CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN
3.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG TỔNG HỢP
3.2.2. Mức độ tổn thương tổng hợp
Như đã trình bày trong phần lý thuyết đánh giá mức độ tổn thương đối với ngành du lịch được đánh giá bằng chỉ số tổn thương tổng hợp V. Chỉ số V được tính toán bằng cách tích hợp giá trị của các chỉ số biến thành phần (E, S, AC). Giá trị chỉ số V đƣợc chia thành 3 cấp: 1) Giá trị V trong khoảng 0,0-0,35 tương ứng với mức độ tổn thương thấp;
2) Giá trị V trong khoảng 0,36-0,7 tương ứng với mức độ tổn thương trung bình; 3) Giá trị V trong khoảng 0,71-1,0 tương ứng với mức độ tổn thương cao.
Kết quả tính toán chỉ số tổn thương tổng hợp V và kết quả đánh giá mức độ tổn thương của ngành du lịch theo các huyện của tỉnh Nghệ An được trình bày trong bảng 3.11.
Bảng 3.11. Kết quả tính toán và mức đô ̣ tổn thương đối với ngành du lịch của các huyê ̣n ta ̣i tỉnh Nghệ An
Tỉnh Huyện
Độ phơi nhiễm
(E)
Độ nhạy
(S)
Năng lƣ̣c thích ứng
(AC)
Chỉ số tổn thương
(V)
Đánh giá mức độ tổn
thương
1 TP. Vinh 0,57 0,79 0,82 0,51 Trung bình
2 TX. Cửa Lò 0,64 0,82 0,82 0,54 Trung bình
3 TX. Thái Hòa 0,35 0,04 0,55 0,27 Thấp
4 H. Anh Sơn 0,38 0,08 0,26 0,40 Trung bình
5 H. Con Cuông 0,25 0,20 0,18 0,42 Trung bình
6 H. Diễn Châu 0,64 0,21 0,46 0,46 Trung bình
7 H. Đô Lương 0,43 0,07 0,31 0,40 Trung bình
8 H. Hƣng Nguyên 0,45 0,17 0,30 0,44 Trung bình
9 H. Quỳ Châu 0,26 0,16 0,30 0,37 Trung bình
10 H. Kỳ Sơn 0,20 0,04 0,26 0,33 Thấp
11 H. Nam Đàn 0,41 0,36 0,34 0,48 Trung bình
12 H. Nghi Lộc 0,57 0,15 0,57 0,38 Trung bình
13 H. Nghĩa Đàn 0,34 0,01 0,35 0,33 Thấp
14 H. Quế Phong 0,28 0,19 0,33 0,38 Trung bình
15 H. Quỳ Hợp 0,32 0,07 0,34 0,35 Trung bình
16 H. Quỳnh Lưu 0,63 0,32 0,63 0,44 Trung bình
17 H. Tân Kỳ 0,31 0,04 0,22 0,38 Trung bình
18 H. Thanh Chương 0,39 0,26 0,32 0,44 Trung bình
19 H. Tương Dương 0,27 0,10 0,35 0,34 Thấp
20 H. Yên Thành 0,36 0,12 0,36 0,38 Trung bình
Max 0,64 0,82 0,82 0,54 Trung bình
Min 0,20 0,01 0,18 0,27 Thấp
Phân tích số liệu bảng 3.11 cho thấy:
80
Giá trị chỉ số tổn thương V của các huyện của tỉnh Nghệ An dao động trong khoảng từ 0,27-0,54. Giá trị V cao nhất quan sát thấy ở thị xã Cửa Lò, thấp nhất ở thị xã Thái Hòa.
● Mức độ tổn thươngtrung bình: trên phạm vi toàn tỉnhcó 16 huyện trên tổng số 20 huyện (chiếm 80% số huyện của tỉnh) có giá trị chỉ số V nằm trong thang từ 0,36-0,70, thể hiện mức độ tổn thương của ngành du lịch ở mức trung bình. Tuy nhiên, trong số các huyện này, có TX. Cửa Lò, TP. Vinh là2 trung tâm du lịch lớn của tỉnh có chỉ số tổn thương tổng hợp cao hơn hẳn các huyện khác, trong đó: TX. Cửa Lò: 0,54, TP. Vinh:
0,51. Điều này chứng tỏ tại 2 trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh BĐKH đã gây tổn thương khá lớn đến ngành du lịch, mặc dù tại đây năng lực thích ứng với BĐKH của ngành du lịch đƣợc đánh giá cao hơn nhiều so với các huyện khác.
1) Thị xã Cửa Lò: là huyện có mức độ tổn thương đối với ngành du lịch cao nhất trên địa bàn toàn tỉnh với giá trị V đạt 0,54.
Như đã trình bày trong phần lý thuyết, chỉ số tổn thương tổng hợp V là sự tích hợp 3 chỉ số thành phần E, S, AC với mối quan hệ giữa các chỉ số tổn thương thành phần và chỉ số tổn thương tổng hợp như sau: Chỉ số E và chỉ số S có giá trị càng cao thì chỉ số V càng cao, ngƣợc lại chỉ số AC càng cao thì chỉ số V sẽ có giá trị thấp hơn.
Phân tích cụ thể tại TX. Cửa Lò có thể nhận xét rằng:
- Chỉ số E có giá trị 0,64, thể hiện mức độ phơi nhiễm ở mức trung bình. Tuy nhiên, giá trị của chỉ số E tại TX. Cửa Lò cao hơn so với chỉ số E các huyện khác, kể cả các huyện ven biển liền kề (trừ Diễn Châu). Điều này thể hiện đúng vai trò của các chỉ thị phơi nhiễm đã tác động lớn đến tính dễ bị tổn thương đối với ngành du lịch tại TX. Cửa Lò.
- Chỉ số S có giá trị 0,82, thể hiện mức độ nhạy cảm ở mức cao. Điều này phù hợp với thực tế là tại Cửa Lò các chỉ thị nhạy cảm với BĐKH nhƣ du lịch tắm biển và nghỉ dƣỡng rất phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch và các dịch vụ du lịch với nhiều khách sạn, nhà hàng... đƣợc đầu tƣ xây dựng hiện đại, thu hút lƣợng khách du lịch hàng năm rất lớn đến tắm biển, nghỉ dƣỡng và tham quan.
- Chỉ số AC có giá trị 0,82, thể hiện năng lực thích ứng cao. Sở dĩ năng lực thích ứng trước tác động của BĐKH và thiên tai của ngành du lịch TX. Cửa Lò cao bởi vì TX. Cửa Lò là đô thị du lịch trọng điểm của tỉnh nên năng lực thích ứng của ngành du lịch đƣợc chú trọng đầu tƣ xây dựng, cụ thể: cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ nhiều, hệ thống giao thông đi lại thuận tiện, tỷ lệ lao động có việc làm cao, nguồn ngân sách dành cho việc ứng phó với BĐKH
81
lớn và người dân địa phương được tập huấn khá tốt về phòng tránh thiên tai....
Như vậy, xét về quan hệ giữa các thành phần tổn thương tại TX. Cửa Lò có thể thấy rằng: mức độ phơi nhiễm đƣợc đánh giá ở mức trung bình và mức độ nhạy cảm đƣợc đánh giá ở mức cao nhƣng do năng lực thích ứng của ngành du lịch tại TX. Cửa Lò
rất cao nên mức độ tổn thương tổng hợp của ngành du lịch chỉ đạt ở mức trung bình.
2) Thành phố Vinh:có chỉ số độ tổn thương đối với ngành du lịch đạt giá trị 0,51
- Mức độ phơi nhiễm trung bình, đạt giá trị 0,57: cũng nhƣ TX. Cửa Lò, TP. Vinh nằm ở gần biển nên cũng hứng chịu nhiều thiên tai, vì vậy mức độ phơi nhiễm trước BĐKH của ngành du lịch cao hơn so với các khu vực khác.
- Mức độ nhạy cảm cao, đạt giá trị 0,79: TP Vinh là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh Nghệ An và là một điểm đến quan trọng trong tour du lịch con đường di sản miền Trung. Thành phố có nhiều di tích, danh thắng, phát triển thương mại, dịch vụ, sầm uất, giao thông thuận tiện... Chính những điểm này đã làm cho mức độ nhạy cảm của nganh du lịch ở TP. Vinh trước BĐKH và thiên tai đạt mức cao.
- Năng lực thích ứng cao, đạt giá trị 0,82: Vì TP. Vinh là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Nghệ An nên tỉnh đã chú trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng đồng bộ, bao gồm cả các cơ sở hạ tầng du lịch. Bên cạnh đó, trình độ dân trí cũng như thu nhập của người dân ở mức cao và người dân thường xuyên được tập huấn về phòng tránh thiên tai, ứng phó với BĐKH.
Tóm lại, mặc dù mức độ phơi nhiễm đối với ngành du lịch ở mức trung bình và mức độ nhạy cảm đạt ở mức cao nhưng mức độ tổn thương của TP. Vinh chỉ ở mức trung bình vì năng lực thích ứng đối với ngành du lịch của thành phố rất cao, cao nhất so với tất cả huyện, thị của tỉnh Nghệ An.
● Mức độ tổn thương thấp: trên phạm vi toàn tỉnh có 4 huyện trong tổng số 20 huyện (chiếm 20% của tỉnh) đạt giá trị chỉ số V trong khoảng 0,0-0,35. Đó là các huyện: TX.
Thái Hòa: 0,27, H. Kỳ Sơn: 0,33, H. Nghĩa Đàn: 0,33, H. Tương Dương: 0,34.
- TX. Thái Hòa và H. Nghĩa Đàn
Thị xã Thái Hòa đƣợc thành lập theo nghị định 164/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ Việt Nam trên cơ sở tách thị trấn Thái Hòa và 7 xã: Nghĩa Quang, Nghĩa Hòa, Nghĩa Tiến, Nghĩa Mỹ, Tây Hiếu, Đông Hiếu, Nghĩa Thuận thuộc huyện Nghĩa Đàn, với diện tích khoảng 135 km², dân số khoảng 66.000 người. Vì vậy, có những tiềm năng du lịch trước kia thuộc huyện Nghĩa Đàn như khu di tích Làng Vạc,
82
nay thuộc thị xã Thái Hòa. Làng Vạc là một di tích khảo cổ thuộc nền Văn hóa Đông Sơn đƣợc phát hiện từ năm 1972. Tính đến nay đã 43 năm, gần nửa thế kỷ. Di tích khảo cổ học Làng Vạc đã đƣợc vinh danh là di tích lịch sử cấp Quốc gia và Lễ hội Làng Vạc mỗi năm tổ chức một lần thu hút dân cƣ quanh vùng.
Mức độ tổn thương của TX. Thái Hòa và H. Nghĩa Đàn đều được đánh giá ở mức thấp. Mặc dù mức độ phơi nhiễm và mức độ nhạy cảm của 2 địa phương này đều ở mức thấp nhƣng năng lực thích ứng của ngành du lịch ở TX. Thái Hòa đƣợc đánh giá ở mức trung bình trong khi năng lực thích ứng của H. Nghĩa Đàn chỉ ở mức thấp nên mức độ tổn thương của ngành du lịch tại H. Nghĩa Đàn được đánh giá cao hơn so với TX. Thái Hòa.
- H. Kỳ Sơn và H. Tương Dương
Đây là 2 huyện miền núi phía Tây xa nhất của tỉnh Nghệ An, là vùng ít chịu ảnh hưởng của bão, mưa lớn, lũ lụt nhưng chịu ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ, nắng nóng, hạn hán… Mặt khác, do nằm trong khu dữ trự sinh quyển miền Tây Nghệ An nên 2 huyện này có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Tuy nhiên, đây là những huyện nghèo của tỉnh, trình độ dân trí, thu nhập của người dân còn thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cũng nhƣ cơ sở hạ tầng du lịchcòn kém phát triển nên năng lực thích ứng của ngành du lịch đƣợc đánh giá ở mức thấp. Nhƣ vậy, mặc dù năng lực thích ứng của ngành du lịch tại 2 địa phương này thấp nhưng do mức độ phơi nhiễm và mức độ nhạy cảm của ngành du lịch cũng thấp nên mức độ tổn thương tổng hợp của ngành du lịch tại đây được đánh giá ở mức thấp.
Tóm lại, tại các huyện ven biển tác động của BĐKH và thiên tai thể hiện mạnh mẽ hơn nhiều so với các huyện ở vùng đồi núi cách xa biển. Tuy nhiên, do năng lực thích ứng của ngành du lịch ở các huyện ven biển cao nên đã giảm bớt mức độ tổn thương. Ngược lại, tại các huyện ở vùng đồi núi xa biển mặc dù tác động của BĐKH và thiên tai ở mức độ thấp hơn so với các huyện ven biển nhƣng do năng lực thích ứng của ngành du lịch trước những tác động của BĐKH thấp nên mức độ tổn thương do BĐKH và thiên tai đã tăng lên.
Mức độ tổn thương của ngành du lịch theo quy mô toàn tỉnh được đánh giá theo chỉ số tổn thương V cấp tỉnh, được tính bằng trung bình các giá trị chỉ số tổn thương của các huyện. Kết quả tính toán cho thấy chỉ số tổn thương của ngành du lịch của tỉnh Nghệ An có giá trị 0,4, thể hiện mức độ tổn thương trung bình.
Từ những phân tích nêu trên, có thể nhận thấy rằng mức độ tổn thương của ngành
83
du lịch phụ thuộc đáng kể vào năng lực thích ứng của ngành du lịch kể cả ở quy mô cấp huyện cũng nhƣ quy mô toàn tỉnh Nghệ An.
Hình 3.4. Bản đồ Mức độ tổn thương ngành du lịch tỉnh Nghệ An