Tình yêu với quê hương Phú Thị

Một phần của tài liệu Tha hương trong thơ cao bá quát (Trang 35 - 53)

CHƯƠNG 2 THƠ THA HƯƠNG VÀ NHỮNG CẢM XÚC, SUY TƯ CỦA NHÂN VẬT TRỮ TÌNH

2.1. Thơ tha hương và những cảm xúc, suy tư về “quê” - “nhà”

2.1.1.2. Tình yêu với quê hương Phú Thị

Từ tình yêu đất nước lớn lao Cao Bá Quát còn có tình yêu thiết tha với quê hương Phú Thị. Yêu quê hương là xúc cảm tự phát trong đáy lòng mỗi con người, tình cảm này dễ thấy khi mỗi lần Cao Bá Quát xa quê:

Ly gia hồ hải hào phi tặc

Duyệt thế phong ba mộng tiệm chân Chỉ yếu bần nang nhàn quản lĩnh Yên hoa lang tạ dị hương xuân

(Lìa nhà lênh đênh nơi hải hồ không phải mới hôm qua

Trải đời lăn lộn trong sóng gió, mộng dần dần thành thực

Chỉ muốn túi cạn tiền (để) khỏi phải trông giữ

Khói hoa ngổn ngang ngày xuân ở quê người)

Di đĩnh nhập Dũng Cảng (48/243) Bản thân ông cũng nhận ra rằng “không phải mới hôm qua” mình mới buộc phải lìa nhà, mà nhà thơ đã từng “trải đời lăn lộn trong sóng gió”. Càng yêu Phú Thị bao nhiêu thì mộng ước về quê lại nhiều lên bấy nhiêu. Ông rất thấm thía cái cảm giác phải xa những gì thân thuộc một thời in đậm trong tâm trí để ngẫm, để mong và nhất là đểkhao khát được trở về. Tâm trạng ngày xuân ở quê người là vậy, cũng không làm cho ông nguôi ngoai nỗi nhớ quê.

Cuộc sống tha hương nay đây mai đó làm cho Cao Bá Quát quanh năm, suốt tháng, lúc nào cũng nhớ quê hương. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, nơi

gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ của ông, lẽđương nhiên là dùở bất cứ nơi đâu ông cũng không bao giờ quên. Nỗi nhớ tạo nên nhiều dòng cảm xúc :

Nhất dạ tương phùng mạc tự mang Bách niên vi khách lộ do trường Đối quân thiên hữu hồ khâu cảm Hà xứ khê sơn thị cố hương

(Một đêm gặp nhau không nên gây bận bịu cho mình

Trăm năm làm khách đường còn dài Đối với ông tôi riêng có tình cảm “ quay đầu về núi”

Nơi nào có núi có khe cũng là quê cũ)

Phục tặng (227/679) Cao Bá Quát tự nhận mình là “khách” và hành trình làm khách còn dài vô tận. Ông hiểu công việc của mình, hiểu nỗi khổ xa quê mình đang gánh, đểnhận ra trở về với quê hương là khó khăn. Khó khăn chồng chất khó khăn, hiện thực đau thương, nhà thơ lại tìm đến giấc mơ:

Giang đầu hiểu nhật trạo ca mang Giang biên tà nhật địch thanh trường Địch thanh nhiễu chẩm tế như ngữ Khách tử mộng trung quy cố hương

(Đầu sông sáng sớm rộn ràng tiếng hát chèo đò

Bên sông chiều xế sáo ngân nga Tiếng sáo quẩn quanh bên gối như giọng tỉ tê

Trong mơ khách trở về quê hương) Văn địch (388/1050) Chỉ bằng một vài câu thơmà gom đầy nỗi nhớ của thi nhân, nhớ cả những điều giản dị nhất “đầu song - bên sông”, tiếng hát, tiếng sáo đãăn sâu vào tâm hồn con người,như lắng lại, như giọng tỉ tê, “quẩn quanh bên gối”. Thực sự khi nỗi nhớ cứ trực hiện trong suy nghĩ nhiều lần, khiến Cao Bá Quát“mơ giữa ban

ngày” như vậy. Trong cảnh sống tha hương lay lắt, nhà thơ không một giây ngưng nghỉ, không thôi nghĩ về quê hương:

Hồi thủ hương sơn biệt mộng tần Nhược vi tương tống cộng triêm cân Nhất sinh tao ngã tu nghi thiệt

Vạn sự quan nhân tích chính thân

(Nhiều lần giấc mộng biệt ly quay đầu về ngọn núi quê nhà

Chả là lúc chia tay nước mắt cùng thấm khăn

Suốt đời (ai mà) gặp ta sẽ bị xấu hổ vì cái miệng lưỡi bề ngoài

Muôn việc giam hãm người, tiếc cho bản thân làm chính trị)

Phục tặng (517/1026)T2 Hiện thực thì phũ phàng nên Cao Bá Quát tìm đến mơ, rồi lại mộng, một trang nam nhi nhưông mà nước mắt không kiềm chế được mỗi khi nhớ về quê nhà.Vì phải suy nghĩ nhiều, bản thân ông cũng giàđi nhiều, tóc bạc đi vìnỗi niềm trăn trở về với quê hương. Cao Bá Quát chỉ mong về với “ngọn núi quê nhà”

quen thuộc, ông “xấu hổ vì cái miệng” và “tiếc cho bản thân làm chính trị”. Thực tếcon đường hoạn lộ đã phơi bày tất cả khiến cho Cao Bá Quát mất niềm tin vào chốn công danh. Giấc mộng trở lại quê nhà không chỉ một lần mà nhiều lần trỗi dậy trong ông, nó càng chứng tỏ tình yêu và nỗi nhớquê hương luôn đong đầy theo thời gian. Những chặng đường tha hương khiến con người thi nhân mệt nhoài, lấy đi của ông cả tâm lực và trí lực nhưng không bao giờ lấy đi được tình yêu ông dành cho quê hương Phú Thị nặng tình, nặng nghĩa biết bao:

Nhất thanh cô ố nhập liêm lung Kinh khởi li nhân phục chẩm trung Khả ức cố hương phong vật phủ

Am la hoàng tiếp lệ chi hồng

Một tiếng cô ố vọng vào rèm cửa sổ Kinh quá, một mình lẻ loi vội núp vào trong gối

Có phải nhớ phong vật quê cũ chăng ?

(Hết) quả am la chín vàng, tiếp đến quả vải thiều chín đỏ

( Văn bá lao (757/ 1533)T2, cô ố: chim tu hú) Hình ảnh, lời thơ giản dị chân thành, nhẹ nhàng mà chứa tình cảm mãnh liệt từng cất giấu trong tim bấy lấu. Một tiếng chim tu hú kêu xé toang cõi lòng, mở ra bao cảnh vật quê hương trong trẻo “ quả vải, quả am la” đều là loại quả quen thuộc vào mùa hè ở quê tác giả. Khi tha hương phải chăng những hình ảnh bình dị lại có sức nhớ mãnh liệt nhất để Cao Bá Quát tưởng tượng ra cả phong vật quê cũ khi vào hè. Rồi còn bao hình ảnh thân thương khác của quê hương ùa dậy trong tâm trí nhà thơ:

Cùng ngữ thôi niên sự Thung ca đới khách sầu Thiều thiều hương khúc viễn Quy hứng động Thương Châu

(Tiếng dế giục giã chuyện năm

Câu ca giã gạo mang nỗi buồn của khách

(Đường về) quê hương quanh co vời vợi

Ý muốn về động đến Thương Châu) Sơ thu cảm hoài(565/1150)T2 Quê hương “mỗi người chỉ một như là chỉ một mẹ thôi” luôn luôn đúng trong mọi trường hợp. Dùđi đâu thì kẻ tha hương vẫn luôn lưu giữ hình ảnh tốt nhất, đẹp nhất về quê hương của mình. Quê hương gắn liền với những câu chuyện cổ của bà, những lời khuyên của mẹ, những kỉ niệm thuởấu thơ bên bạn bè yêu dấu. Vì vậy Cao Bá Quátđã nhớ rất nhiều từng “tiếng dế - câu ca dã gạo”

của quê hương. Ông tự động viên mình rằng “đường về quê hương quanh co vời vợi”. Càng tự trấn an mình thì nỗi buồn lại càng được nhân lên. Tình yêu quê hương là động lực giúp những kẻ tha hương phấn đấu trở về với quê hương. Quê Hương Phú Thị làđiểm tựa vững chắc để mỗi khi thấy bế tắc, buồn tủi, Cao Bá Quát lại có nghỉ ngơi, có nơi che chở. Quê hương những giấc mơ mang tên bình yên. Hình ảnh càng bình dị lại càng có sức tái hiện rõ nét những điều mà Cao Bá Quát muốn thấy ở quê hương thân yêu. Dù là quả vải, hay tiếng dế…. thì tất cả đều được ông mang theo hành trình tha hương .

Ông xa quê vì nhiều lí do, có thể vì công danh, vì mưu sinh và vì thú ngao du sơn thủy. Cuộc vui dù ngắn hay dài thì con người nặng tình ấy cứ nhớ quê hương không yên. Chính vì thế ngay, trong một đêm từ biệt người nhà ông đã phát bệnh, mái tóc bỗng chốc bạc trắng, lệ rơi tràn đến độ đóng băng trên chiếc áo tơi:

Vong tình tự tiếu ngã hà năng Ai lạc niên lai tiệm bất thăng Nại biệt hữu giam tàng cựu kính Công sầu vô ảnh bạn cô đăng

(Tự cười mình chưa tới được bậc

“vong tình”

Mấy năm nay, những nỗi buồn vui dần dần không chịu được

Ly biệt lâu ngày, mảnh gương cũ vẫn phong kín trong gói

Buồn đến rũ rượi, chả thành bóng để bạn với ngọn đèn lẻ loi)

(Dữ gia nhân tác biệt thị dạ dư bệnh chuyển phát)

Cao Bá Quát, một con người tràn đầy khí phách hiên ngang bất khuất, chỉ biết cúi đầu trước hoa mai giờ đây lại nghẹn ngào vì những cảm xúc thân thuộc.

Cảm giác xa quê chứa đựng sự khổ đau:

Du du từ cố quốc Man man hướng trường lộ

(Phó Nam cung, xuất giao môn, biệt chư đệ tử) Mối tình quê hương càng đậm đà bao nhiêu thì nỗi niềm tha hương của ông càng lớn bấy nhiêu. Thật cảm kích hiếm thấy một nhân cách làm người và một tình yêu quê sâu sắc như Cao Bá Quát.

2.1.2. Tình cảm với gia đình

2.1.2.1. Tình yêuthương của Cao Bá Quát với những người thân trong gia đình

Cao Bá Quát luôn dành tình yêu bao la cho những người thân trong gia đình, tình cảm đó luôn được ông nâng niu trân trọng và thể hiện tinh tế trong những vần thơ tha hương.

Việt Nam ta có câu: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới làđạo con”.

Cao Bá Quát cũng giống như những người con, dù là kẻ tha hương nhưng tình cảm ấy không bao giờ mất đi. Ông đi bất cứ nơi đâu, đến bất cứ nơi nào cũng đều nhớ thương cha mẹ, mong cho cha mẹ khỏe mạnh và có người chăm nom:

Tứ bích đao sang hoán quỷ bạn Ngũ canh phong vũ Dạ xoa lân

Cố hương hữu mộng tri hàđáo

Thùy hướng cao đường úy nhị thân?

Đao thương trên bốn vách (ta) làm bạn ma quỷ

Mưa gió suốt năm canh (ta) ở gần quỷ Dạ Xoa

Quê nhà trong mộng biết bao giờ về đến

Nào ai người an ủi mẹ cha?)

( Cửu nguyệt sơ thất nhật dĩ trường sự hạ trấn phủ ngục ) (939/223) Đi xa nhà bao năm, Cao Bá Quát nay lại trong cảnh “làm bạn ma quỷ”, ở biên giới giữa sự sống và cái chết mong manh như vậy ông lại càng nhớ thương cha mẹ và sợ rằng “nào ai an ủi mẹ cha?”. Sợ mình xảy ra điều chẳng lành thì sao, có khi nào người tóc bạc lại tiễn người tóc xanh ? Ông lo cho cha mẹ nơi quê nhà xa xôi không biết sống ra sao. Và một lần nữa ông lại nhờ đến “mộng”

để mong trở về đoàn tụ với gia đình. Một đời cha mẹ tảo tần nuôi khôn lớn,ông cũng mong làm được gìđó cho cha mẹ. Bản thân ông muốn được thực hiện bổn phận chữ “hiếu” phụ dưỡng cha mẹ, người đã cho ông được sinh ra, cho ông được lớn lên và tiếp sức cho ông, trao cho ông niềm tin vào cuộc sống. Khi nhắc về cha mẹ là cảm xúc nhưđong đầy trong lồng ngực của kẻ tha hương, cha mẹ như là động lực, là niềm tin, hi vọng tiếp sức cho những người con xa xứ:

Vĩnh Lợi kiều biên thảo Thanh thanh tự khách y Cao đường phương ỷ vọng (Cỏ bên cầu Vĩnh Lợi

Xanh xanh tựa như áo khách

Cha mẹ vừa tựa cửa trông mong Du tử dĩ tư quy

Giang vũ hàn kiêm phát Sơn vân vãn chính phi Tống quân đa khoản khúc

Nỗ lực ái xuân huy Đứa con xa đã nhớ về

Sông (thì) mưa và lạnh cùng phát ra Núi (thì) mây với chiều cùng bay

Đưa tiễn ông lòng có nhiều băn khoăn

Ra sức yêu nắng xuân)

Phan Hành Phủ đắc hạ hồi tỉnh thân bệnh thư dĩ dự chi (491/970)T2 Trên trái đất có người cha, người mẹ nào có con mà không nâng niu, chiều chuộng yíu thương hết mực. Cao Bâ Quât hiểu điều đó vẵng mô tả lại “cha mẹ vừa tựa cửa trông mong” ngày ngày ngóng con trở về. Cao Bá Quát như dồn nén lại cả bầu trời tình yêu và nỗi nhớ khi nhắc về cha mẹ. Bài thơ là sự hòa quyện giữa thiên nhiên và tâm trạng, cảnh thì pha chút buồn man mác còn lòng người lại buồn da diết. Cha mẹ là người luôn chở che, lo lắng và thương các con, vì vậy không kẻ tha hương nào lại không lăn nước mắt khi nhắc về tình yêu vô bờ bến của cha mẹ mình. Chính bản thân người con Cao Bá Quát cũng không là ngoại lệ mà còn có phần thấm thía hơn vì ông là một kẻ tha hương luôn cô độc:

Địa tích tâm tự viễn Cảnh u vô ngoại phiền Lương công đắc thiên du Tính khiếp đạo sở tồn Viết dư học thiện dưỡng Di du phụng từ nhan Phận túc thuận phỉ đa Thân khang ngô nãi hoan

(Chốn quê vắng thấy long tự xa (thói đời)

Cảnh trí u tĩnh không bị ngoại vật làm phiền não Trời ban cho người có được thú ngao du

Biết tự hài lòng (là) chỗ còn của đạo Bảo rằng ta học cách thiện dưỡng Vui vẻ phụng dưỡng mẹ hiền

Phần ăn không nhiều chỉ cần đủ và vừa lòng mẹ Mẹ khỏe là ta vui)

Phục họa Thương Sơn Công di cư nam viên (531/1055)T2 Bài thơ trên cũng nằm trong chuỗi những bài thơ thể hiện tình cảm với cha mẹ, nằm trong chuỗi bức thư tâm tình bày tỏ nỗi lòng nhớ cha mẹ, lo cho cha mẹ của Cao Bá Quát. Ông biết tự hài lòng “bảo rằng ta học cách thiện dưỡng” để phụng dưỡng mẹ già và “mẹ khỏe là ta vui”. Bởi khi cha mẹ có tuổi thì sức khỏe là quan trọng, có sức khỏe là có tất cả nên ông luôn mong muốn cha mẹ khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần để có thể sống lâu, trường thọ. Đó là tấm lòng của người con hiếu thảo luôn hết lòng vì cha mẹ mà làm tất cả để cha mẹ vui, yên lòng.

Nếu cha mẹ là niềm hạnh phúc của tình phụ tử, mẫu tử thì người vợ lại là niềm hạnh phúc của tình yêu lứa đôi, của nghĩa tao khang. Hạnh phúc gia đình đơn giản, bình dị nhưng lại có sức lay động lớn lao, khiến cho mỗi người khi xa quê luôn nhớ rất nhiều. Cao Bá Quát nhớ như in:

Cao đường lưỡng sứ tư nhi lệ Bạc hoạn tam xuân cảm cựu tâm Đối thấp bần thê phanh Bắc mính Xao môn tiểu nữ lộng Nam âm

(Hai chốn cao đường rơi lệ nhớ con

Chức quan nhỏ mọn qua ba mùa xuân vẫn thương cho tấm lòng cũ Ngồi bên giường người vợ nghèo đun ấm chè bắc

Gõ vào cửa con gái bé chơi khúc nhạc miền Nam)

Bạc mộ tư gia (9/28)T2 Cao Bá Quát nhớ lại cảnh “Ngồi bên giường người vợ nghèo đun ấm chè bắc” và thấm thêm nỗi nhớ con sâu sắc. Cao Bá Quát nhớ bóng dáng người vợ hiền, nhớ con thơ mà xót thương, bản thân là chồng mà lại không phải là trụ cột gia đình cứ bịđi biền biệt, không chăm lo được cho gia đình, là một người cha của các con mà không ở bên các con chăm các con khôn lớn, dạy, yêu thương và chiều chuộng các con. Điều này làm cho ông luôn sống trong day dứt, dằn vặt.

Ở đời được mất khó nói nhưng ông nghiệm ra rằng “Chức quan nhỏ mọn qua ba mùa xuân vẫn thương cho tấm lòng cũ” là dù thế nào chăng nữa vẫn mong được trở về nơi yên bình có vợ con, hạnh phúc giản đơn quây quần bên nhau. Vì sự thiếu thốn tình cảm và nhớ mong nên ông thường hay nghĩ suy:

Nhất giam đăng hạ vạn hàng đề Thử dạ tàn hồn nhiễu tú khuê

Trường hận thùy giao luân cẩm tự ? Độc miên nhân tự vọng Kim kê Hàn y ổn thiếp phong tân tứ Tố quản tiêm minh tẩy cựu đề

(Một phong thư đọc dưới đèn, muôn hàng lệ rỏ

Đêm nay hồn vật vờ quanh chốn buồng thêu

Mối hận vô cũng, ai xui mình bàn việc dệt chữ gấm

Kẻ nằm một mình vẫn trông ngóng tin gà vàng

Chiếc áo rét xếp phẳng phiu, gói ghém bao ý mới

Ngọn bút trắng, nhọn, xóa sạch những lời đề xưa)

Tiếp nội thư tính ký hàn y bút điều sổ sự (332/910) Cao Bá Quát dưng dưng muôn hàng lệ đọc một phong thư nhớ vợ, nhớ nhà và hạnh phúc vỡ òa khi nhận được đồ “áo rét, bút” của vợ gửi cho từ nơi xa xôi.

Thường trực trong ông là ước mong được trở về, cả ngày lẫn đêm để khỏi phải nhớ mong, lụy quê nhà như vậy. Cao Bá Quát là người sống tình cảm nên mọi chi tiết nhỏ nhất đều chạm đến trái tim nhạy cảm của ông. Sung sướng khi nhận được sự quan tâm từgia đình ở nơi phương xa bao nhiều thì lòng ông lại đau như cắt bấy nhiêu : “Đêm nay hồn vật vờ quanh chốn buồng thêu” và “kẻ nằm một mình vẫn trông ngóng tin gà vàng”

Con cái là tài sản quý giá nhất của mỗi gia đình, cho nên tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là rất lớn. Cao Bá Quát cũng vậy:

Ứ dữ cố nhân ngôn Ngô dạ mộng hung bi Chiêm chi viết sinh nam Môn hộ tương xanh chi

……

Dĩ ngã túc tích tâm Vọng ngữ thành lập thì Hàm tiếu thị bồn lan nhất hành sơ phát tư

(Nhớ (có) nói với bạn cũ Ta đêm chiêm bao thấy gấu Xem thế bảo rằng sinh trai Cửa nhà sẽ được chống đỡ

….

Đem cái lòng có từ xưa của ta

Trông mong con sẽ thành lập sự nghiệp

Mỉm cười trông chậu lan Bắt đầu nảy một mầm)

Tiểu nam sinh nhật (685/1383)T2

Một phần của tài liệu Tha hương trong thơ cao bá quát (Trang 35 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)