Thơ chữ Hán Cao Bá Quát có xu hướng vượt khỏi tính khuôn thức, sự gò bó của các thể thơ chữ Hán mà các nhà thơ trước ông chưa làm được. Cao Bá Quát lại có xu hướng từng bước vượt ra ngoài khuôn khổ của thơ Đường luật để tìm đến các thể thơ tự do, phóng túng hơn thể thơ cổ phong.
Thơ Cao Bá Quát thể loại mà ý tứ phong phú và lãng mạn là thể hát nói và thơ chữ Hán. Vì vậy cho ta nhận biết được cảm xúc của ông dạt dào, những khuôn khổ hình thức cứng nhắc không thể bó buộc cá tính và bản lĩnh của ông.
Một phần đóng góp không nhỏ cũng là nét đặc sắc trong thơ văn Cao Bá Quát chính là ngôn ngữ thơ. Nếu ngôn ngữ trong thơ Nôm giàu sắc thái dân tộc, phong phú uyển chuyển, giàu nhạc điệu thì ngôn ngữ thơ chữ Hán chắc nịch, mạnh mẽ, linh hoạt, giàu sắc thái biểu cảm và mang đậm tính cá nhân, bản lĩnh của ông. Giọng điệu trong thơ văn ông nhất là thơ chữ Hán cũng có nhiều sắc thái, nhiều cũng bậc. Nếu như thơ Nôm giọng điệu mát mẻ thì trong thơ chữ Hán sục sôi, hào sảng, trầm lắng, suy tư… thể hiện rõ chất tự sự. Nó hòa quyện trong mạch trữ tình sâu lắng, làm bật lên tình và cảnh, số phận và tâm trạng, hiện thực và mong ước… Thủ pháp nghệ thuật cũng được sử dụng phong phú, nhất là hình
thức liên tưởng với nhiều cấp độ, nhân hóa được sử dụng một cách độc đáo, có hiệu quả nghệ thuật cao.
Thế giới hiện thực trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát hiện lên rất sinh động, đa dạng, nhiều sắc thái, nhiều cung bậc, mới mẻ, khác với những nhà thơ cũng thời. Quyết định sự thành công này chính là do bản lĩnh cá nhân, sự sáng tạo nghệ thuật miệt mài và tâm hồn nhạy bén mẫn cảm trước cuộc đời. Thơ chữ Hán Cao Bá Quát đã làm rõ một tài năng thơ hiếm thấy với vẻ đẹp lương tâm và khí phách sáng ngời.
Ngôn ngữ thơ của Cao Bá Quát là sự trỗi dậy của một hành nhân cô độc.
Mỗi ý thơ là một câu chuyện đời thực gần gũi như chính ông vậy. Tuy có nhiều lúc mọi người đã nhầm tưởng cho rằng ông là một người ngạo mạn nhưng lại ngược lại. Cao Bá Quát là một người hiểu biết và quan tâm tới những điều có khi rất nhỏ nhặt.
Tiểu kết
Con người khi sinh ra đều chịu sự sự chi phối của tạo hóa: “sinh – lão - bệnh - tử” và thời gian, không gian trôi đi không bao giờ quay trở lại. Cách quan niện về không gian, thời gian thời trung đại có sự khác biệt xa với hiện đại. Ở mỗi thời điểm khác nhau sẽ tạo nên những cách suy nghĩ khác nhau ở mỗi con người. Với những vần thơ tha hương của Cao Bá Quát qua mỗi chặng đường ông đi để lại dấu ấn không thể quên bằng những bài thơ nặng nghĩa tình ông gửi gắm cho quê hương, cho những người ông yêu thương. Sự nhận thức về tài năng, về ý nghĩa của khoảng cánh xa xôi cả về không gian, thời gian xa xôi nỗi nhớ mong trở về quê càng mãnh liệt, thôi thúc hơn bao giờ hết. Cao Bá Quát là một người trí thức khi trở về với quê hương thì đã không còn cảm giác tha hương nữa. Điều đó chính tỏ rằng khi trở về nhà chốn an yên nhất bản thân ông sẽ không còn lo lắng hay xa cách, đợi chờ khó chịu mà ông đã trải qua trước đây nữa. Từng bước chân, từng bài thơ tha hương để lại của Cao Bá Quát là một tình yêu cao cả dành cho quê hương, đất nước, là cách cảm nhận tinh tế từng bước đi của đời mình mà viết nên bức tranh thơ đa dạng, phong phú và nhất là sự thành công trong việc sử dụng chữ Hán, với ngôn ngữ giản dị, gần gũi cho ta thấy như chính ta cũng ở trong đó. Thơ Cao Bá Quát đơn giản mà thấm thía sâu sắc tạo nên văn phong rất riêng biệt.