1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
1.2.1.5. Tài nguyên khí hậu
Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, có mùa đông lạnh. Mùa hạ nóng ẩm, mƣa nhiều; mùa đông lạnh và ít mƣa.
● Chế độ nhiệt:
Nền nhiệt ở tỉnh Nghệ An tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm ở vùng đồng
15
bằng, trung du dao động trong khoảng 23 – 240C (bảng 1.1). Nhiệt độ giảm dần theo độ cao đạt khoảng 20oC ở độ cao khoảng 700m lên đến độ cao từ 1100 – 1700m nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 15-18oC.
Vào mùa đông do địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa đông bắc nên nhiệt độ xuống thấp, nhiệt độ vào các tháng 12-2 năm sau thường dao động trong khoảng 17-19oC. Các huyện thuộc phía Tây và Tây Bắc có nơi xuống rất thấp, dưới 140C. Từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 26 – 300C.
Tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 28-30oC.
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (°C)
TT Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm 1 Quỳ Châu 17,4 18,8 21,3 24,9 27,1 28,3 28,2 27,6 26,3 24,1 21,1 17,8 23,6 2 Quỳ Hợp 17,5 18,7 21,2 24,9 27,4 28,6 28,7 27,8 26,5 24,3 21,3 18,1 23,8 3 Tây Hiếu 17,2 18,6 20,9 24,7 27,5 29,0 29,0 28,0 26,6 24,3 21,5 17,9 23,8 4 Quỳnh Lưu 17,6 18,5 20,4 24 27,3 29,4 29,2 28,3 27,0 25,0 22,1 18,7 24,0 5 Tương Dương 18,2 19,8 22,4 25,8 27,6 28,5 28,3 27,6 26,6 24,5 21,6 18,4 24,1 6 Con Cuông 17,8 19,0 21,4 25,2 27,7 29,1 29,0 28,1 26,7 24,5 21,6 18,3 24,0 7 Đô Lương 17,8 18,8 21,0 24,7 27,7 29,4 29,2 28,3 26,9 24,8 22,0 18,7 24,1 8 Vinh 17,7 18,5 20,7 24,5 27,9 30,0 30,0 28,9 27,2 24,8 22,0 18,7 24,2 Nguồn: Đề tài BĐKH – 24 [17]
● Chế độ mưa - ẩm
Lƣợng mƣa trung bình năm toàn tỉnh dao động từ 1200 - 2100mm/năm và có sự phân bố tăng dần từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông. Lƣợng mƣa chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa và mùa ít mƣa. Sự phân bố lƣợng mƣa theo thời gian có liên quan chặt chẽ với chế độ gió mùa và tác động của địa hình. Mùa ít mƣa phù hợp với thời kỳ hoạt động của gió mùa đông bắc, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa vào thời kỳ này chỉ chiếm 15 – 20% lƣợng mƣa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1 và 2, lƣợng mƣa trung bình tháng đạt 13 - 40mm/tháng.
Bảng 1.2. Tổng lƣợng mƣa trung bình tháng và năm (mm)
TT Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
1 Quỳ Châu 16,2 15,1 31,7 135,9 236,1 200,6 202,6 270,8 291,5 231,2 46,1 17,6 1695,4 2 Quỳ Hợp 18,3 22,3 35,8 77,7 213,4 186,9 184,3 265,3 303,4 247,9 40,9 17,9 1614,1 3 Tây Hiếu 21,7 22,5 30 65,3 158,5 170,5 196,4 255,7 328,3 283,9 53,4 21,2 1607,4 4 Quỳnh Lưu 16,4 24,3 33 55,8 105,8 122,5 141,4 238,8 404,4 357,3 81,2 31,6 1612,5 5 Tương Dương 13,1 16,9 33,4 77,3 154,7 153,1 171,8 234,7 206,2 170,7 30,6 11 1273,5 6 Con Cuông 36,8 38 50,6 83,3 191,1 152,2 178,3 260,9 334,7 299,4 70,6 30,1 1726,0 7 Đô Lương 34,1 35 42,6 82,9 176,6 140,4 168,2 254,3 342,6 407,5 96,3 31,9 1812,4 8 Vinh 52,1 40 50,9 62,5 151,9 102,1 126,7 246 457,6 570,5 159,1 69,1 2088,5
Nguồn: Đề tài BĐKH – 24 [17]
Mùa mƣa trùng với mùa hoạt động của gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng
16
10 có lƣợng mƣa chiếm tới 85% lƣợng mƣa cả năm. Tháng nhiều mƣa nhất là các tháng 8, 9 và 10 với lượng mưa tháng đạt khoảng 230 – 570mm. Vào mùa mưa thường có bão vào các tháng 8-10, làm gia tăng đáng kể lƣợng mƣa của các tháng này, nhất là tại vùng ven biển của tỉnh.
Độ ẩm tương đối trung bình toàn tỉnh trên 80%. Độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa, vùng có độ ẩm cao nhất là thƣợng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam huyện Kỳ Sơn, Tương Dương.
Sự phân bố độ ẩm phù hợp với sự phân bố mƣa về cả thời gian lẫn không giản. Độ ẩm lớn nhất trong năm xảy ra vào tháng 8 và nhỏ nhất vào tháng 1, tháng 2. Vào mùa gió mùa Đông Bắc và thời kỳ chuyển tiếp sang gió mùa Tây Nam lƣợng bốc hơi lớn, do đó phần lớn diện tích của tỉnh có độ ẩm trung bình thấp khoảng 75%. Vào mùa gió mùa Tây Nam, độ ẩm trung bình trong những tháng này trên địa bàn tỉnh đều đạt trên 80%, tháng 7,8,9 thường đạt giá trị cao nhất, nhiều ngày độ ẩm trên 80%, có nơi đạt 90%.
● Các hiện tượng khí hậu cực đoan
Bên cạnh những mặt thuận lợi, khí hậu tỉnh Nghệ An cũng có những hiện tượng khí hậu cực đoan gây ảnh hưởng đáng kể đến ngành du lịch.
- Bão: là một tỉnh với 82km đường bờ biển, Nghệ An chịu nhiều ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Số liệu trung bình nhiều năm cho thấy, hàng năm có khoảng 0,2 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Nghệ An [17]. Mùa bão thường vào tháng 8 đến tháng 10.
Sau bão thường xảy ra lũ lụt, dịch bệnh có nhiều điều kiện phát triển. Bão thường gây thiệt hại lớn về người và của cho tỉnh Nghệ An.
Bảng 1.3. Tần suất bão trung bình tháng và năm ảnh hưởng trực tiếp đến đoạn bờ biển tỉnh Nghệ An giai đoạn 1960-2013
Đoạn bờ biển I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng Nghệ An 0 0 0 0 0 0 0,02 0,06 0,08 0,06 0 0 0,2
Nguồn: Đề tài BĐKH – 24 [17]
- Nắng nóng
Theo chỉ tiêu, ngày nắng nóng là ngày có nhiệt độ tối cao ngày Tx ≥35°C. Tổng số ngày nắng nóng trung bình tháng và năm tại tỉnh Nghệ An đƣợc trình bày trong bảng 1.4.
Ở vùng đồng bằng ven biển, số ngày nắng nóng phổ biến dao động trong khoảng 24-45 ngày/năm.
Trong các thung lũng, số ngày nắng nóng nhiều hơn, phổ biến dao động trong
17
khoảng 55-83 ngày/năm, đặc biệt ở Tương Dương, số ngày nắng nóng có thể đạt 83 ngày/năm.
Bảng 1.4. Số ngày nắng nóng trung bình tháng và năm (ngày)
TT Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm 1 Quỳ Châu 0,1 0,7 2,8 6,5 10,5 12,6 13 7,5 1,8 0,2 0,1 0 55,8 2 Quỳ Hợp 0,1 0,6 2,8 7,1 11,7 13,3 13,9 8,4 2,3 0,1 0,2 0 60,5 3 Tây Hiếu 0 0,4 1,8 5,2 10 12,9 13,9 6,9 1,7 0,2 0,1 0 53,1 4 Tương Dương 0,2 1,6 5,9 11 15 16,6 15,4 11,5 4,7 0,7 0,6 0,1 83,3 5 Con Cuông 0 0,5 2,4 6 11 15,2 15,4 10,4 3,4 0,2 0,2 0 64,7 6 Đô Lương 0 0,1 0,8 3,2 8,8 12,9 12,3 6,4 2,2 0,1 0,1 0 46,9 7 Quỳnh Lưu 0 0 0,1 0,8 4,1 9 6,5 2,8 0,9 0 0 0 24,2 8 Vinh 0 0,1 0,8 2,4 7,9 12,3 13,2 6,8 1,7 0,1 0 0 45,3 Nguồn: Đề tài BĐKH – 24 [17]
Thời kỳ có nhiều ngày nắng nóng nhất trong năm thường là các tháng giữa mùa nóng, tháng VI, VII.
- Gió phơn Tây Nam: là một loại hình thời tiết đặc trƣng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ, xuất hiện vào tháng 7, tháng 8, bình quân mỗi năm khoảng 20 – 30 ngày.
Các thung lũng phía tây như Con Cuông, Tương Dương chịu ảnh hưởng nhiều nhất (kéo dài 40 – 50 ngày), nơi ít nhất là Quỳnh Lưu, Quỳ Châu (10 – 15 ngày). Gió Tây Nam đã gây ra khô nóng, hạn hán, ảnh hưởng tới hoạt động du lịch.
- Số ngày mưa lớn
Mƣa lớn (≥50mm/ngày) là hệ quả của một số loại hình thời tiết đặc biệt nhƣ bão, áp thấp nhiệt đới hay dải hội tụ nhiệt đới, front lạnh, đường đứt... Đặc biệt khi có sự kết hợp của chúng sẽ càng nguy hiểm hơn gây nên mƣa, mƣa vừa đến mƣa to, trong một thời gian dài trên một phạm vi rộng.
Bảng 1.5. Số ngày mƣa lớn trung bình tháng và năm (ngày)
TT Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm 1 Quỳ Châu 0 0 0 0,3 0,6 0,9 0,6 1,1 1,8 1,3 0,2 0 6,8 2 Quỳ Hợp 0 0 0 0,2 1 0,9 0,8 1,2 1,6 1,4 0,1 0 7,2 3 Tây Hiếu 0,1 0 0 0,2 0,7 0,7 0,9 1,3 1,9 1,7 0,1 0 7,6 4 Tương Dương 0,1 0 0 0 0,5 0,6 0,6 0,9 1,1 1 0,1 0 4,9 5 Con Cuông 0,1 0 0,1 0,2 0,9 0,9 0,9 1,2 2,1 1,6 0,2 0 8,2 6 Đô Lương 0 0 0,1 0,3 0,8 0,6 0,9 1,4 2 2 0,4 0 8,5 7 Quỳnh Lưu 0 0 0 0,2 0,5 0,7 0,8 1,3 2,3 2,1 0,4 0,1 8,4 8 Vinh 0 0 0,1 0,1 0,9 0,6 0,6 1,5 2,8 3,4 0,6 0,1 10,7 Nguồn: Đề tài BĐKH – 24 [17]
Số liệu thống kê cho thấy: hàng năm ở Nghệ An có khoảng từ 5 đến 11 ngày mƣa lớn/năm. Vùng ven biển có số ngày mƣa lớn nhiều hơn so với vùng núi.
18
Thời kỳ có nhiều ngày mƣa lớn trong năm ở Nghệ An là các tháng giữa mùa mƣa chính vụ - tháng VII, IX. Các tháng mùa khô, mùa ít mƣa (từ tháng XII đến tháng III) rất ít khi gặp ngày có mƣa lớn.