Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương ngành du lịch do tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh nghệ an (Trang 49 - 54)

1.3. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THIÊN TAI TẠI TỈNH NGHỆ AN

1.3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Nghệ An

Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường công bố năm 2016 [2] theo hai kịch bản nồng độ khí nhà kính là kịch bản trung bình RCP 4.5 và kịch bản cao RCP 8.5.

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, trong thế kỷ 21, nhiệt độ không khí bề mặt (nhiệt độ) trung bình năm, mùa (đông, xuân, hè, thu) ở tất cả các vùng của Việt Nam đều có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở (1986-2005), với mức tăng khác nhau phụ thuộc vào các kịch bản, vùng khí hậu.

Biến đổi khí hậu trong tương lai được phân tích và trình bày cho các giai đoạn:

đầu thế kỷ 21 (2016-2035), giữa thế kỷ 21 (2046-2065) và cuối thế kỷ 21 (2080-2099).

Theo kịch bản RCP 4.5, vào giữa thế kỷ 21,nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 1,3 đến 1,7oC.

Theo kịch bản RCP 8.5, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 1,8 đến 2,3oC.

Đối với tỉnh Nghệ An:

 Nhiệt độ

Biến đổi nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Nghệ An so với thời kỳ cơ sở 1986- 2005 theo các kịch bản:

+ Kịch bản RCP 4.5: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm là 0,7oC vào đầu thế kỷ 21;

1,6oC vào giữa thế kỷ 21 và 2,2oC vào cuối thế kỷ 21.

+ Kịch bản RCP 8.5: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm là 1,0oC vào đầu thế kỷ 21;

2,0oC vào giữa thế kỷ 21 và 3,7oC vào cuối thế kỷ 21.

Biến đổi nhiệt độ trung bình theo mùa của tỉnh Nghệ An so với thời kỳ cơ sở 1986-2005 theo các kịch bản:

Kịch bản RCP 4.5 Kịch bản RCP 8.5

2016-2035 2046-2065 2080-2099 2016-2035 2046-2065 2080-2099 Mùa đông 0,7oC 1,4oC 1,7oC 1,0oC 1,8oC 3,1oC Mùa xuân 0,7oC 1,4oC 2,1oC 1,0oC 1,9oC 3,4oC

41

Mùa hè 0,8oC 1,9oC 2,7oC 1,0oC 2,4oC 4,2oC Mùa thu 0,6oC 1,6oC 2,1oC 1,0oC 2,1oC 3,9oC

 Mƣa

Biến đổi lƣợng mƣa trung bình năm của tỉnh Nghệ An so với thời kỳ cơ sở 1986-2005 theo các kịch bản:

+ Kịch bản RCP 4.5: lƣợng mƣa tại tỉnh Nghệ An tăng trung bình khoảng 10,2% vào đầu thế kỷ 21; 16,8% vào giữa thế kỷ 21 và 18,1% vào cuối thế kỷ 21.

+ Kịch bản RCP 8.5: lƣợng mƣa tại tỉnh Nghệ An tăng trung bình khoảng 16,6% vào đầu thế kỷ 21; 21,6% vào giữa thế kỷ 21 và 26,4% vào cuối thế kỷ 21.

Biến đổi lƣợng mƣa trung bình theo mùa của tỉnh Nghệ An so với thời kỳ cơ sở 1986-2005 theo các kịch bản:

Kịch bản RCP 4.5 Kịch bản RCP 8.5

2016-2035 2046-2065 2080-2099 2016-2035 2046-2065 2080-2099

Mùa đông 12,8% 19,8% 10,1% 5,2% 23,1% 22,7%

Mùa xuân 2,9% 11,0% 17,6% 0,3% 10,9% 5,6%

Mùa hè 13,3% 5,2% 10,9% 31,4% 15,9% 23,9%

Mùa thu 10,9% 30,6% 26,5% 12,4% 32,8% 40,5%

 Nước biển dâng

Dự báo nước biển dâng cho dải ven biển Việt Nam theo các kịch bản:

+ Theo kịch bản RCP 4.5,vào giữa thế kỷ 21, trung bình nước biển dâng cho dải ven biển Việt Nam khoảng 22 cm(từ 14 cm ÷ 32 cm). Đến cuối thế kỷ 21 trung bình nước biển dâng trong khoảng 53 cm (từ 32 cm ÷ 76 cm).

+ Theo kịch bản RCP 8.5,vào giữa thế kỷ 21, trung bình nước biển dâng cho dải ven biển Việt Nam khoảng 25 cm (từ 17 cm ÷ 35 cm). Đến cuối thế kỷ 21 trung bình nước biển dâng trong khoảng 73 cm (từ 49 cm ÷ 103 cm).

Tỉnh Nghệ An nằm trong vùng biển từ Hòn Dấu tới Đèo Ngang . Dự báo nước biển dâng theo các kịch bản:

+ Theo kịch bản RCP 4.5, dự báo nước biển dâng 8 ÷ 18 cm vào năm 2030, 13 ÷ 31 cm vào năm 2050, 32 ÷ 75 cm vào năm 2100.

+ Theo kịch bản RCP 8.5, dự báo nước biển dâng 9 ÷ 18cm vào năm 2030, 17 ÷ 35cm vào năm 2050, 49 ÷ 101cm vào năm 2100.

Theo kết quả dự báo của đề tài [17], tại tỉnh Nghệ An có 04 huyện ven biển chịu ảnh hưởng của nước biển dâng, trong đó có TX. Cửa Lò chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Vào năm 2020 diện tích bị ảnh hưởng của nước biển dâng (NBD) đã chiếm 20,64% tổng diện tích tự nhiên của thị xã, đến năm 2100 tỷ lệ này là 64,39%.

42

Bảng 1.17. Diện tích ngập lụt vùng ven biển tỉnh Nghệ An

STT Huyện

Diện tích ngập lụt vào các năm 2020 – 2050 – 2100 (ha) 2020 % so

với DTTN

2050

% so với DTTN

2100

% so với DTTN

1 Diễn Châu 613,22 2,01 928,56 3,05

2 Quỳnh Lưu 73,00 0,12 2.685,60 4,42

3 Nghi Lộc 14,31 0,04 757,48 2,00

4 Cửa Lò 580,59 20,65 1.065,24 37,88 1.810,75 64,39 Cả tỉnh 581,26 0,04 1.765,78 0,11 6.182,40 0,37 - Huyện Diễn Châu có diện tích ngập vào năm 2050 là 613,22ha, đứng thứ 2 sau TX.

Cửa Lò nhƣng đến năm 2100 diện tích ngập chỉ tăng tới 928,56ha, trong khi đó huyện Quỳnh Lưu có diện tích ngập vào năm 2050 là 73ha thì đến năm 2100 diện tích ngập là 2685,6ha, lớn nhất trong 04 huyện chịu ảnh hưởng của NBD.

- Tổng diện tích chịu ảnh hưởng của NBD tỉnh Nghệ An vào năm 2020 là 581,25ha (chiếm 0,04%), đến năm 2050 là 1.765,78ha (chiếm 0,11%) và đến 2100 là 6.182,4ha (chiếm 0,37%).

1.3.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai tại tỉnh Nghệ An

Thiên tai và BĐKH đã có những tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh tế, các ngành, lĩnh vực văn hóa - xã hội của tỉnh Nghệ An. Một số hiện tƣợng thiên tai thường xảy ra trên địa bàn tỉnh bao gồm: bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét, mưa đá, lốc xoáy. Dưới đây là những thống kê về tình hình thiên tai và những thiệt hại ở tỉnh Nghệ An từ năm 2005 đến 2010:

Năm 2005: Có 6 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới gây ra, 7 đợt lũ trên các triền sông chính của tỉnh, đặc biệt cơn bão số 3, đã gây ra lũ lớn ở sông Nậm Mộ xảy ra lũ

quét ở huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Tân Kỳ. Bão số 6 và số 7 kết hợp với nước dâng do triều cường đã làm đứt hẳn nhiều đoạn đê Quỳnh Lộc, Diễn Bích, sạt lở nhiều tuyến đê biển từ Quỳnh Lưu đến Nghi Lộc. Thiệt hại do bão lụt năm 2005 làm chết 28 người, ngập 2.496 ngôi nhà, đổ trôi 98 nhà dân, 48 phòng học, làm ngập và hư hại 147 phòng học và trạm xá, ngập 32.765 ha lúa, 19.087ha hoa màu, trong đó ngập hỏng 7.000 ha, 1.736,90 ha ao nuôi trồng thuỷ sản, nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị hƣ hỏng nặng. Thiệt hại ƣớc tính 372,5 tỷ đồng.

Năm 2006: Bị ảnh hưởng bởi bão số 5 và số 6. Bão gây mưa lũ trên các triền sông. Làm chết 41 người, bị thương 2 người. Trong đó thiệt hại nghiêm trọng do lũ là làm chìm đò Chôm Lôm chết 19 em học sinh huyện Tương Dương. Tổng thiệt hại cả năm là 188 tỷ đồng.

Năm 2007: Do ảnh hưởng bão số 5, từ ngày 03 đến ngày 06/10/2007 trên địa

43

bàn Nghệ An có mƣa vừa đến mƣa to. Đặc biệt đêm ngày 03 và ngày 04/10 tại các huyện miền núi thuộc tuyến đường Quốc lộ 48 (Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn) có mưa hoàn lưu bão rất to trên 340mm. Đã xảy ra lũ quét ở xã Nậm Giải (Quế Phong), lũ đặc biệt lớn ở huyện Quỳ Châu, mực nước trên sông Hiếu tại Quỳ Châu lúc 4 giờ ngày 05/10/2007 là 80,19m (vƣợt 0,14 m so với lũ lịch sử năm 1988).

Trên sông Cả tại Đô Lương lúc 7 giờ ngày 07/10/2007 là 17,61m xấp xỉ mức báo động III, tại Nam Đàn lúc 8 giờ ngày 08/10 là 7,98m trên mức báo động III 0,08 m, làm cho nhiều vùng ven sông Hiếu, sông Con, sông Cả bị ngập nặng, nhiều tuyến đê cấp IV của huyện Thanh Chương, Nam Đàn bị tràn, tuyến đê Cát Văn bị vỡ 200m, Hồ Đồng Chè, Nghĩa Đàn bị vỡ và nhiều công trình hạ tầng kinh tế, xã hội khác bị hƣ hỏng.

Thiệt hại về kinh tế ƣớc tính 850 tỷ đồng.

Năm 2008: Đợt mƣa lũ cuối tháng 10, mƣa lớn gây ngập úng làm hƣ hỏng nhiều diện tích lúa mùa, hoa màu cây vụ đông, thiệt hại 416 tỷ đồng.

Năm 2009: Có 6 đợt lốc xoáy, mƣa đá, sét đánh và đợt mƣa lũ lớn tháng 9/2009 làm chết 25 người, bị thương 53 người, thiệt hại 444 tỷ đồng.

Năm 2010: Có 9 đợt lốc xoáy, mƣa đá, lũ quét và 1 cơn bão số 3, có 2 đợt lũ là từ 01 đến 05/10 và từ 14 đến 20/10, gây thiệt hại lớn. Trong đó, đợt bão số 3 có sức gió cấp 10, 11 giật cấp 12, gây mƣa lớn. Đợt lũ từ ngày 14 đến 20/10 làm ngập sâu vùng đồng bằng trong nhiều ngày. Riêng năm 2010 mƣa lũ trên diện rộng đã làm ngập 226 trường học với 3.296 phòng (chủ yếu các huyện vùng đồng bằng).

Năm 2011: Có 4 đợt lốc tố, mƣa đá, giông sét, lũ quét; cơn bão số 2, số 3 và một đợt mưa lũ từ ngày 8 đến ngày 21/9/2011. Thiên tai bão lụt đã làm chết 19 người, bị thương nặng 6 người. Thiệt hại về vật chất: ước tính 2.810,7 tỷ đồng.

Năm 2012: Tỉnh nghệ An chịu ảnh hưởng của 16 đợt lốc xoáy, mưa đá, giông sét, 01 cơn bão (Bão số 8) vào cuối tháng 9 và chịu ảnh hưởng 2 đợt mưa lớn, gây lũ

trên các triền sông. Lốc xoáy, mưa đá, giông sét, bão, mưa lũ đã làm chết 15 người, bị thương 8 người. Thiệt hại về vật chất, cơ sở hạ tầng: ước tính 1.048,8 tỷ đồng [18, 21].

Ngành du lịch của tỉnh Nghệ An là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai và BĐKH. Vì khí hậu là một loại tài nguyên du lịch, khí hậu ảnh hưởng đến việc xác định mùa du lịch. Các loại hình du lịch đều phụ thuộc trực tiếp vào thời tiết và khí hậu, những thay đổi khí hậu hiện tại và trong tương lai có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiềm năng phát triển của ngành du lịch. BĐKH tác động đến ngành du lịch qua các khía cạnh sau:

- Nước biển dâng sẽ có ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển. Một số bãi tắm bị đẩy sâu vào nội địa sẽ tác động đến khả năng khai thác.

- Sự rút ngắn mùa lạnh sẽ dẫn đến khả năng kéo dài mùa du lịch, nghỉ mát trên núi cũng nhƣ nghỉ dƣỡng và tắm biển.

44

- Tác động tiêu cực của BĐKH đến hoạt động giao thông vận tải, đến công trình xây dựng, trong đó có khách sạn, các cơ sở hạ tầng ở các khu hay tuyến du lịch. Sự gia tăng các tác động tiêu cực của BĐKH đến sức khỏe cộng đồng nhƣ tăng các dịch bệnh, tăng ô nhiễm không khí và nước, tăng các thiên tai có liên quan đến đời sống và sinh hoạt cũng sẽ dẫn đến giảm các hoạt động du lịch.

- Thay đổi các yếu tố khí hậu sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp du lịch thông qua việc tăng thiệt hại cơ sở hạ tầng, chi phí cao hơn điều hành (ví dụ nhƣ hệ thống, bảo hiểm, nước dự phòng và sơ tán), và gián đoạn kinh doanh.

- Những thay đổi về nguồn nước, mất đa dạng sinh học, giảm thẩm mỹ cảnh quan, sản xuất nông nghiệp bị biến đổi, tăng thiên tai, xói mòn bờ biển và ngập lụt, thiệt hại cho cơ sở hạ tầng và gia tăng bệnh tật sẽ ảnh hưởng đến du lịch mức độ khác nhau.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương ngành du lịch do tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh nghệ an (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)