Vận dụng các thể thơ

Một phần của tài liệu Chủ đề thế sự trong thơ chữ hán nguyễn bỉnh khiêm (Trang 69 - 77)

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ THẾ SỰ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN BỈNH KHIÊM

3.3. Vận dụng các thể thơ

Một trong những thành công về mặt nghệ thuật đã góp phần thể hiện được chủ đề thế sự trong thơ chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm đó là việc nhà thơ đã vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo các thể thơ khác nhau trong những sáng tác của mình. “Thơ chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu chia thành hai loại thơ Đường luật và thơ cổ phong. Trong thơ Đường luật, ông sáng tác cả

thất luật và ngũ luật, nhưng thơ thất luật chiếm số lượng trội hơn. Còn trong thơ cổ phong, hầu như ông chỉ dùng ngũ ngôn là chính”. [424; 78]

Nói đến nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm việc xem xét vị trí của thể thơ có một ý nghĩa quan trọng tương đối. Vì trong quá trình sáng tác thơ ca nhà thơ thường tìm đến một thể thơ nào đó để có thể chuyền tải được cảm hứng sáng tạo của mình một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nhà thơ sáng tác thể thơ này hay thể thơ kia chủ yếu là do yêu cầu chuyền tải cảm hứng cho nên hình thức nào chuyền tải đạt nhất mạch cảm hứng của các tác giả là hình thức tối ưu trong sáng tạo nghệ thuật.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhà Nho được giáo dục bởi mô hình Nho giáo truyền thống chân chính cho nên những sáng tác văn học của ông thường gắn với những thể thơ quen thuộc vốn thường được các nhà Nho sử dụng. Nguyễn Bỉnh Khiêm thường được ví là người đã sống trong môi trường thơ Đường luật như cá sống trong nước, cho nên mọi quy luật ông đều nắm rất rõ. Những sáng tác của ông trong thơ Đường luật đã cho thấy được sự xuất hiện của cả hai con người xuất thế và nhập thế, nhưng cái lõi cốt yếu thì vẫn là kiểu người ung dung tự tại vượt lên trên mọi thế thái nhân tình.

Nhưng trước hiện thực xã hội đương thời với nhiều biến động thời cuộc thì rối ren, thói đời thì suy đạo dường như những vần thơ bị gò bó trong một khuôn khổ chật hẹp của thơ Đường luật đã làm ràng buộc tầm suy nghĩ của ông. Điều này, buộc Nguyễn Bỉnh Khiêm phải tìm đến một thể thơ khác giúp ông có thể tự do bộc lộ những suy nghĩ, trăn trở của bản thân “Ông đành “phá rào” tìm đến thể ngũ ngôn trường thiên thay cho thể Đường luật để mở rộng dung lượng phản ánh của tác phẩm, trong đó ông đối diện trực tiếp với thế sự và trở thành nhà bình phẩm thế sự”.

Cụ thể, việc sử dụng những thể thơ Đường luật là thất luật nhà thơ đã vận dụng thể thơ này rất thành công trong việc phê phán, lên án chiến tranh

loạn lạc, cuộc nội chiến tranh giành giữa các tập đoàn phong kiến trong chùm thơ Cảm hứng

Lạc lạc can qua mãn mục tiền, Nhân dân bôn thoán dục cầu tuyền.

Điên liên huề bão ta vô địa, Ái hộ căng linh bản hữu thiên.

Nghịch tặc xương cuồng phạm đế kinh, Chủ ưu thần nhục trọng thương tình.

(Cảm hứng thi, bài 3) Liên miên chinh phạt vương sư lão, Lũy thế chinh thâu quốc dụng đoàn.

(Liền năm chinh phạt quân nhà vua mệt mỏi, Bao đời xâu thuế vận chuyển của nước kiệt quệ).

(Cảm hứng thi, bài 6) Cổ lai quốc dĩ dân vi bản,

Đắc quốc ưng trị tại đắc dân.

(Xưa nay nước lấy dân làm gốc,

Nên biết được nước là do được lòng dân).

(Cảm hứng thi, nhất) Yếm khan nghịch tặc cửu xương cuồng, Hỗ chiến giao tranh bán sát thương.

Liệt hỏa viêm viêm phần ngọc thạch, Cô ưng ngạc ngạc bố loan hoàng.

(Ngán xem nghịch tặc rông rỡ đã lâu, Đánh lẫn nhau chết một nửa.

Lửa dữ cháy bừng bừng thiêu đốt cả ngọc đá,

Một con chim ưng hung dữ khủng bố chim loan chim hoàng).

(Cảm hứng thi, nhị)

Tuy sử dụng thể thơ có sự gò bó về niêm luật, hình thức nhưng vẫn được Nguyễn Bỉnh Khiêm vận dụng rất linh hoạt, sáng tạo trong những bài thơ mang nội dung tố cáo, phê phán chính trị xã hội đương thời. Việc vận dụng những thể thơ Đường luật kết hợp với những từ ngữ, hình ảnh mang giá trị tố cáo mạnh mẽ đã tạo lên một dòng thơ thế sự mang nhiều màu sắc thời sự.

Bên cạnh những bài thơ mang tính thời sự chúng ta còn thấy được những vần thơ mang giá trị nhân văn sâu sắc như:

Hốt văn hàn khí xâm liên mạc, Thỉ giác nhân tình hữu biệt ly.

Khứ mộng bất từ sa tái viễn, U hoài hoàn động cổ tì ti.

(Bỗng luồng khí lạnh thấm nhập vào trong buồng, Khiến người ta mới thấu mối tình kẻ biệt ly.

Mơ mộng tới ải xa mà bấy lâu không tin tức gì,

Lòng buồn văng vẳng tưởng như nghe có tiếng trống trận).

(Khuê tình) Tiêu điều thu dạ trích hàn canh,

Ngọc luật hồi âm ám thổ thanh.

Đán giác thụ gian minh tích tích, Hốt kinh nguyệt dạ hưởng tranh tranh.

Sơ văn thú phụ sầu vô mị,

Tựa xúc hàn tương nhạ bất bình

(Đêm thu vắng chỉ nghe giọt nước đồng hồ thánh thót, Thoáng nghe như có tiếng tơ lòng từ đâu dội đến.

Trong bụi cây nghe có tiếng râm ran,

Dưới trăng lại cũng nghe có tiếng vang vang rất sợ.

Đêm đêm người vợ lính thú đau buồn không ngủ được, Chỉ nghe tiếng dế kêu càng thêm nỗi bất bình).

(Thu thanh)

Một trong những thành công khác đó là việc Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng thể thơ ngũ ngôn tự do để qua đó tái hiện lại bức tranh hiện thực xã hội đương thời, đồng thời qua đó phê phán tầng lớp thống trị quan lại, quý tộc đương thời đã áp bức, bóc lột nhân dân đẩy người dân vào cảnh cơ cực, nghèo khổ. Như trong bài Thương loạn hình ảnh người dân hiện lên thật xót xa:

Chiến tranh hỗ tương tầm, Họa loạn chí thử cực.

Trắc đát vô nhân đoan, Tàn sát hữu quỷ tặc.

Cư ốc chiết vị tân, Canh ngưu đồ nhi thực.

Nhương đoạt phi kỉ hóa, Hiếp dụ phi kỉ sắc.

Kiến hãm trọng đồ thán, Sở quá sinh kinh cức.

Tiều tụy tư vi thậm, Ai tố mạc năng đắc.

(Chiến tranh tiếp liền nhau,

Họa loạn đến như thế này là cùng cực.

Không có đầu mối lòng nhân biết xót thương, Có sẵn loài giặc quỷ thích tàn sát.

Nhà ở đem phá nát làm củi, Trâu cày đem mổ làm thịt ăn.

Cướp đoạt tài sản không phải là của mình, Hiếp dỗ người không phải là vợ mình.

Mắt thấy nơi nơi đều là lầm than,

Khắp chốn đi qua đều thấy sinh gai góc.

Tiều tụy đến như thế là quá lắm, Thương xót van kêu đâu có được).

Những bài thơ ngũ ngôn trường thiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm kéo dài hàng mấy chục câu lại có bài mở rộng kích thước tới vài ba trăm câu. Ở những bài thơ ngũ ngôn cổ phong tác giả đã tự thuật lại những sự việc đang diễn ra nóng hổi quanh mình và bình luận giảng giải đối thoại về những sự việc này; tiêu biểu đó là bài Cảm hứng dài ba trăm câu được ví như một bức tranh sinh động được thêu vẽ qua ngòi bút tài hoa, sắc nét của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Sư quân thần bất thần, Sư phụ tử bất tử.

Tạ kiên thị nhẫn vi,

Phân canh diệc võng quý.

Sở đế ngoại dương tôn, Tùy cung nội tư thị.

(Thờ vua mà bề tôi chẳng ra kẻ bề tôi, Thờ cha mà con chẳng ra con.

Bắn vào vai còn lỡ lòng làm,

Chia bát canh cũng không thấy thẹn.

Vua Sở bề ngoài có sự suy tôn,

Trong cung nước Tùy có sự tư thông với nhau).

Những vần thơ ngũ ngôn của Nguyễn Bỉnh Khiêm khiến chúng ta liên tưởng đến những bài vè năm chữ, một thể loại dân gian rất giàu tính thời sự và tính thông tấn báo chí phổ biến ở thế kỷ XIX.

Trong bài Cảm thời cổ ý cũng thấy được sự thành công trong việc sử dụng thể thơ ngũ ngôn tự do đã góp phần tái hiện được thay đổi của thời thế đã biến những kẻ vốn rất bình thường trở thành một ông quan có quân binh theo hầu, có tiền vàng lụa là súng sính:

Phong vân nhất cảm hội, Đam khuê mi lộc trật.

Thiên hương động tử bào, Triêu lộ lạn chu thụ.

Tiền hô, binh thiên phu, Hậu ủng, mã bách thất.

Ấn đệ hoàn tả hữu, Trì đài liệt giáp ất.

Tân dắng đấu ỷ hoàn, Khí phẫu thi diên tất.

Phòng long quýnh liên tinh, Lẫu sưu lạn tỉ trất.

(Chợt gặp được cuộc gió mây, Bèn lên đường tìm tước lộc.

Thế rồi hương trời lay động áo bào tía, Móc sớm sáng cả dây thao đỏ.

Hô đằng trước có ngàn quân, Theo đằng sau có hàng trăm ngựa.

Ấn tín đeo bên trái bên phải, Ao đài từng lớp, từng lớp.

Hầu thiếp khoe lụa là, Đồ dùng đều sơn phết).

Dường như với thể thơ ngũ ngôn tự do đã làm cho ngòi bút của Nguyễn Bỉnh Khiêm được phóng khoáng, thoáng đạt hơn, ông thoải mái bày tỏ quan điểm tư tưởng của mình đối với thời cuộc, những con chữ cứ tuôn ra như chính những suy nghĩ mà ông đang trăn trở. Nhà thơ không cần phải nhấc bút để đắn đo cân nhắc như những bài thơ Đường luật mà tự do viết theo ý niệm, tâm tư của bản thân.

Tiểu kết chương 3

Như vậy, qua việc khảo sát các biện pháp nghệ thuật góp phần làm nổi bật chủ đề thế sự trong thơ chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm như: sử dụng điển cố điển tích, xây dựng các hình tượng nghệ thuật, vận dụng linh hoạt các thể thơ; chúng tôi thấy được nhà thơ đã lựa chọn các phương thức khác nhau để thể hiện tư tưởng, quan điểm của bản thân trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.

Chính những biện pháp nghệ thuật đó đã tạo cho nội dung thơ thế sự thêm sinh động, giàu tính biểu cảm.

Một phần của tài liệu Chủ đề thế sự trong thơ chữ hán nguyễn bỉnh khiêm (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)