Một số khái niệm

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương ngành du lịch do tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh nghệ an (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN BẰNG CHỈ SỐ TỔN THƯƠNG

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2.1.1. Một số khái niệm

2.1.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu và tính dễ bị tổn thương

● Biến đổi khí hậu

Theo IPCC (2007), biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí

hậu, có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn.

Nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là

sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu [11].

● Tính dễ bị tổn thươngdo tác động của BĐKH

Báo cáo về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2007 cho rằng [32]:“Tính dễ bị tổn thương (V) với BĐKH là mức độ mà một hệ thống không thể chịu được hoặc không có năng lực chống lại các tác động tiêu cực của BĐKH. Tính dễ bị tổn thương phụ thuộc vào mức độ phơi nhiễm (E), mức độ nhạy cảm (S) và năng lực thích ứng (AC) của hệ

thống đó đối với tác động của BĐKH”.

● Đánh giá tổn thương do BĐKH

Trong vài thập kỷ gần đây, nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đƣợc tập trung vào đánh giá tính dễ bị tổn thương của cả hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội hoặc của các ngành kinh tế, lĩnh vực xã hội riêng biệt do BĐKH và thiên tai tại các vùng lãnh thổ khác nhau.

Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH là đánh giá mức độ bị ảnh hưởng của một/các đối tượng (các khu vực lãnh thổ, nhóm người hoặc ngành kinh tế - xã hội) dưới tác động của BĐKH. Mức độ bị ảnh hưởng của một đối tượng không chỉ phụ thuộc vào bản chất của BĐKH mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của đối tượng đó. Lĩnh vực đánh giá tính dễ bị tổn thương ra đời để giải quyết nhu cầu định lƣợng hóa xem các cộng đồng sẽ thích ứng nhƣ thế nào với những thay đổi điều kiện môi trường.

46

Đánh giá tính dễ bị tổn thương có ý nghĩa quan trọng bởi vì nó là một trong những căn cứ hết sức cần thiết để xây dựng chính sách và các kế hoạch thích ứng cho các nhóm và các khu vực dễ bị tổn thương cụ thể, đồng thời nó cũng là căn cứ để thiết lập các cơ chế phản hồi nhằm giảm rủi ro của BĐKH [17].

● Thích ứng với biến đổi khí hậu : là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [1].

Thích ứng với BĐKH là một phần quan trọng trong công tác ứng phó với BĐKH và có thể giảm được tổn thất do BĐKH gây ra; Làm giảm tính dễ bị tổn thương do hiện tƣợng thời tiết cực đoan gây ra nhƣ bão, dông, hạn hán và lũ quét. Đồng thời góp phần quản lý đƣợc rủi ro và làm giảm tác động của BĐKH; Có thể tận dụng đƣợc những cơ hội thuận lợi do BĐKH mang đến. Nói cách khác, thích ứng chính là tìm phương thức phát triển bền vững dưới tác động của BĐKH.

Các kế hoạch thích ứng là các giải pháp góp phần nâng cao năng lực thích ứng của các cộng đồng và hoạt động kinh tế theo 3 định hướng sau: 1) Dự phòng: Các giải pháp nhằm chuẩn bị ứng phó với các rủi ro do BĐKH; 2) Bảo vệ: Các giải pháp nhằm tránh các rủi ro do BĐKH; 3) Tạo sức chống chịu: Các giải pháp thích ứng nhằm tăng sức chống chịu rủi ro của BĐKH.

Các giải pháp nâng cao năng lực thích ứng đƣợc đề xuất từ việc phân tích thực trạng năng lực thích ứng của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng nhƣ của cộng đồng, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH trong các hoạt động kinh tế - xã hội cũng như về phương diện thể chế và chính sách.

2.1.1.2. Một số khái niệm về du lịch a) Khái niệm về du lịch

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO):

“Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn; cũng nhƣ mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục không qua một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư” [41].

Luật Du lịch do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 đƣa ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [8].

47

b) Khách du lịch

Theo tổ chức Du lịch thế giới, khách du lịch là những người có các đặc trưng:

- Là người đi khỏi nơi cư trú của mình - Không theo đuổi mục đích kinh tế - Đi khỏi nơi cƣ trú từ 24 giờ trở lên

- Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm đến tùy theo quan niệm của từng nước [24].

Khách du lịch đƣợc phân chia làm 2 nhóm cơ bản: khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.

Tại hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch đƣợc tổ chức ở Roma (Ý) năm 1963, Ủy ban thống kê của Liên hợp quốc đƣa ra khái niệm khách du lịch quốc tế: là người thăm viếng một số nước khác ngoài nơi cư trú của mình với bất kỳ lí do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập từ nước được viếng thăm.

Tại hội thảo của Cục du lịch của chính phủ Canada cùng Hội liên hợp tổ chức du lịch chính phủ quốc tế vào năm 1957 và tại hội nghị của nhóm chuyên gia thống kê du lịch tổ chức ở Madrid năm 1958 đã quy định khách nội địa là: “Bất cứ ai cư trú ở một nước (không xét tới quốc tịch) tới một nơi nào đó ngoài nơi người đó cư trú ở nước đó để tiến hành du lịch không dưới 24 giờ hoặc không dưới một đêm thì người đó được gọi là khách nội địa” [6].

c) Tài nguyên du lịch

● Khái niệm về tài nguyên du lịch

Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005, khoản 4, điều 4, chương I: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch” [8].

● Đặc điểm của tài nguyên du lịch

- Tính phong phú và đa dạng: Đặc điểm này là cơ sở để tạo nên sự phong phú của sản phẩm du lịch, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

- Sự kết hợp giữa giá trị hữu hình và vô hình: Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị vật chất là phương tiện hữu hình, hình thành nên các sản phẩm du lịch, mà còn chứa đựng những giá trị vô hình. Giá trị này đƣợc thể hiện qua sự cảm nhận, cảm xúc tâm lý và sự thỏa mãn nhu cầu của du khách, đồng thời còn đƣợc thể hiện qua kênh thông tin mà khách du lịch nhận đƣợc về sản phẩm.

- Tính dễ khai thác: hầu hết các tài nguyên du lịch vốn đã có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người tạo nên. Do đó, chỉ cần đầu tư không lớn đã có thể tôn tạo, tăng thêm vẻ

48

đẹp và tạo ra điều kiện thuận lợi nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên này.

- Tính thời vụ: Thời gian có thể khai thác và thời điểm khai thác các loại tài nguyên thường không giống nhau và thay đổi trong năm tùy thuộc chủ yếu bởi yếu tố khí hậu và tập quán dân gian. Điều này đã chi phối và quyết định tính mùa trong du lịch.

- Tính bất biến về mặt lãnh thổ: đối với sản phẩm đƣợc tạo ra từ loại tài nguyên du lịch này thì du khách phải đến tận nơi để tận hưởng và thưởng thức; tạo nên lực hút cơ sở hạ tầng, dòng du lịch tập trung đến loại tài nguyên đó và là thế mạnh đặc trƣng của từng địa phương.

- Khả năng sử dụng nhiều lần: nếu tuân theo các quy luật tự nhiên, sử dụng hợp lý và áp dụng những biện pháp bảo vệ chung thì tài nguyên du lịch là một loại tài nguyên có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài [14].

● Phân loại tài nguyên du lịch

Tổ chức du lịch Thế giới (UNWTO,1997) đã xây dựng hệ thống phân loại tài nguyên du lịch thành 3 loại, 9 nhóm gồm: loại cung cấp tiềm tàng (gồm 3 nhóm: văn hóa kinh điển, tự nhiên kinh điển, vận động); loại cung cấp hiện đại (gồm 3 nhóm:

đường sá, thiết bị, hình tượng tổng thể) và loại tài nguyên kĩ thuật (gồm 3 nhóm tính năng: hoạt động du lịch, cách thức và tiềm lực khu vực).

Ở nước ta, cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tác giả Lê Thông và một số tác giả khác trong quá trình đánh giá tài nguyên du lịch Việt Nam đã phân chúng thành hai nhóm: 1) Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật; 2) Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: các di tích văn hóa lịch sử, các lễ hội, các đối tƣợng gắn với dân tộc học, các đối tƣợng văn hóa thể thao và hoạt động nhận thức khác [14].

c) Các loại hình du lịch

Có nhiều cách phân loại các loại hình du lịch tùy theo tiêu chí khác nhau, các chuyên gia du lịch Việt Nam thường phân chia theo các tiêu chí cơ bản sau [19]:

- Theo nhu cầu của khách: du lịch chữa bệnh, nghỉ ngơi, thể thao, văn hóa, công vụ, tôn giáo, thăm hỏi…

- Theo phạm vi lãnh thổ: du lịch nội địa, du lịch quốc tế.

- Theo vị trí địa lí các cơ sở du lịch: du lịch nghỉ biển, nghỉ núi.

- Theo việc sử dụng các phương tiện giao thông: du lịch xe đạp, máy bay, ô tô, tàu thủy, tàu hỏa.

- Theo thời gian của cuộc hành trình: du lịch ngắn ngày, dài ngày.

- Theo lứa tuổi: du lịch thanh niên, thiếu niên, gia đình.

- Theo hình thức tổ chức: du lịch có tổ chức, cá nhân [14].

49

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương ngành du lịch do tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh nghệ an (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)