi vì nỗi nhớ trăn trở của kẻ tha hương. Và thân có thể bỏ qua nhưng nỗi niềm với quê hương đất nước lại luôn canh cánh, một mình cô đơn cả một không gian gió hiện lên rộng lớn vô cùng. Cao Bá Quát “nhìn cuộc đời trôi nổi” mà ngao ngán , mặc cảm mà u hoài, bất lực trước thời cuộc. Hình ảnh mưa nặng, gió quẩn mà Cao Bá Quát vẫn mỉm cười để vượt qua tất cả để hướng về quê nhà. Nỗi niềm của kẻ tha hương luôn trân trọng từng ngày trên đời để yêu và dành trọn cho quê nhà. Ở đây gió không chỉ là không gian mà còn là vật cản, là những khó khăn trên cuộc đời mà con người phải vượt qua. Cảnh tha phương khắp muôn nơi làm cho Cao Bá Quát hiểu nhiều điều hơn, nhìn thấy nhiều hơn những gì ông muốn thấy, nhưng con đường đó không thể không đi mà phải bước tiếp. Cao Bá Quát mượn gió để nói hộ tấm lòng mình để bày tỏ với dòng nước chảy về đông. Không gian gió rộng nhưng không thoáng mà là không gian gió bụi mù mịt, không gian ấy như bủa vây tất cả.
Như vậy trăng, gió đã trở thành tín hiệu nghệ thuật, thành một không gian cho niềm cảm xúc mà ở trong không gian ấy mỗi con người tự mình thỏa sức trải lòng để được yêu thương và chia sẻ.
3.1.2.2.Sử dụng hình ảnh sông nước để nói lên niềm cô đơn mênh mông Ở Phương Đông việc sử dụng hình ảnh sông nước thường gợi cảm giác mênh mông vô tận nhưng bất định, đứng trước không gian ấy con người cảm nhận sâu sắc nỗi cô đơn, sự nhỏ bé và cũng thấm thía hơn số phận trôi nổi của mình. Vì thế không có gì lạ khi các nhà thơ sử dụng hình ảnh con sông để nói về nỗi lòng mình, nó có thể là con sông của kỉ niệm - của hiện tại - của tương lai. Bởi vậy khi đứng trước sự bao la, mênh mông của dòng sông ta luôn cảm thấy mình bé nhỏ và đơn độc.
Trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát những hình ảnh: giang biên, giang thượng,
giang nhập, giang can, giang thoại, giang hải, giang liễu… xuất hiện nhiều lần với những ý nghĩa khác nhau. Theo khảo sát Cao Bá Quát sử dụng từ “giang” trong các bài thơ là có 208 bài (chiếm 17,2 %) (Xin xem phụ lục II).
Không có cuộc chia ly nào mà không lưu luyến, bịn rịn, không đau đớn xót xa dù là chia tay ai đi nữa thì không nằm ngoài cảm giác ấy. Dù là chia biệt trong tình cảnh nào là vì cuộc sống mưu sinh, vì đày ải lưu lạc… đều gắn với hình ảnh con sông. Hình tượng con sông đã trở thành biểu tượng cho những cuộc chia li tiễn biệt, biểu tượng cho sự xót xa. Thơ chữ Hán Cao Bá Quát cũng không phải ngoại lệ nên những cuộc chia biệt của Cao Bá Quát là cuộc chia li bắt buộc với quê hương, ta chân bước mà nước mắt rơi đầy xót xa. Con sông vô tình đã trở thành việc phân định giữa quê nhà – quê người, cái khoảng cách xa xôi:
Vũ sắc phong san chân tác thái Thảo trường vân viễn mạn sinh sầu Cố hương tưởng động kinh niên biệt Dị khách phiên đa thử địa du
Ngạn thế phách sơn liên bắc khứ Giang triều tiếp hải nhập tây phù Thanh khan nhất khả yên ba ngoại Hà xí nhân gian vạn hộ hầu
(Quả thật làm ra vẻ gió thoảng, mưa qua
Nảy nỗi buồn man mác trước cảnh mây xa, cỏ lướt
Nỗi biệt ly quanh năm động lòng nhớ cố hương
Nơi này nhiều khách lạ đã qua chơi Hình thế bờ sông như đập vỡ núi tiến về phương Bắc
Sóng sông tiếp sóng biển nổi về phía tây
Nhìn rõ một chiếc thuyền đinh ở ngoài sóng khói sóng