CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ THẾ SỰ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN BỈNH KHIÊM
3.2. Xây dựng các hình tƣợng nghệ thuật
Việc xây dựng thành công các hình tượng nghệ thuật là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự độc đáo trong sáng tác thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm đặc biệt là trong việc thể hiện chủ đề thế sự.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật” [146; 19].
Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu, hình tượng nghệ thuật là hình tượng ngôn từ. Trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật góp phần thể hiện chủ đề về hiện thực đời sống đương thời với hình tượng độc đáo mang ý nghĩa khái quát, tố cáo và phê phán bản chất của những hạng người trong xã hội. Đó là những hình tượng được lấy từ hiện thực cuộc sống và cả những hình tượng mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu trưng.
Trong các sáng tác viết bằng chữ Hán, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã xây dựng thành công hình tượng quan lại đương thời như trong bài Cảm thời cổ ý những kẻ gặp thời được làm quan hưởng bổng lộc cuộc đời, được sống trong nhung lụa giàu sang, quyền quý:
Chợt gặp được cuộc gió mây, Bèn lên đường tìm tước lộc.
Thế rồi hương trời lay động áo bào tía, Móc sớm sáng cả dây thao đỏ.
Hô đằng trước có ngàn quân, Theo đằng sau có hàng trăm ngựa.
Ấn tín đeo bên trái bên phải, Ao đài từng lớp, từng lớp.
Hầu thiếp khoe lụa là, Đồ dùng đều sơn phết.
Thời cuộc thay đổi khiến cho những con người tầm thường: “Vốn từ bé đã là đứa bặm trợn” cũng được đổi đời được mặc áo bào tía, đeo dây thao đỏ,
“Hô đằng trước có ngàn quân”… Đây là điều mà nhiều nho sĩ đương thời phải lao công đèn sách cũng không đạt được. Qua đó thấy được ngòi bút chân thực
của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi miêu tả hình tượng quan lại. Họ là những người có quyền lực, là tầng lớp sẽ đảm nhận trách nhiệm cao cả lo cho dân cho nước đem hết tài năng của mình ra để phục vụ triều đình. Thế nhưng hình tượng những viên quan lại ở đây lại tỏ ra nhu nhược hèn kém:
Nhưng nói đến việc sửa trị quốc gia thì đáng cười là chẳng có thuật gì.
Muốn thắng nên làm tiêu ma cả lí lẽ,
Khí kiêu căng nên chí cũng chuộng việc rông chơi.
Một khi nghe nói đại địch kéo đến,
Hèn yếu nên chân đã run lẩy bấy toan chạy trước.
Bỏ trốn, gửi thân nơi cỏ hoang,
Chỉ cần che đậy, không phải phí công đào lỗ chôn cất.
(Cảm thời cổ ý)
Chân dung quan lại đương thời hiện lên thật sống động qua ngòi bút miêu tả của nhà thơ.
Hình tượng người phụ nữ có chồng đi chinh chiến nơi biên ải xa xôi xuất hiện trong hai bài thơ Thu thanh và Khuê tình là hình tượng tiêu biểu có sức tố cáo mạnh mẽ hậu quả của cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến đương thời. Họ là những người thiếu phụ trẻ tuổi nhưng do chiến tranh mà phải sống trong cảnh cô đơn lạnh lẽo chỉ có một mình trong chốn khuê phòng:
Đêm đêm người vợ lính thú đau buồn không ngủ được, Chỉ nghe tiếng dế kêu càng thêm nỗi bất bình.
(Thu thanh) Bỗng luồng khí lạnh thấm nhập vào trong buồng, Khiến người ta mới thấu mối tình kẻ biệt ly.
Mơ mộng tới ải xa mà bấy lâu không tin tức gì,
Lòng buồn văng vẳng tưởng như nghe có tiếng trống trận.
(Khuê tình)
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ chốn khuê phòng với tâm trạng buồn đau, mong ngóng người chồng ở nơi trận mạc được Nguyễn Bỉnh Khiêm tạo dựng lên thật xót thương. Hình tượng người phụ nữ đã vượt lên trên sự tố cáo thông thường mà trở thành một hình tượng đại diện cho cả một tầng lớp, cho cả số đông người phụ nữ đương thời cất lên tiếng nói đòi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi. Qua việc xây dựng hình tượng này Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mang lại tính chất tiến bộ trong những sáng tác bằng chữ Hán đương thời, theo lời nhận định của nhà nghiên cứu Vũ Thanh thì: “Phải chăng đây cũng chính là sự mở đầu cho khuynh hướng phản đối chiến tranh một cách sâu sắc thông qua tâm trạng của người chinh phụ mà Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm sau này là tiêu biểu?” [378; 78].
Bên cạnh những hình tượng lấy từ hiện thực đời sống thì các bài thơ viết bằng chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn sử dụng những hình tượng ẩn dụ mang ý nghĩa biểu trưng thông qua các con vật có trong cuộc sống thường ngày. Các hình tượng ẩn dụ là những hình tượng được tạo ra do sự liên tưởng tưởng tượng gắn với một ý nghĩa nhất định. Các hình tượng ẩn dụ là phương tiện nghệ thuật được nhà thơ sử dụng để phản ánh những vấn đề của hiện thực xã hội, các hình tượng đó gần gũi với những đặc tính nổi bật khiến người đọc liên tưởng đến con người và các hiện tượng trong đời sống xã hội.
Để phê phán tầng lớp quan lại đương thời nhà thơ đã sử dụng rất thành công các hình tượng nghệ thuật ẩn dụ mà cụ thể đó là hình ảnh của loài chuột, chim khướu, cá lớn cá bé.
Loài chuột lớn tàn phá mùa màng, đục khoét kho đụn của nhân dân là hình tượng ẩn dụ về bọn quan lại tham lam vơ vét của cải của người dân:
Con chuột kia sao mày bất nhân,
Vụng trộm thêm nhiều âm mưu độc hại.
Đồng nội có mạ khô, Kho đụn không thóc thừa.
Vất vả nghèo khổ, người nông phu than vãn, Đói và gầy trên đồng ruộng kêu khóc.
Thà nhá cái yên ngựa của nước Ngụy, Thà ăn trộm cái sừng trâu của nước Lỗ.
Sinh mệnh của dân chúng rất quan trọng, Tàn hại sao mà quá thảm khốc.
(Ghét chuột)
Hình tượng này cho người đọc thấy được sự tàn phá, những việc làm gian xảo của bậc quan lại đương thời.
Cùng với đó còn là hình tượng con khướu một loài vật có đặc tính lanh chanh với cái lưỡi đong đưa uốn éo là hình tượng phúng dụ về loại người giả dối hay nịnh hót sàm tấu xuất hiện nhiều ở chốn quan trường. Loại này bằng miệng lưỡi của mình có thể đổi trắng thay đen một cách đáng sợ. Qua hình tượng khướu trăm lưỡi nhà thơ phê phán lũ gian thần đương triều gian ngoan xảo quyệt thường uốn lưỡi hại người:
Khướu cũng thuộc họ nhà chim, chỉ có là tính lanh chanh, Có cái lưỡi rất lợi hại, uốn mình đong đưa
(Chim khướu)
Cùng viết về sự phê phán quan lại đương thời ngoài hai hình tượng về loài chuột, chim khướu Nguyễn Bỉnh Khiêm còn sáng tạo nên hình tượng rất độc đáo thường thấy trong tự nhiên đó là hình tượng cá lớn ăn thịt cá bé. Đây được coi là một hiện tượng, một quy luật mang tính phổ biến mà mọi người đều thấy được trong tự nhiên những loài cá nhỏ bé thì thường sẽ trở thành con mồi chi những loài lớn hơn chúng, bản thân những loài cá bé thì thường không có sức mạnh để chống lại những loài lớn hơn mình mà chúng đành phải chấp nhận số phận bị những kẻ mạnh hơn ăn thịt. Nhà thơ đã rất sáng tạo khéo léo vận dụng quy luật thường gặp trong tự nhiên này để tạo dựng lên
một hình tượng mang ý nghĩa tố cáo, phê phán cao về những tên tham quan cậy uy quyền mà hà hiếp, bóc lột dân chúng:
Sao mà con cá lớn ở sông kia, Cậy khỏe ăn thịt con nhỏ.
Chẳng khác gì con rắn nuốt ngốn, Cũng giống như con rái cá lùng đuổi.
Ao ngầu bỗng rỗng không, Lòng tham chưa no chán.
Chỉ cốt béo thân mình,
(Lâm quán quan ngư, kiến ngự ngư thực tiểu ngư cảm tác) Từ hình tượng cá lớn cá bé nhà thơ vừa phê phán, vừa nhắc nhở lũ quan lại đương thời chớ cậy quyền thế mà bóc lột, bắt nạt người dân, hãy biết sống yêu thương hòa thuận để cuộc sống được yên ổn lâu dài:
Tất cả các loài cá to cá nhỏ nên sống yên ổn cùng nhau, Đừng dùng mưu mẹo mà tranh giành hại nhau.
Hình tượng ẩn dụ, phúng dụ là hình tượng khá đa dạng, độc đáo được Nguyễn Bỉnh Khiêm khéo léo vận dụng trong những sáng tác thơ văn của mình. Việc sử dụng những hình tượng này đã tạo nên sự sinh động, sức hấp dẫn cho những bài thơ viết bằng chữ Hán, đồng thời mang lại những hiệu quả và thành công cao về mặt nghệ thuật trong chùm thơ thế sự viết về quan lại phong kiến đương thời.